Tag

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng phó với sự cố thiên tai

Môi trường 08/10/2020 17:56
aa
TTTĐ - Sáng nay (8/10), Đoàn công tác của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với mưa lũ kéo dài tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Miền Trung chuẩn bị đón 2 đợt mưa lớn, nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất Các tỉnh khu vực miền Trung lên phương án sẵn sàng phương án "sống chung" với lũ Bảo đảm an toàn công trình và hạ du để thực hiện xả lũ 8h00 sáng mai (30/9) hồ Hòa Bình sẽ mở 1 cửa xả đáy Phát huy hiệu quả mô hình đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã

Chủ động các phương án ứng phó

Đoàn công tác do ông Vũ Xuân Thành, Phó Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai đã dẫn đầu.

Tham gia cùng đoàn công tác có các đơn vị trực: Cục Ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, Vụ Quản lý đê điều, Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Thủy sản, Cục Trồng trọt, đại điện Bộ Giao thông Vận tải, Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng phó với sự cố thiên tai
Đoàn công tác của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với mưa lũ kéo dài tại các tỉnh

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Xuân Dũng, Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn nhấn mạnh: Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, các lực lượng chức năng cần thông báo cho tàu thuyền biết hướng di chuyển để tránh trú an toàn nếu mưa lớn. Trường hợp tình huống xấu, vượt quá khả năng, phải báo cáo Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn để hỗ trợ.

Khi xả lũ hồ thủy điện, thủy lợi, các đơn vị phải thông báo xuống hạ du để đảm bảo an toàn cho người dân. Đối với lực lượng quân đội tại chỗ, cần sẵn sàng lực lượng, phương tiện. Trong trường hợp cần thiết, lập sở chỉ huy ngay tại các vị trí trọng yếu, sẵn sàng nhiều phương án đặc biệt là hướng di chuyển khi bị chia cắt.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, ông Vũ Xuân Thành, Phó Chánh văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai cho biết: "Đoàn đánh giá cao công tác chuẩn bị ứng phó với mưa lũ của tỉnh Nghệ An, trong đó có các hoạt động như ban hành công điện chỉ đạo các cơ quan ban ngành, chủ động các biện pháp tiêu úng, thu hoạch hoa màu..".

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng phó với sự cố thiên tai
Đoàn công tác của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với mưa lũ kéo dài tại các tỉnh

"Theo thông tin trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Nghệ An là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng của mưa lớn do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và mưa kéo dài. Sau ngày 11/10, tâm mưa đang dịch chuyển lên phía Bắc. Đề nghị tỉnh không chủ quan, tiếp tục thực hiện nghiêm các nội dung công điện của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai", ông Thành nói.

Buổi chiều cùng ngày, Đoàn công tác kiểm tra công tác ứng phó với mưa lũ kéo dài tại Tân Hoá và xã Minh Hoá, huyện Minh Hoá, Quảng Bình.

Cũng trong ngày hôm nay, đoàn công tác của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai do ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai dẫn đầu đi kiểm tra công trình trọng điểm hồ thủy điện Đăk Đrinh, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi và kiểm tra 1 số công trình chống sạt lở.

Chiều cùng ngày, đoàn công tác họp với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để triển khai công tác ứng phó với mưa lũ, thời tiết nguy hiểm trên biển.

Nhanh chóng khắc phục sự cố thiên tai

Thông tin về tình hình di dân, ngập lụt và thiệt hại do thiên tai gây ra, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho biết: Hiện nay các địa phương đã tổ chức di dời, sơ tán tổng cộng 3.250 hộ/ 10.994 người (Quảng Trị 2.796 hộ/ 10.141 người, Thừa Thiên Huế 271 hộ/ 780 người, Đà Nẵng 23 hộ/73 người, Quảng Nam: 59 hộ) tại các khu vực bị ngập sâu, nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất.

Hiện tổng cộng có 37 xã bị ngập, trong đó tại Quảng Bình có 25 thôn, bản thuộc 7 xã của các huyện Minh Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy bị chia cắt cục bộ; 50 hộ dân tại xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa bị ngập sâu 0,5m; các Quốc lộ 15, Quốc lộ 12, 9B, 12A bị ngập với độ sâu từ 0,5 - 1m ; tỉnh lộ: 562, 559B bị ngập 1,5 - 2m gây cản trở giao thông.

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng phó với sự cố thiên tai
Mưa lũ lớn gây ngập lụt tại Tân Hoá, huyện Minh Hoá, Quảng Bình

Tại Quảng Trị có 20 xã, phường bị ngập lụt, chia cắt cục bộ (7 xã của huyện Hướng Hóa, 4 xã của huyện Đakrông, 3 xã của huyện Cam Lộ và 6 phường tại thành phố Đông Hà).

Tại Thừa Thiên Huế, QL49B đoạn qua huyện Phong Điền bị ngập, chia cắt nhiều đoạn, sâu nhất 0,8 - 1m; nhiều tuyến Tỉnh lộ tại các huyện Phong Điền, Nam Đông, Phú Vang, Phú Lộc ngập sâu 0,2 - 0,5m; các thôn Tam Lanh xã Lâm Đớt và Thôn A Hưa, xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới bị ngập nước, cô lập.

