Tag

Rộn ràng Trung thu truyền thống tại phố cổ Hà Nội

Văn hóa 19/09/2023 12:30
aa
TTTĐ - Trải nghiệm không gian Tết Trung thu truyền thống tại phố cổ Hà Nội, tự tay làm những con giống bột, tò he và những chiếc bánh ngọt ngào cũng như tham gia vào các trò chơi hấp dẫn, người Hà Nội được đón một mùa trăng tháng 8 rộn ràng hơn, ý nghĩa hơn.
Trung thu sớm: Giới trẻ check-in chật cứng phố Hàng Mã Nét truyền thống đèn Trung thu đầu thế kỷ XX Bữa "tiệc sách" Trung thu cho thiếu nhi Hà thành

Phát huy truyền thống tại không gian di sản

Chuỗi hoạt động trưng bày, xưởng trải nghiệm tại các điểm di sản trong khu Phố cổ Hà Nội và không gian bích họa phố Phùng Hưng do Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với các nghệ nhân, thợ thủ công tổ chức nhân dịp Tết Trung thu truyền thống năm 2023. Sự kiện diễn ra từ ngày 22/9 đến ngày 29/9.

Khai mạc lúc 9h00 ngày 22/9 tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ Hà Nội (phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), các hoạt động này nhằm giới thiệu văn hoá truyền thống, thúc đẩy phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh khu phố cổ Hà Nội nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung.

Với nhiều hoạt động trải nghiệm đa dạng, Ban Tổ chức mong muốn góp phần đẩy mạnh hoạt động giáo dục di sản của Thủ đô, nâng cao ý thức bảo tồn, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống, phát triển hệ sinh thái giáo dục sáng tạo trong cộng đồng, hướng tới hình thành thế hệ công dân hiểu biết về văn hóa di sản và có sức sáng tạo trên nền tảng đó.

Nhiều hoạt động đón Tết Trung thu hấp dẫn được tổ chức tại Phố cổ Hà Nội
Nhiều hoạt động đón Tết Trung thu hấp dẫn được tổ chức tại phố cổ Hà Nội

Tại không gian Tết Trung thu truyền thống tại các điểm di sản trong khu phố cổ Hà Nội, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước giới thiệu bộ ảnh và tư liệu chủ đề “Trở về Trung thu xưa”.

Ban Tổ chức trưng bày gần 80 tài liệu, tư liệu hình ảnh được trưng bày và sử dụng trong không gian tầng 1 của trung tâm sẽ đưa công chúng quay ngược thời gian để tìm hiểu những nghi lễ Tết Trung thu chốn Hoàng cung, không khí rộn ràng tiếng trống, rực rỡ đèn lồng, đèn ông sao, đèn con thỏ… của tết Trung thu trên phố phường Hà Nội xưa.

Tại đây cũng giới thiệu không gian sắp đặt vui Tết Trung thu cho trẻ em qua các sản phẩm đồ chơi trung thu truyền thống.

Rộn ràng Trung thu truyền thống tại phố cổ Hà Nội

Ngôi nhà Di sản (số 87 phố Mã Mây, phường Hàng Buồm) là nơi giới thiệu không gian gia đình Hà Nội đón Tết Trung thu.

Đối với người Việt Nam, Tết Trung thu là một dịp quan trọng và có từ ngàn năm nay. Đây là thời gian mặt trăng tròn nhất, sáng nhất, cũng là thời gian thu hoạch xong mùa vụ và người dân bắt đầu tổ chức những lễ hội, mà tiêu biểu trong đó là lễ hội trăng rằm diễn ra vào ngày 15 của tháng 8 Âm lịch hằng năm.

Trong dịp này, các gia đình cùng quây quần, vui vẻ sau thời gian lao động vất vả. Tục phá cỗ, trông trăng cũng thể hiện sự quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ em cả về vật chất lẫn tinh thần một cách cụ thể, tinh tế, sinh động và độc đáo của người Việt Nam.

Tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật - 22 Hàng Buồm, phường Hàng Buồm, các nghệ nhân sẽ biểu diễn rối cạn Tế Tiêu, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Rộn ràng Trung thu truyền thống tại phố cổ Hà Nội
Nghệ nhân Đặng Văn Hậu hướng dẫn các em nhỏ nặn tò he

Hòa vào không khí mùa trăng tháng 8

Bên cạnh đó, đến với phố cổ những ngày này, du khách sẽ được tham gia các hoạt động trải nghiệm giới thiệu và hướng dẫn cách làm đồ chơi truyền thống

Ông cha ta quan niệm trò chơi và đồ chơi không đơn thuần để giải trí mà còn là công cụ giáo dục, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ. Những món đồ chơi Trung thu truyền thống Việt Nam như ông tiến sĩ giấy, ông đánh gậy, mặt nạ giấy bồi, đèn ông sao, con giống bột … là lời nhắn nhủ, gửi gắm mong muốn của cha ông với thế hệ trẻ về tinh thần hiếu học, khuyến khích sự học, sự sáng tạo.

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội duy trì phối hợp với các nghệ nhân, thợ thủ công tới từ các làng nghề lân cận Hà Nội giới thiệu và hướng dẫn cách làm đồ chơi truyền thống tại khu phố cổ nhân dịp Tết Trung thu.

Đó là hoạt động trải nghiệm làm con giống bột với nghệ nhân Đặng Văn Hậu (làng Xuân La, Phú Xuyên, Hà Nội); Hoạt động trải nghiệm làm đèn ông sao truyền thống “Lồng đèn đón trăng” với nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến (xã Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội); Không gian trải nghiệm làm các sản phẩm đồ chơi Trung thu truyền thống: Mặt nạ bồi, làm và trang trí diều giấy, chơi trò chơi Trí Uẩn; Giới thiệu và hướng dẫn làm bánh Trung thu truyền thống...

Rộn ràng Trung thu truyền thống tại phố cổ Hà Nội

Tại không gian bích họa phố Phùng Hưng, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nhằm đem đến cho các cháu thiếu nhi một không gian vui chơi bổ ích và cơ hội tìm hiểu về các giá trị văn hóa truyền thống, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức không gian tương tác với đa dạng các hoạt động.

Đó là phối hợp với nghệ nhân, thợ thủ công của các làng nghề lân cận Hà Nội tham gia trưng bày, trình diễn giới thiệu các sản phẩm đồ chơi truyền thống dịp Tết Trung thu: Đèn ông sao, ông tiến sĩ, ông đánh gậy - thợ thủ công thôn Hậu Ái, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức; Đèn kéo quân - nghệ nhân thôn Đàn Viên, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai; Mặt nạ giấy bồi - thợ thủ công làng Hảo, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên; Chuồn chuồn tre - thợ thủ công xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất...

Không gian tương tác, hướng dẫn các trò chơi dân gian: Ô ăn quan, cướp cờ, đánh truyền, kéo co, bịt mắt bắt dê, cà kheo, múa sạp, nhảy bao bố, nhảy lò cò và các hoạt động khác như: Biểu diễn rối cạn Tế Tiêu; Trình diễn thời trang trẻ em - Hội Thiết kế thời trang Hà Nội; Chương trình âm nhạc thiếu nhi cũng sẽ là nơi để người Hà Nội và du khách thưởng thức trọn vẹn một Tết Trung thu vui vẻ, ý nghĩa.

Đọc thêm

Đặc sắc chương trình chính luận nghệ thuật “Ánh sao người lính” năm 2024 Nghệ thuật

Đặc sắc chương trình chính luận nghệ thuật “Ánh sao người lính” năm 2024

TTTĐ - Vào 20h00 ngày 1/12 tại Trường quay S1, Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội (Số 165 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội), Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản và Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam đồng chủ trì tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Ánh sao người lính” năm 2024 (năm thứ I).
Tôn vinh những tác giả, dịch giả và những tác phẩm tiêu biểu Văn học

