Tag

Sự giao hòa tuyệt mỹ giữa thiên nhiên và văn hóa của Sa Pa

Du lịch 06/12/2019 17:42
aa
TTTĐ - Nét quyến rũ của trùng điệp núi non quanh năm bảng lảng cùng sương mây trắng muốt, óng ánh những mảnh ruộng bậc thang như biển vàng vào mùa gặt trong tiết trời mát mẻ… không chỉ khiến giới quý tộc Pháp những năm 1930s mê đắm Sa Pa từ cái nhìn đầu tiên, mà còn khiến bất kỳ ai từng đặt chân tới phố núi đều ngất ngây men say chẳng muốn về.

Sự giao hòa tuyệt mỹ giữa thiên nhiên và văn hóa của Sa Pa

Show nghệ thuật Vũ điệu trên mây tại Sun World Fansipan Legend, Sa Pa

Bài liên quan

Khám phá từng ngóc ngách “Khách sạn hàng đầu châu Á” tại Sa Pa

Sa Pa xuất hiện sang chảnh trong show thời trang của NTK Lê Thanh Hòa

Khung cảnh đẹp lạ lùng mà bạn có thể chưa từng biết tới ở Fansipan

Sàn catwalk có-một-không-hai của show trình diễn thời trang Another Day

Choáng với vẻ đẹp của khách sạn ở Sa Pa trên CNN

Tháng 9 về, người người lên Sa Pa ngắm lúa vàng đẹp mê mải

Sa Pa có “Khách sạn Boutique hàng đầu 2019”

Sa Pa tăng cường quản lý dịch vụ du lịch trong dịp nghỉ lễ

Từ “xứ sở thần tiên” như cổ tích…

Được phát hiện tình cờ trong một chuyến đi thực địa từ những năm 1900s, Sa Pa đã hút hồn người Pháp bởi vẻ đẹp thiên nhiên hư ảo kỳ thú. Tác giả Hautefeuille không giấu nổi sự ngưỡng mộ Sa Pa trong bài viết trên tạp chí Đông Dương năm 1910: “Tôi hoàn toàn bị quyến rũ ngay từ chuyến đi Sa Pa lần đầu tiên. Con đường dẫn đến Sa Pa chạy qua khu vực có phong cảnh tuyệt đẹp. Hai phần ba quãng đường xuyên rừng với vẻ đẹp hiếm thấy. Thung lũng giữa dãy Phanxipăng và cao nguyên Sa Pa đẹp như thể thung lũng của dãy Pyrenees ở Tây Ban Nha…”

Báo chí Pháp còn ví Sa Pa như thiên đường của trẻ nhỏ và là bà chúa của những vị khách lãng du, cảnh quan đẹp tựa chốn hư vô. Giới quý tộc Pháp đến Sa Pa để tránh cái nóng oi bức của Bắc Bộ, để thưởng lãm vẻ đẹp mộng mị của thị trấn trong sương. Hàng loạt biệt thự được xây dựng phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của giới quý tộc Pháp.

Vẻ đẹp hoang hoải của núi rừng trầm tịch Sa Pa đến cả thế kỷ sau, dù chiến tranh đã tàn phá hầu hết dấu tích thời hoàng kim quý tộc Pháp xưa thì vẫn lôi cuốn vô số khách du lịch trong nước và quốc tế. Trang Rough Guides đã xếp Sa Pa vào top 10 điểm đến hấp dẫn nhất Đông Nam Á với những ngôn từ giàu xúc cảm: “Những người ưa thích mạo hiểm hẳn sẽ không còn lạ gì với địa danh này, nơi khiến cho trái tim ta luôn lỗi nhịp khi nhìn thấy cảnh sắc thiên nhiên của vùng Đông Nam Á. Trèo lên những thửa ruộng bậc thang trên thung lũng Mường Hoa thoai thoải dốc, qua đêm trên những ngọn đồi sương phủ kín lối, hay chinh phục đỉnh núi Fansipan – Nóc nhà Đông Dương trong ánh dương chiều tà sẽ là những trải nghiệm có một không hai”.

Hoàng Liên Sơn, Sa Pa của Việt Nam xếp thứ 7 trong bảng xếp hạng 28 Điểm đến hấp dẫn nhất thế giới năm 2019.
Hoàng Liên Sơn, Sa Pa của Việt Nam xếp thứ 7 trong bảng xếp hạng 28 Điểm đến hấp dẫn nhất thế giới năm 2019.