Tại Đà Nẵng, huyện Hòa Vang có 8/11 xã có thôn bị ngập lũ, chủ yếu ở các vùng trũng thấp, dọc các tuyến sông;

Theo báo cáo nhanh của các địa phương, ngoài tình hình ngập lụt như trên, thiệt hại đến nay đã có 11 người chết và mất tích, trong đó 4 người chết (Đăk lăk 1, Gia Lai 1, Quảng Trị 1, Quảng Ngãi 1). 7 người mất tích (Quảng Trị 5, Thừa Thiên Huế 1, Gia Lai 1).

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng phó với sự cố thiên tai
Mưa lũ lớn gây ngập lụt tại Tân Hoá, huyện Minh Hoá Quảng Bình

Về sự cố tàu thuyền, tại Quảng Trị, vào 6h30 ngày 8/10, tàu Vietship TK 12 bị chìm gần khu vực Cửa Việt, Quảng Trị, trên tàu có 5 người, hiện nay 3 người đã được tàu Vietship 1 cứu vớt an toàn, còn 2 người hiện đang trôi dạt trên biển.

Tại Thừa Thiên Huế, vào 13h ngày 7/10, tàu Công Thành 27 bị chìm do sóng lớn, 11/11 thành viên đã được cứu vớt an toàn.

Để chủ động ứng phó, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đề nghị các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông báo kịp thời đến các cấp chính quyền và người dân.

Đối với địa phương vùng núi đề phòng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; vùng thấp trũng đề phòng lũ dâng cao trong đêm. Phải chủ động phương án "4 tại chỗ", kịp thời hỗ trợ di dời dân đến nơi an toàn khi có lũ lớn.

Kiểm tra và triển khai phương án đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, nhất là các tuyến đê biển, đê cửa sông, hồ chứa nước xung yếu có nguy cơ mất an toàn cao, các công trình thủy lợi trên địa bàn, công trình tiêu, thoát lũ để chủ động vận hành tiêu thoát lũ kịp thời...

Đọc thêm

Nhiều khu vực nắng nóng, nhiệt độ có nơi trên 38 độ C Môi trường

Nhiều khu vực nắng nóng, nhiệt độ có nơi trên 38 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nhiều khu vực ngày nắng nóng với nhiệt độ có nơi trên 38 độ C; chiều tối và đêm có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa dông, ngày nắng nóng Môi trường

Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa dông, ngày nắng nóng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nắng nóng ở Trung Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.
Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển Môi trường

Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

TTTĐ - Chiều 29/6, tại thành phố Quảng Ngãi, báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” với sự tham dự của đông đảo đại biểu, các ban ngành liên quan và bà con ngư dân trên địa bàn tỉnh.
Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 38 độ C Môi trường

Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 38 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 30/6 và 1/7, Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt Môi trường

Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/6, khu vực Hòa Bình, trung du và đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
Hà Nội còn 19 điểm úng ngập cục bộ Môi trường

Hà Nội còn 19 điểm úng ngập cục bộ

TTTĐ - Năm 2024 trên địa bàn TP còn tồn tại 11 điểm úng ngập đối với các trận mưa có cường độ 50-70mm/h; 19 điểm úng ngập cục bộ và một số điểm ứ đọng nước do mặt đường trũng, thấp với những trận mưa đến 100mm/h trở lên gây quá tải cho hệ thống thoát nước.
Bắc Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ C Môi trường

Bắc Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của rìa phía Nam rãnh áp thấp có trục ở khoảng 24-27 độ vĩ Bắc nối với vùng áp thấp nóng phía Tây có xu hướng phát triển và mở rộng dần về phía Đông Nam, kết hợp với gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn trên khu vực Trung Bộ, ngày 28/6, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trên 35 độ C.
Ngày đầu thi tốt nghiệp trung học phổ thông, cả nước có mưa, dông Môi trường

Ngày đầu thi tốt nghiệp trung học phổ thông, cả nước có mưa, dông

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã đưa ra cảnh báo mưa lớn cục bộ trên phạm vị các quận nội thành của Thủ đô Hà Nội trong sáng 27/6.
Kon Tum: Đổ hàng nghìn mét khối đất, đá xuống sông kè sạt lở? Môi trường

Kon Tum: Đổ hàng nghìn mét khối đất, đá xuống sông kè sạt lở?

TTTĐ - Hàng nghìn mét khối đất, đá được Công ty TNHH Tuấn Dũng (tại TP Kon Tum) đổ xuống hai bên bờ sông với mục đích "kè sạt lở" khiến người dân lắc đầu ngao ngán.
Ngày 26/6, Bắc Bộ có mưa rào và dông Môi trường

Ngày 26/6, Bắc Bộ có mưa rào và dông

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, qua phân tích trên ảnh mây vệ tinh, ảnh radar thời tiết và số liệu định vị sét, vùng mây đối lưu đang phát triển và gây mưa cho các quận, huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thạch Thất, Ba Vì, thị xã Sơn Tây của Thủ đô Hà Nội.
Xem thêm