Tag

Quốc hội với chống tham nhũng chính sách

Thời sự 05/11/2021 09:00
aa
Tại hội nghị triển khai kết luận của Bộ Chính trị về định hướng chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội Khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh 2 yêu cầu. Thứ nhất, pháp luật phải kịp thời, phải cập nhật với đời sống kinh tế - xã hội, và do đó đòi hỏi tốc độ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cần nhanh hơn. Thứ hai, phải chống được lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong xây dựng chính sách, pháp luật, đồng nghĩa với phải chống được việc cài cắm, trục lợi từ chính sách.

Hai yêu cầu xác đáng này đặt ra cho Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội những bài toán khó nhưng phải giải được và giải nhanh. Và lời giải có thể đến từ việc thay đổi cách tiếp cận, thay đổi cách làm, từ xây dựng luật, nghị quyết đến việc giám sát thực thi chính sách và pháp luật.

Trước hết, phải nói rằng, Quốc hội “quyết” về chính sách, nhưng bước xây dựng và soạn thảo các văn bản quy phạm là nhiệm vụ của cơ quan hành pháp, trực tiếp là Chính phủ và các bộ chuyên ngành. “Cài cắm” chính sách để có những lợi ích riêng cho các nhóm thường sẽ được “khéo léo” đưa vào trong tiến trình dự thảo. Vai trò nhận diện, phát hiện các “cài cắm” từ những Ủy ban chuyên môn của Quốc hội trong quá trình thẩm tra là đặc biệt quan trọng. Trong công việc này, Quốc hội cũng như các Ủy ban chuyên môn không đơn độc mà có những “trợ thủ” hỗ trợ. Chất xám, năng lực chuyên môn đó có thể đến từ nguồn tham vấn ý kiến chuyên gia độc lập; tham vấn ý kiến từ các nhóm doanh nghiệp, tổ chức xã hội.

“Trên thảm, dưới đinh”; “trên mở, dưới đóng” là thực tế được phản ánh lâu nay từ người dân, doanh nghiệp. Hai loại “đinh” phổ biến nhất là các quyền phân bổ nguồn lực (tạo ra xin - cho) và các loại giấy phép được “cài” vào văn bản. Từ góc độ chuyên môn, phát hiện các loại “đinh” này không quá khó. Các chuyên gia độc lập, các doanh nghiệp có thể dễ dàng đánh giá tính hợp lý (cần thiết hay không cần thiết phải cấp phép); tính công bằng, “trong sáng” (có thể ưu ái nhóm này thay vì nhóm khác) của các loại giấy phép. Nếu trong quá trình thẩm tra, các Ủy ban của Quốc hội chủ động, tích cực, cầu thị mời các chuyên gia, hiệp hội tham vấn chuyên sâu thì các nhóm này có thể chỉ ra những nơi, những chỗ “có vấn đề” để ngăn chặn. Công nghệ số cung cấp cho Quốc hội công cụ cần thiết và dễ dàng tiếp cận các nhóm chuyên gia, doanh nghiệp, tổ chức xã hội mà không bị giới hạn về địa lý. Thông qua công cụ họp trực tuyến - vốn đã có sẵn khi Quốc hội “làm” Quốc hội điện tử, đại biểu Quốc hội và các Ủy ban có thể tiếp cận không hạn chế đến nguồn chất xám quý báu này. Như vậy, “lời giải” này đã có sẵn trong “túi” các Ủy ban chuyên môn của Quốc hội.

Tính kịp thời, cập nhật của văn bản quy phạm là bài toán khó hơn, đòi hỏi nỗ lực và sự thay đổi lớn trong tư duy xây dựng chính sách. Trước thực tiễn thay đổi quá nhanh, đặc biệt là trong thời đại số hóa, các luật, đạo luật không nên tiếp cận theo cách xử lý vấn đề lớn; nhiều chính sách, nhiều vấn đề cùng lúc đặt ra và xử lý trong cùng một văn bản. Cần chấp nhận sửa nhanh, làm mới nhanh các vấn đề thay vì chờ đợi rà soát toàn diện, rồi mới đưa vào chương trình và tốn mất vài năm để kết thúc được một công việc lớn.

