Tag

Sinh viên và “nghìn lẻ một” chuyện ở trọ

Camera 360 trẻ 29/11/2022 22:54
aa
TTTĐ - Sinh viên đi thuê trọ có rất nhiều chuyện oái oăm phải đối mặt hàng ngày. Nếu không “phát điên” vì thói xấu của bạn cùng phòng thì cũng gặp phải vô vàn nỗi thống khổ khi đối mặt với chủ nhà "tai quái"...
“Nhộn nhịp” thị trường nhà trọ trước năm học mới “Nhộn nhịp” thị trường nhà trọ trước năm học mới

TTTĐ - Thời điểm năm học mới đang dần “gõ cửa”, thị trường nhà trọ sinh viên tại Hà Nội đã bắt đầu nhộn nhịp. ...

Mới đây, trên trang mạng Facebook “Tìm phòng trọ - nhà trọ cho sinh viên tại Hà Nội” có một số bạn sinh viên “bóc phốt” chủ cho thuê nhà trọ. Một bạn sinh viên “Người tham gia nhóm” viết câu chuyện dài phản ánh về một chung cư min-ni ở khu vực Trần Cung, Cầu Giấy, Hà Nội. Bạn sinh viên kể rằng, suốt một năm qua, bạn ấy có thuê một phòng ở khu chung cư này. Ngay từ ban đầu chuyển vào đây ở với giá thuê nhà là 3.3 triệu đồng/tháng cho căn phòng 20-25m2 và bạn ấy ở từ tháng 11/2021 đến tháng 10/2022. Dịch vụ gồm tiền vệ sinh, nước, thang máy, máy giặt và điện 3.8 nghìn đồng/một số.

Bạn này ở trọ tại tầng hai của khu nhà, thang máy cứ vài tháng hỏng một lần, lên đến tầng bảy phơi đồ thì rung bần bật, bên cạnh đó, sinh viên thường bị mất trộm quần áo. Tầng bảy có ba chiếc máy giặt thì hỏng luân phiên, dù các bạn ở trọ phản ánh nhiều lần nhưng quản lý mặc kệ, dù tháng nào cũng đóng tiền dịch vụ. Chỗ giặt phơi đồ thường bị tắc cống, nước tràn ra sàn nhà trơn, bẩn, mất vệ sinh.

Câu chuyện của sinh viên ở trọ
Các bạn ở trọ chia sẻ về chuyện mất quần áo (Ảnh FBNV)

“Nhà trọ ở đây có tính bảo mật cao, cửa cổng khóa vân tay, camera nhưng nếu có mất đồ… thì là do bạn đen, trộm vẫn bẻ khóa để ăn cắp. Khu trọ lại hay bị mất nước. Khi thanh lý hợp đồng, dù không có khoản nào, mục lục, ghi chú nào về chi phí bảo dưỡng điều hòa, điều khiển, dọn dẹp phòng sau khi dọn đi nhưng lúc mình trả phòng thì mất 300 nghìn đồng tiền bảo dưỡng đồ cho chủ nhà và thêm cả 200 nghìn đồng tiền vệ sinh”, bạn sinh viên bày tỏ.

Trên diễn đàn mạng xã hội có vô vàn những câu chuyện, cũng như “tâm thư” của sinh viên về chuyện ở trọ. Trong đó có câu chuyện về những người ở ghép. Bạn Nguyễn Thị Mai Liên (trọ tại phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Mình đã đứng ra làm hợp đồng thuê một căn phòng 45m2, rồi tìm người ở ghép cho tiết kiệm. Sau đó có hai bạn nữa cùng quê đến trọ và mình liền đồng tình. Ngay từ ban đầu, mình cũng nói thẳng với các bạn ấy rằng, muốn mọi người sống cùng tiết kiệm và sử dụng đồ sinh hoạt một cách hợp lý. Hai bạn đồng ý và nói là cũng muốn tiết kiệm.

Tuy nhiên, ở với nhau được một thời gian, mình nhận thấy có một bạn sinh hoạt hoang phí. Bạn ấy bật nóng lạnh, điều hoà nhưng không bao giờ để ý tắt thiết bị, kể cả bóng đèn sáng cũng không tắt. Nước thì xả vô độ mỗi khi tắm, giặt quần áo. Không những vậy, nhiều điều tế nhị nhưng bạn ấy không hề lưu tâm, có khi còn dẫn người yêu về nhà ngủ lại qua đêm”.

