Sau trận chiến năm 1988, đảo Gạc Ma hiện nay ra sao?
Gạc ma là gì?
Đảo Gạc Ma là bãi đá nằm ở đầu phía Tây Nam của cụm Sinh Tồn trong quần đảo Trường Sa, thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.
Sau khi sử dụng vũ lực chiếm đóng trái phép bãi đá từ năm 1988, Trung Quốc đã từng bước cải tạo, xây dựng trên bãi đá này những cấu trúc vững chắc và biến nơi này thành một trong những tiền đồn quân sự phi pháp của họ trên Biển Đông.
Vì sao Trung Quốc đánh chiếm Đảo Gạc Ma năm 1988?
Theo GS Nguyễn Đăng Hưng (Đại học Liège, Bỉ), Trung Quốc lựa chọn Gạc Ma vì muốn có một pháo đài ở trung tâm biển Đông. Họ sẽ có được thế gọng kìm tam giác, từ Hải Nam xuống Hoàng Sa và Gạc Ma để khống chế biển Đông. Thời điểm đó Việt Nam cũng không có tàu chiến hiện đại và đủ sức lấy lại được.
Tàu HQ 604 khi nhận lệnh ra Gạc Ma (Ảnh Vnexpress)
Đảo Gạc Ma bây giờ của ai?
Sau khi sử dụng vũ lực chiếm đóng trái phép bãi đá Gạc Ma từ năm 1988, Trung Quốc đã từng bước cải tạo, xây dựng trên bãi đá này những cấu trúc vững chắc và biến nơi này thành một trong những tiền đồn quân sự phi pháp của họ trên Biển Đông.
Trận chiến đảo Gạc Ma 1988 một thiên sử anh hùng
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI, nguyên Tư lệnh Quân khu 4 kể: "Đây là một cuộc chiến bi hùng của 64 chiến sĩ đối với sự nghiệp bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Chúng ta phải xem cuộc chiến ở Gạc Ma là biểu tượng của lòng yêu nước; của sự dũng cảm, bất khuất, kiên gan, là sự hy sinh vô bờ bến trong cuộc chiến bảo vệ đảo — chúng ta thà hy sinh đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ biển đảo của mình!
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước (Ảnh Nông nghiệp Việt Nam)
Đây cũng là một cuộc chiến mà chúng ta chưa bao giờ nghĩ đến, nhất là khi Trung Quốc là người anh em, núi liền núi, sông liền sông lại có thể đem quân chiếm đảo Gạc Ma, nổ súng tấn công khiến 64 chiến sĩ chúng ta hy sinh. Nhất là khi sự kiện này xảy ra không lâu sau chiến tranh biên giới phía Bắc, chiến tranh biên giới Tây Nam...".
Ký ức về trận hải chiến trường Sa năm 1988 vẫn luôn ám ảnh trong lòng thầy giáo Nguyễn Duy Dương (SN 1964, trú tại phường Hạ Long, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) - một trong những cựu binh sống sót trở về từ tàu HQ 604 ngày ấy: “Đối với tôi, trận hải chiến Gạc Ma ngày 14/3/1988 như một cuộc thảm sát kinh hoàng, hàng loạt anh em chiến sĩ, đồng đội hy sinh, chìm cùng tàu, mất tích... Ký ức này vẫn mãi ám ảnh tôi, nhiều khi đang ngủ tôi vẫn giật mình ngỡ rằng mình đang lênh đênh trên biển trong trận chiến bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy”.
Anh Nguyễn Duy Dương xúc động kể lại trận hải chiến Gạc Ma năm xưa (Ảnh Dân trí)
Đảo Gạc Ma hiện nay
Sau khi sử dụng vũ lực chiếm đóng trái phép bãi đá từ năm 1988, Trung Quốc đã từng bước cải tạo, xây dựng trên bãi đá này những cấu trúc vững chắc và biến nơi này thành một trong những tiền đồn quân sự phi pháp của họ trên Biển Đông.
Tháng 2/2014, hàng chục máy xúc, máy ủi, cần cẩu với cả tá tàu bè lớn nhỏ ngày đêm bơm hút một lượng cát khổng lồ lên Gạc Ma. Chỉ trong vòng chưa đầy nửa năm, từ một bãi đá ngầm nửa nổi nửa chìm, Gạc Ma đã biến thành một đảo cát nhân tạo, có công trình, đường sá, bến tàu, các cây dừa.
Qua các bức ảnh vệ tinh, Đá Gạc Ma hiện nay đã trở thành một hòn đảo nhân tạo với những kết cấu rất rõ ràng của một cảng nước sâu, một cầu tàu quy mô lớn, một sân đỗ rộng với đường băng khá dài...