Tạp chí danh tiếng National Geographic cũng xếp thị trấn Sa Pa vào danh sách các điểm đến hàng đầu thế giới năm 2019 với sự hấp dẫn khó cưỡng về văn hóa truyền thống và đa màu sắc các dân tộc.

Quả thật, sức hấp dẫn của Sa Pa không chỉ ở vẻ đẹp thần tiên của những ngôi nhà nhỏ xinh xắn nép mình trên sườn đồi, của những làn mây trắng muốt vắt ngang lưng trời… mà còn ở những nét tình trong văn hóa vùng cao.

Dạo một vòng quanh những con phố nhỏ giữa trung tâm thị trấn, không khó để bắt gặp hình ảnh những cô gái người Dao trong bộ đồ dân tộc, chân quấn xà cạp đi nép mình bên những triền dốc, những người phụ nữ lớn tuổi lặng lẽ ngồi thêu trước bậc thềm. Giữa trung tâm thị trấn là quảng trường, nơi lúc nào cũng tấp nập du khách. Đây là nơi từng diễn ra các phiên chợ tình nơi các đôi trai gái hò hẹn, trao gửi yêu thương theo cách của vùng cao.

… Đến thiên đường du lịch của thế giới

Sa Pa ngày một quyến rũ hơn khi xuất hiện những công trình quy mô, đẳng cấp. Đầu năm 2016, cáp treo Fansipan thuộc tổ hợp Sun World Fansipan Legend chính thức đi vào hoạt động, mở ra cơ hội chinh phục nóc nhà Đông Dương cho tất cả mọi người. Quần thể công trình kiến trúc tâm linh trên đỉnh Fansipan trở thành điểm chiêm bái thiêng liêng, thanh tịnh trên độ cao hơn 3000m.

Các lễ hội đậm màu sắc Tây Bắc diễn ra liên tục suốt bốn mùa tại khu vực ga đi cáp treo như Hội xuân Mở cổng trời, Lễ hội ẩm thực, Vũ điệu trên mây… đã tái hiện một Tây Bắc thu nhỏ giữa lưng chừng trời. Những điệu múa Tây Bắc, tiếng khèn, tiếng sáo và thế giới ẩm thực đặc sắc của phiên chợ vùng cao ngay tại Sun World Fansipan Legend khiến hàng vạn du khách say đắm, vui chẳng muốn về.

Cáp treo Fansipan, Sa Pa
Cáp treo Fansipan, Sa Pa

Có thể nói, Sa Pa còn rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch, không chỉ trong nước mà vươn tầm thế giới khi đã và đang thu hút những nhà đầu tư hàng đầu trong lĩnh vực du lịch. Điển hình như Sun Group, tập đoàn này đã góp phần đưa Sa Pa tỏa sáng trên bản đồ du lịch thế giới khi sở hữu “Khách sạn có thiết kế hàng đầu thế giới”, “Khách sạn biểu tượng của thế giới” - Hotel de la Coupole - MGallery cùng “Điểm du lịch văn hóa hàng đầu thế giới năm 2019” – Sun World Fansipan Legend tại lễ trao giải thưởng du lịch thế giới WTA 2019 mới đây.

Sự kết hợp giữa vẻ đẹp thiên nhiên hiếm có, nét văn hóa bản địa đa dạng, đặc sắc, những công trình du lịch ấn tượng, cùng cơ sở hạ tầng đang ngày được đồng bộ (cao tốc Hà Nội – Lào Cai)… khiến lượng khách đến Sa Pa gia tăng từng ngày. Theo thống kê của Sở VHTT&DL Lào Cai, năm 2013, tổng lượng khách đến Sa Pa chỉ dừng ở con số 720.000 người. Tính riêng 9 tháng năm 2019, Sa Pa đã đón tới 2,26 triệu lượt du khách, cao gấp 3 lần năm 2013.

Tới đây, sẽ còn có thêm những công trình, sản phẩm du lịch, dịch vụ được đầu tư bài bản bởi các nhà đầu tư lớn, có thêm sân bay Sa Pa đưa hàng triệu du khách dễ dàng di chuyển đến thành phố mờ sương này. Sa Pa đang đứng trước cánh cửa rộng lớn để bứt phá, biến “kinh đô mùa hè” một thời của giới quý tộc Pháp trở thành thiên đường du lịch suốt bốn mùa của thế giới.