Nhiều khu trọ cũng hay bị mất nước
Nhiều khu trọ cũng hay bị mất nước (Ảnh FBNV)

Suốt 3 năm qua, Nguyễn Lê Hoài Thương (sinh viên trường Đại học Quốc gia Hà Nội) đã chuyển chỗ trọ năm lần vì môi trường sống, vì giá phòng tăng... nhưng nguyên nhân chính vẫn là không hài lòng với bạn chung phòng. Hoài Thương chia sẻ, cô rất mệt mỏi khi bạn cùng phòng ở bẩn, lần thì gặp bạn cùng phòng nhỏ nhen, hay bịa chuyện, lúc thì có bạn cùng phòng sống ích kỷ, chỉ biết lợi cho bản thân.

“Nhiều khi mình ngẫm kỹ lại xem liệu bản thân có khó tính quá hay không mà không thể chịu nổi với một số trường hợp bạn cùng phòng như vậy. Tuy nhiên, nghĩ đi nghĩ lại, mình vẫn muốn phát điên khi mỗi lần về phòng là thấy như một bãi rác.

Mình đâu phải ô sin mà suốt ngày cứ dọn dẹp. Hay lúc muốn tập trung học bài thì có đứa bạn nhiều chuyện, suốt ngày cứ “bà tám”, lại toàn đi nói xấu người khác, khiến mình không tập trung học bài được… Thế rồi, mình quyết định ra ở riêng một mình, dù tốn kém hơn nhưng thấy thoải mái”, Hoài Thương kể.

Theo ý kiến của một số chuyên gia, những người đến từ nhiều vùng quê khác nhau, gia cảnh, nền nếp, thói quen sinh hoạt khác nhau, lại cùng ăn, học, ngủ trong một không gian chung chỉ vỏn vẹn vài chục mét vuông thì chuyện xích mích cũng dễ hiểu. Ngay cả khi ở gia đình, thỉnh thoảng chúng ta vẫn mâu thuẫn với người thân. Tuy nhiên, chuyện nhỏ nhưng nếu không biết giải quyết sẽ có những hệ quả không hề nhỏ, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và chất lượng sống của mỗi cá nhân, thậm chí là hận thù và trở mặt với nhau.

Chị Lê Hải An, cựu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, từng ở trọ suốt 10 năm và nay chị đã mua được nhà riêng, với sự nghiệp thành đạt tại Hà Nội, chia sẻ: “Chúng ta nên tìm hiểu kỹ càng các thông tin trước khi thuê trọ, trau dồi những kỹ năng sống để có thể bảo vệ bản thân. Trước khi quyết định ký hợp đồng thuê nhà cần tìm hiểu kỹ các thông tin: Giá phòng, giá điện nước, chi phí dịch vụ, những khoản phụ thu… để tránh những tranh chấp không đáng có.

Còn đối với những người bạn ở ghép, chúng ta nên rõ ràng thông tin. Mỗi khi có khúc mắc, mâu thuẫn cần thẳng thắn nói ra. Không có cách nào khác để gỡ bỏ hơn là trò chuyện với nhau nhưng phải luôn nhớ sự chia sẻ hay trao đổi nào cũng luôn cần thiện chí. Chỉ thực sự thiện chí và cùng chia sẻ thì mới có thể ở cùng nhau lâu dài”.

Đọc thêm

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z Camera 360 trẻ

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

TTTĐ - Trong kỷ nguyên số, xu hướng làm việc hiện đại đang thay đổi cách người trẻ tiếp cận công việc, từ việc kết hợp AI đến làm việc tự do và làm việc từ xa để đạt hiệu quả tối ưu mà vẫn duy trì cân bằng cuộc sống.
Lan tỏa nghị lực sống, truyền cảm hứng từ những con người phi thường Nhịp sống trẻ

Lan tỏa nghị lực sống, truyền cảm hứng từ những con người phi thường

TTTĐ - Ngày 6/5, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp với Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VIII. Lan tỏa nghị lực sống của những con người phi thường.
“Tiếp sức mùa thi” ứng dụng AI để thí sinh "thi cử nhẹ nhàng" Camera 360 trẻ

