Tag

Sinh khí mới từ một quyết sách!

Doanh nghiệp 04/02/2022 08:00
aa
TTTĐ - Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ đã tạo luồng “sinh khí” mới cho nền kinh tế khi hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và cộng đồng doanh nghiệp được trợ lực kịp thời trong lúc khó khăn trăm bề để trở lại bình thường mới.
“Sinh khí mới” cho doanh nghiệp từ Nghị quyết 128/NQ-CP Cá thể hóa trách nhiệm để những hy sinh khi thực hiện giãn cách không bị lãng phí

Sự kịp thời của một quyết sách

Năm 2021, sự bùng phát của đại dịch COVID-19 với các biến chủng mới khó kiểm soát, đặc biệt là biến chủng Delta, Omicron xuất hiện có khả năng tác động lâu dài, làm thay đổi cấu trúc kinh tế, phương thức quản trị toàn cầu, cách thức hoạt động kinh tế và tổ chức đời sống xã hội của thế giới.

Việt Nam không ngoại lệ, cũng chịu tác động nặng nề của dịch COVID-19, minh chứng là tăng trưởng kinh tế quý III/2021 của chúng ta lần đầu tiên ở mức âm 6,17%, đời sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, doanh nghiệp phá sản, lao động mất việc...

Trong bối cảnh đó, Đảng, Chính phủ, Nhân dân và cả hệ thống chính trị đã nêu cao tinh thần đồng tâm hiệp lực, chung sức, đồng lòng để tạo nên một sức mạnh ứng phó với dịch bệnh. Hàng loạt quyết sách được ban hành tiếp sức người dân, doanh nghiệp vượt qua cơn bĩ cực.

Các chính sách mang ý nghĩa vô cùng lớn trong việc đảm bảo an sinh, góp phần giữ vững ổn định xã hội và kinh tế vĩ mô, đồng thời thể hiện cam kết một “Chính phủ hành động” của Thủ tướng Chính phủ và tinh thần “đồng cam cộng khổ” với người dân doanh nghiệp.

Đặc biệt, khi dịch bệnh diễn biến ngày càng khó lường, Chính phủ xác định mục tiêu công tác phòng chống dịch vẫn là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của Nhân dân, khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, trật tự an toàn xã hội, nhưng chuyển hướng chiến lược mới, từ đó Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” được ra đời với những biện pháp phòng chống dịch áp dụng thống nhất trên toàn quốc, một chiến lược ứng phó trong tình hình mới được người dân và cộng đồng doanh nghiệp ủng hộ.

Sinh khí mới từ một quyết sách!
Sản xuất, kinh doanh phục hồi nhờ Nghị quyết số 128/NQ-CP

Sau thời gian triển khai Nghị quyết 128/NQ-CP, hoạt động sản xuất, nhất là tại các tỉnh, thành phố tập trung phần lớn các hoạt động sản xuất công nghiệp quan trọng của cả nước như: Hà Nội, TP HCM, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai... đã có những chuyển biến tích cực, các doanh nghiệp tăng tốc sản xuất để kịp giao hàng theo các hợp đồng đã ký kết, từng bước tạo nên sự khởi sắc và nét tươi mới cho bức tranh về tình hình doanh nghiệp trong những tháng cuối năm 2021.

Thực tế, sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động đều tăng cao. Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ trong 10 ngày cuối cùng của kỳ báo cáo tháng 10/2021, số doanh nghiệp gia nhập thị trường đã chiếm 45,6% (3.753 doanh nghiệp) tổng số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng.

Sang tháng 11/2021, số doanh nghiệp thành lập và số vốn đăng ký mới tiếp tục cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động sản xuất kinh doanh sau hơn một tháng triển khai Nghị quyết 128/NQ-CP khi có tới 11.902 doanh nghiệp gia nhập thị trường cùng số vốn đăng ký là 149.861 tỷ đồng, tăng 44,6% về số doanh nghiệp và tăng 38% về số vốn so với tháng 10/2021.

Sinh khí mới từ một quyết sách!
Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bắt đầu khởi sắc

Nếu so sánh với tháng 8/2021 và tháng 9/2021 (thời điểm việc giãn cách xã hội được thực hiện nghiêm ngặt tại nhiều địa phương trên cả nước), số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 11/2021 tăng lần lượt 106,6% và 205,3%; Số vốn đăng ký mới tăng 120,5% và 140%. Đáng nói, tháng 11/2021 cũng là tháng có số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường cao nhất kể từ tháng 4/2021, khi làn sóng dịch bệnh COVID-19 bùng phát lần thứ tư ở nước ta.

Mặt khác, tháng 11/2021 có 4.958 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, cao nhất kể từ tháng 4/2021. Mặc dù giảm 6,7% so với cùng kỳ năm 2020 nhưng tăng lần lượt 28,3%, 49,5% và 15,2% so với các tháng 8, 9 và 10/2021.