Đọc thêm

Phù điêu Kala Núi Bà: Bảo vật quốc gia đầu tiên của Phú Yên Văn hóa

Phù điêu Kala Núi Bà: Bảo vật quốc gia đầu tiên của Phú Yên

TTTĐ - Phù điêu Kala Núi Bà, tuyệt tác điêu khắc đá độc bản thế kỷ XIV, biểu tượng văn hóa Champa vừa được vinh danh bảo vật quốc gia. Hiện vật quý hiếm này hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Phú Yên, nơi lưu giữ những giá trị lịch sử và văn hóa độc đáo của vùng đất này.
Phát huy nguồn lực di sản, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa Nghệ thuật

Phát huy nguồn lực di sản, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Trên cơ sở thực tiễn công tác quản lý, khai thác phát huy giá trị của di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đồng chí Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám chia sẻ về một số nội dung phát huy nguồn lực để phát triển công nghiệp văn hóa.
Bước đột phá lan tỏa thương hiệu văn hóa của Thủ đô Văn hóa

Bước đột phá lan tỏa thương hiệu văn hóa của Thủ đô

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, những lĩnh vực công nghiệp văn hóa (CNVH) ở Thủ đô không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần quan trọng vào việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng danh tiếng và thương hiệu của thành phố, tạo ra cơ hội việc làm và thu hút du khách.
Hội tụ, lan toả, tạo bứt phá cho công nghiệp văn hoá Văn hóa

Hội tụ, lan toả, tạo bứt phá cho công nghiệp văn hoá

TTTĐ - Theo Luật Thủ đô 2024, TP Hà Nội được xây dựng Trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực có vị trí phù hợp quy hoạch. Đây là một điểm mới được gửi gắm nhiều kỳ vọng sẽ đem đến cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hoá Thủ đô. Vì vậy, không chỉ chính quyền thành phố (TP) mà đông đảo người dân, doanh nghiệp đều đang mong đợi những quy định đặc thù của Luật Thủ đô sẽ sớm được hiện thực hoá.
Hà Nội có nhiều không gian tiềm năng chuyển đổi thành khu thương mại văn hoá Văn hóa

Hà Nội có nhiều không gian tiềm năng chuyển đổi thành khu thương mại văn hoá

TTTĐ - Khu thương mại, văn hóa là một không gian với các hoạt động văn hóa, thương mại được gắn kết để làm động lực phát triển công nghiệp văn hóa. Tại Hà Nội, hiện có nhiều không gian có tiềm năng chuyển đổi thành khu thương mại văn hóa như khu vực phố cổ Hà Nội, khu ẩm thực đảo Ngọc - Ngũ Xã… Nếu hình thành khu phát triển thương mại và văn hoá sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của Thủ đô ngày càng tăng trưởng.
Cơ hội cho giới trẻ và nền kinh tế sáng tạo Văn hóa

Cơ hội cho giới trẻ và nền kinh tế sáng tạo

TTTĐ - Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) đặt ra những cơ chế, chính sách để xây dựng những khu vực không chỉ phục vụ phát triển kinh tế mà còn giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô Hà Nội. Đây không chỉ là một phần của quá trình đô thị hóa mà còn mang lại cơ hội lớn cho giới trẻ và nền kinh tế sáng tạo của thành phố.
Phát động Giải báo chí "Vì một Hải Phòng phát triển" lần thứ VII Văn hóa

Phát động Giải báo chí "Vì một Hải Phòng phát triển" lần thứ VII

TTTĐ - Chiều 3/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng chính thức phát động Giải báo chí "Vì một Hải Phòng phát triển" lần thứ VII với chủ đề "Hải Phòng - Thành phố thân thiện".
Người dân đồng tình ủng hộ việc phát triển thương mại và văn hóa Văn hóa

Người dân đồng tình ủng hộ việc phát triển thương mại và văn hóa

TTTĐ - Mới đây, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (Thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Liên quan đến dự thảo Nghị quyết này, nhiều người dân Thủ đô đồng tình với mong muốn Hà Nội sẽ phát huy được tiềm năng, thế mạnh về văn hóa, từ đó góp phần quan trọng phát triển kinh tế, ngày càng nâng cao đời sống Nhân dân...
Các đơn vị nghệ thuật Hà Nội biểu diễn phục vụ Nhân dân Nghệ thuật

Các đơn vị nghệ thuật Hà Nội biểu diễn phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ Nhân dân Thủ đô tại các tại trung tâm một số quận, huyện trên địa bàn thành phố.
Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc Văn học

Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc

TTTĐ - Nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu đến bạn đọc hai ấn phẩm mới: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam” do GS. TS Tạ Ngọc Tấn, PGS. TS Vũ Trọng Lâm đồng chủ biên và “Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)” do các tác giả Văn Tân, Nguyễn Linh, Lê Văn Lan, Nguyễn Đổng Chi, Hoàng Hưng biên soạn.
Xem thêm