“Tiếp sức mùa thi” ứng dụng AI để thí sinh "thi cử nhẹ nhàng"

TTTĐ - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2025 được đổi mới mạnh mẽ với nhiều điểm mang tính đột phá, thể hiện sự chủ động trong ứng dụng công nghệ và mở rộng phạm vi hỗ trợ. Chuỗi hoạt động đa dạng, sáng tạo của chương trình đều hướng thông điệp ý nghĩa: Mùa thi hạnh phúc, để mỗi sĩ tử bước vào kỳ thi quan trọng với tâm thế “thi cử nhẹ nhàng”.
Bí quyết vượt vũ môn và chọn đúng nghề cho tương lai Camera 360 trẻ

Bí quyết vượt vũ môn và chọn đúng nghề cho tương lai

TTTĐ - Chỉ còn hơn một tháng nữa, hơn một triệu học sinh lớp 12 trên cả nước sẽ chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 – một trong những dấu mốc quan trọng nhất của tuổi học trò. Đây không chỉ là kỳ thi đánh dấu việc hoàn thành 12 năm học phổ thông, mà còn là bước đệm đầu tiên mở ra cánh cửa chọn ngành, chọn nghề, chọn tương lai.
“Hội tiền bối” giúp 2K10 gỡ rối trước kỳ thi vào lớp 10 Camera 360 trẻ

“Hội tiền bối” giúp 2K10 gỡ rối trước kỳ thi vào lớp 10

TTTĐ - Tiếp nối thành công những mùa trước, chương trình MASKA trở lại giúp sức cho các thí sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2025. Sự kiện thu hút hàng trăm các bạn học sinh tại Hà Nội tham dự để được giải đáp thắc mắc, "gỡ rối" tâm tư.
Tạm biệt tháng Tư, giới trẻ hướng về Hà Nội mùa thu lịch sử Camera 360 trẻ

Tạm biệt tháng Tư, giới trẻ hướng về Hà Nội mùa thu lịch sử

TTTĐ - Khi tiếng trống, tiếng nhạc lắng xuống, làn sóng tự hào vẫn tiếp tục lan tỏa. Nhiều bạn trẻ bịn rịn chia tay Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng đồng thời cũng hướng ánh nhìn về Thủ đô Hà Nội, nơi sẽ diễn ra những hoạt động đặc biệt nhân dịp Đại lễ mừng Quốc khánh 2/9 tới.
Cơ hội, thách thức và những trăn trở thầm lặng Nhịp sống trẻ

Cơ hội, thách thức và những trăn trở thầm lặng

TTTĐ - Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi cục diện của thị trường lao động toàn cầu. Với sự bùng nổ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, tự động hóa…, thế hệ trẻ đang là lực lượng xung kích trong tiến trình chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo. Song song với những cơ hội vàng là muôn vàn áp lực vô hình, khiến nhiều người trẻ không khỏi trăn trở, lo âu giữa vòng xoáy cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương”

TTTĐ - Sáng 30/4, tại Lữ đoàn 125, Quân chủng Hải quân, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” năm 2025.
Sức trẻ bùng nổ với hàng trăm nghìn công trình, phần việc thanh niên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Sức trẻ bùng nổ với hàng trăm nghìn công trình, phần việc thanh niên

TTTĐ - 119.801 công trình, phần việc thanh niên; hơn 13.000 đội hình tình nguyện "Bình dân học vụ số" do thanh niên làm nòng cốt, tổ chức hơn 18.000 hoạt động hỗ trợ tập huấn, phổ cập kỹ năng số cho trên 785.000 người dân… là những con số ấn tượng tuổi trẻ cả nước đã đạt được trong Tháng Thanh niên năm 2025.
Quảng Ninh tổ chức Hội thi Tin học trẻ lần thứ 26 năm 2025 Camera 360 trẻ

Quảng Ninh tổ chức Hội thi Tin học trẻ lần thứ 26 năm 2025

TTTĐ - Tỉnh đoàn, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh vừa phối hợp cùng trường Đại học Hạ Long tổ chức hội thi Tin học trẻ tỉnh Quảng Ninh lần thứ 26, năm 2025.
Xem thêm