Tương tự, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục phục hồi, vốn đăng ký mới và tăng thêm giữ xu hướng tăng mạnh cho thấy nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tin tưởng vào môi trường đầu tư Việt Nam. Cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục có sự cải thiện khi hai tháng liên tiếp xuất siêu (tháng 10 xuất siêu 2,85 tỷ USD, tháng 11 thặng dư 100 triệu USD).

Để quyết sách “thông” từ trên xuống dưới

Nhận định về hiệu quả của Nghị quyết 128/NQ-CP, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, đây là một quyết định đúng đắn, kịp thời và quan trọng, củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư; Phù hợp với tình hình thực tiễn, tạo nền tảng quan trọng để phục hồi kinh tế nhanh trong những tháng cuối năm 2021 và tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

Sinh khí mới từ một quyết sách!
Nghị quyết 128/NQ-CP là một quyết sách đúng đắn, kịp thời và quan trọng, củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư

Thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị các bộ, cơ quan, địa phương cần tiếp tục thực hiện nghiêm Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, kiên định và giữ vững lập trường quan điểm đó là thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, không e ngại, hoang mang, lo sợ trước diễn biến của dịch bệnh nhưng cũng tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia đánh giá cao sự kịp thời của Chính phủ khi ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP, mang lại sinh khí mới cho cộng đồng doanh nghiệp để từng bước hồi phục sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, ông Lực vẫn bày tỏ sự băn khoăn vì còn một số địa phương thực hiện chưa đúng chủ trương của Chính phủ, vẫn cảm tính, thiếu khoa học, chủ động. Theo ông Lực, phải nhất quán mô hình sống chung an toàn với virus, trong đó phải nhất quán từ Trung ương đến địa phương, ở địa phương phải nhất quán từ khu vực này sang khu vực kia.

"Nhất quán ở đây là về quan điểm, cách làm, cách ứng phó chủ động, tối ưu, phù hợp, chứ không cứng nhắc, cát cứ, giấy phép con hay bảo thủ. Nhiều doanh nghiệp cho biết một số lao động chưa thể quay lại làm việc, vì vẫn còn tỉnh này tỉnh kia yêu cầu lao động phải đi xét nghiệm, cách ly không nhất quán", ông Lực cho biết.

Theo ông Lực, tất nhiên mỗi địa phương có đặc thù khác nhau, nhưng phải cùng doanh nghiệp tìm ra phương pháp tối ưu để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh chứ không chỉ bảo đảm mỗi mục tiêu “zero COVID-19”, không lây lan dịch bệnh. Mục tiêu đó quan trọng, nhưng bây giờ phải hài hòa hơn, cân bằng hơn, chú trọng nhiều hơn đến những tiêu chí về số ca nhiễm nặng, số ca tử vong và độ phủ vắc xin như đúng nghĩa của chiến lược “sống chung an toàn với COVID” mà nhiều nước tương đồng Việt Nam đang áp dụng. Việc này đòi hỏi nỗ lực, sự phối hợp ăn ý của bốn bên là Chính phủ, chính quyền địa phương, người dân và doanh nghiệp.

Sinh khí mới từ một quyết sách!
Ông Trần Hồng Phúc – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings

Về góc độ doanh nghiệp, ông Trần Hồng Phúc, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings cũng cho rằng, Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ đã tạo động lực rất lớn cho doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn trăm bề, đặc biệt là khi dịch bệnh còn chưa kết thúc, như một “luồng gió mới” giúp doanh nghiệp có thêm niềm tin và hy vọng để vực dậy sản xuất, kinh doanh.

Tuy vậy, ông Phúc cũng thừa nhận, dù Chính phủ đã yêu cầu các địa phương tuyệt đối không được đưa ra các chính sách đặc thù, đặc biệt để tạo sự bất nhất trong ứng xử chính sách đối với doanh nghiệp, người dân, nhưng chuyện này vẫn diễn ra ở một số nơi.

Do đó, ông Phúc cho rằng, để tăng hiệu quả của Nghị quyết 128/NQ-CP, các địa phương cần vận dụng sáng tạo, linh hoạt các quy định, nghe tiếng nói của người dân, doanh nghiệp để hiểu và giải quyết các vướng mắc giúp họ yên tâm tham gia vào thị trường.

Mặt khác, nhằm giảm áp lực tài chính trong thời kỳ dịch bệnh và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, cần tiếp tục bảo đảm triển khai hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân của (như hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tín dụng, các chi phí an sinh xã hội...) giúp các họ từng bước khôi phục các nguồn lực về tài chính và lao động phục vụ cho sản xuất.

Có thể nói, dù một số nơi còn chưa thống nhất trong cách triển khai, song Nghị quyết 128/NQ-CP đã giúp cho các doanh nghiệp khôi phục và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức sản xuất an toàn trong thời điểm dịch bệnh, là điểm tựa để nền kinh tế phục hồi.