Cùng với đó, Quốc hội cần ưu tiên nhiều để xử lý các vấn đề chính sách trong các nghị quyết, tức đồng nghĩa cần “làm” nghị quyết nhiều hơn. Đơn cử, các thử nghiệm pháp lý - hay “sandbox”, để điều chỉnh tạm thời các vấn đề mới, chưa có tiền lệ, chưa có giải pháp chính sách - pháp lý rõ ràng có thể được ban hành trong nghị quyết. Nghị quyết sẽ rút ngắn được thời gian, tạo ra một “bước đệm” trong lúc chờ văn bản ở tầm mức quy phạm pháp luật, vốn yêu cầu quy trình, thủ tục xây dựng và ban hành kéo dài.

Thời đại số với tốc độ thay đổi chóng mặt của công nghệ, nhiều vấn đề rất mới không chỉ với Việt Nam mà với cả thế giới. Trước khi tiến tới đáp án đúng, “thử, và sai” - thông qua thử nghiệm pháp lý là cần thiết. Để đáp ứng yêu cầu người đứng đầu Quốc hội đặt ra, không thể không đổi mới tư duy và cách làm. Bài toán khó nhưng lời giải vẫn trong tầm tay của Quốc hội và các Ủy ban chuyên môn.

Nguyễn Quang Đồng - Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển truyền thông

Nguồn: Báo ĐBND

Đọc thêm

Quận Đống Đa đoạt giải Nhất tìm hiểu Luật dân chủ ở cơ sở Tin tức

Quận Đống Đa đoạt giải Nhất tìm hiểu Luật dân chủ ở cơ sở

TTTĐ - Sáng 22/11, Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Chung khảo Cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024.
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Malaysia Tiêu điểm

Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, chiều 21/11, hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Hà Nội còn 526 phường, xã, thị trấn sau sắp xếp Tin tức

Hà Nội còn 526 phường, xã, thị trấn sau sắp xếp

TTTĐ - Ngày 21/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1286/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội giai đoạn 2023-2025.
Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm nội dung mới Tin Y tế

Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm nội dung mới

TTTĐ - Chiều 21/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng Tin tức

Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù cho Huế để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố và Trung ương cho đầu tư phát triển.
Thành lập thành phố Huế là nhiệm vụ chính trị chung của cả nước Tin tức

Thành lập thành phố Huế là nhiệm vụ chính trị chung của cả nước

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương được thực hiện gắn kết, đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong yêu cầu nhiệm vụ chính trị chung của cả nước.
Tạo nguồn hứng khởi cho các địa phương triển khai Đề án 06 Tin tức

Tạo nguồn hứng khởi cho các địa phương triển khai Đề án 06

TTTĐ - Kết quả triển khai Đề án 06 của Hà Nội góp phần đặc biệt quan trọng trong dẫn dắt, tạo nguồn hứng khởi cho địa phương khác triển khai Đề án...
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim Tiêu điểm

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim

Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Anwar Ibrahim chia sẻ quan điểm chung về việc tăng cường kết nối kinh tế hướng tới phát triển bền vững, tạo thêm nguồn lực cho giai đoạn phát triển mới của cả hai nước.
BIGO GALA 2024 - sự kiện thường niên tôn vinh các Idol và cộng đồng tại Việt Nam Âm nhạc

BIGO GALA 2024 - sự kiện thường niên tôn vinh các Idol và cộng đồng tại Việt Nam

TTTĐ - Bigo Live, nền tảng phát hình trực tiếp (livestream) hàng đầu thế giới, sẽ tổ chức chương trình BIGO Gala Vietnam 2024, sự kiện cộng đồng Bigo Live lớn nhất tại Việt Nam trong năm. Sự kiện thường niên này sẽ vinh danh hơn 50 nhà phát sóng (broadcaster) và người tiên phong tại Việt Nam, những người đã đẩy mạnh tinh thần đổi mới và đam mê trong sáng tạo nội dung trên nền tảng. Đây chính là nguồn cảm hứng cho các nhà phát sóng và người xem ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, khuyến khích họ theo đuổi ước mơ và vượt qua giới hạn để trở thành những nghệ sĩ giải trí toàn cầu.
Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước Tin tức

Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

TTTĐ - Các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đã diễn ra thành công tốt đẹp, trang trọng, ý nghĩa, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Thủ đô và đất nước.
Xem thêm