Tôn vinh những tác giả, dịch giả và những tác phẩm tiêu biểu

TTTĐ - Phát biểu tại Lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh: "Giải thưởng sách Quốc gia lần thứ VII được thực hiện với nhiều đổi mới, sáng tạo, nhằm mục tiêu cao nhất là thể hiện tình yêu sách, sự trân trọng, tôn vinh và tri ân những tác giả, dịch giả và những tác phẩm tiêu biểu".
Trao Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật lần thứ XXIV, năm 2024 Văn học

Trao Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật lần thứ XXIV, năm 2024

TTTĐ - Ngày 29/11, nhân dịp kỷ niệm 139 năm ngày mất của danh nhân Phạm Thận Duật, nhà sử học, nhà văn hóa, nghĩa sĩ yêu nước, người góp phần khởi động Phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp xâm lược vào cuối thế kỷ XIX, tại Trung tâm Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật phối hợp cùng Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm và trao Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật lần thứ XXIV.
Hoài niệm thu Hà Nội với những dấu ấn thời gian Văn học

Hoài niệm thu Hà Nội với những dấu ấn thời gian

TTTĐ - "Ngày tôi về Hà Nội" của nhà thơ Hoàng Hạnh là tác phẩm đậm chất thi ca về mùa thu Hà Nội, với những hình ảnh tinh tế, xúc cảm sâu sắc.
"Chuyện cây thông non" đặc biệt mùa Giáng sinh Văn học

"Chuyện cây thông non" đặc biệt mùa Giáng sinh

TTTĐ - “Chuyện cây thông non” - một trong những ngụ ngôn ý nghĩa nhất của văn hào Hans Christian Andersen về Giáng sinh đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt.
Bảo tồn giá trị di sản văn hóa khu phố cổ Hà Nội Văn hóa

Bảo tồn giá trị di sản văn hóa khu phố cổ Hà Nội

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia và 20 năm hoạt động không gian đi bộ vào 19h30 ngày 30/11, tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật, số 22 phố Hàng Buồm.
Bí thư Tỉnh ủy Long An dự triển lãm “Long An quê hương tôi” Nghệ thuật

Bí thư Tỉnh ủy Long An dự triển lãm “Long An quê hương tôi”

TTTĐ - Chiều 28/11, đồng chí Nguyễn Văn Được, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đến tham quan triển lãm ảnh với chủ đề “Long An quê hương tôi” tại Khu Trung tâm chính trị - hành chính tỉnh TP Tân An.
“Đêm trắng” - kiệt tác kịch chính luận tái ngộ khán giả Thủ đô Nghệ thuật

“Đêm trắng” - kiệt tác kịch chính luận tái ngộ khán giả Thủ đô

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 72 năm thành lập Nhà hát Kịch Việt Nam (12/1952 - 12/2024), vở chính kịch kinh điển “Đêm trắng” được tái dựng và công diễn, mang đến cho khán giả Thủ đô cơ hội sống lại những khoảnh khắc lịch sử qua một tác phẩm đầy sức nặng nghệ thuật. Được dẫn dắt bởi NSND Xuân Bắc, đây không chỉ là sự kiện sân khấu đặc biệt mà còn là lời tri ân sâu sắc tới hành trình phát triển đầy tự hào của nền kịch nói Việt Nam.
Nghệ thuật bài chòi Quảng Nam được trình diễn tại Festival "Về miền ví, giặm" Nghệ thuật

Nghệ thuật bài chòi Quảng Nam được trình diễn tại Festival "Về miền ví, giặm"

TTTĐ - Từ ngày 27 đến 30/11 sẽ diễn ra Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” tại TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh). Đây là sự kiện văn hóa lớn, đánh dấu 10 năm Dân ca ví, giặm được UNESCO công nhận (2014 - 2024).
Chàng nghệ sĩ trẻ Hà Nội gây ấn tượng với triển lãm "Tây Park" Nghệ thuật

Chàng nghệ sĩ trẻ Hà Nội gây ấn tượng với triển lãm "Tây Park"

TTTĐ - Tối 26/11, tại Area 75 Art & Auction (75 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đạo diễn Nguyễn Thanh Tuấn đã tổ chức khai mạc triển lãm thị giác "Tây Park". Hoạt động được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh tại Tây Bắc của chàng nghệ sĩ trẻ người Hà Nội.
Xem thêm