Mặc dù nguy cơ bùng phát các làn sóng dịch bệnh mới vẫn rất cao nhưng những con số ấn tượng về tình hình doanh nghiệp sau khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP được tin tưởng sẽ mang đến những tác động mang tính tích cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh các doanh nghiệp đang tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ sản xuất trong thời điểm cuối năm và năm mới nhằm cải thiện doanh thu, đồng thời tìm kiếm đối tác, thị trường mới.

Đọc thêm

HDBank hợp tác với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang Doanh nghiệp

HDBank hợp tác với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang

TTTĐ - HDBank và Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang ký kết Ghi nhớ hợp tác về tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh An Giang tiếp cận vốn tín dụng, đặc biệt là các chủ thể tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
SK E&S (Hàn Quốc) hợp tác với T&T Group phát triển năng lượng xanh bền vững tại Quảng Trị Doanh nghiệp

SK E&S (Hàn Quốc) hợp tác với T&T Group phát triển năng lượng xanh bền vững tại Quảng Trị

TTTĐ - Công ty SK E&S (thuộc Tập đoàn SK - Hàn Quốc) tập trung xây dựng và phát triển hệ sinh thái năng lượng bền vững, trong đó có kế hoạch hợp tác đầu tư với T&T Group để phát triển các dự án năng lượng xanh bền vững tại tỉnh Quảng Trị.
Công ty Nhựa Tiền Phong thực hiện tốt Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật Doanh nghiệp

Công ty Nhựa Tiền Phong thực hiện tốt Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

TTTĐ - Chiều 1/7, đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) của Quốc hội đã đến đến khảo sát, làm việc với UBND thành phố Hải Phòng, lấy ý kiến tại các doanh nghiệp về Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (TC&QCKT).
NAPAS và Mastercard triển khai thanh toán không tiếp xúc trên toàn quốc Doanh nghiệp

NAPAS và Mastercard triển khai thanh toán không tiếp xúc trên toàn quốc

TTTĐ - Ngày 1/7, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) phối hợp Công ty công nghệ thanh toán toàn cầu Mastercard khởi động chương trình khuyến mãi toàn quốc “Chạm tinh tế - Sống phong cách” nhằm thúc đẩy thanh toán không tiếp xúc trong nửa cuối năm 2024.
PV GAS: Top đầu các doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả Việt Nam 2024 Doanh nghiệp

PV GAS: Top đầu các doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả Việt Nam 2024

TTTĐ - Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) vừa được vinh danh trong danh sách VIE50 và đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng VIE10 ở lĩnh vực Dầu khí - Năng lượng - Điện.
MB triển khai Basel III trong quản lý rủi ro thanh khoản Doanh nghiệp

MB triển khai Basel III trong quản lý rủi ro thanh khoản

TTTĐ - Với tầm nhìn chiến lược trở thành tập đoàn tài chính, doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện giai đoạn 2022 - 2026, Ngân hàng Quân đội (MB) xác định quản trị rủi ro thông minh và vượt trội luôn là nền tảng trọng yếu ở các giai đoạn chiến lược.
Thủ tướng đánh giá cao hoạt động của các tập đoàn lớn Hàn Quốc tại Việt Nam Doanh nghiệp

Thủ tướng đánh giá cao hoạt động của các tập đoàn lớn Hàn Quốc tại Việt Nam

TTTĐ - Trưa 1/7, tại Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Cho Hyun-joon, Chủ tịch Tập đoàn Hyosung và ông Shin Dong-bin, Chủ tịch Tập đoàn Lotte.
Việt Nam - Hàn Quốc cần tăng cường hợp tác phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn Doanh nghiệp

Việt Nam - Hàn Quốc cần tăng cường hợp tác phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

TTTĐ - Sáng 1/7, tại thủ đô Seoul, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có cuộc Tọa đàm bàn tròn với lãnh đạo gần 20 tập đoàn lớn hàng đầu của Hàn Quốc trong các lĩnh vực.
AIIB đầu tư 75 triệu USD vào trái phiếu xanh do SeABank phát hành Doanh nghiệp

AIIB đầu tư 75 triệu USD vào trái phiếu xanh do SeABank phát hành

TTTĐ - Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) triển khai gói đầu tư trị giá 75 triệu USD vào trái phiếu xanh do Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) phát hành.
Epson Việt Nam bổ nhiệm ban lãnh đạo mới Doanh nghiệp

Epson Việt Nam bổ nhiệm ban lãnh đạo mới

TTTĐ - Công ty TNHH Epson Việt Nam chính thức thông báo việc bổ nhiệm các nhân sự kỳ cựu vào một số vị trí chủ chốt, bao gồm: Ông Yunyong Muneemongkoltorn - vị trí Tổng Giám đốc và ông Ippei Nakata - vị trí Giám đốc.
Xem thêm