Tag
Phong trào “Bình dân học vụ số”

Sứ mệnh xóa mù số, kiến tạo công dân toàn cầu

Công nghệ số 28/03/2025 10:47
aa
TTTĐ - Từ ánh sáng xóa mù chữ năm xưa đến khát vọng hình thành một xã hội số không ai bị bỏ lại phía sau, phong trào “Bình dân học vụ số” đang trở thành động lực mới trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Đây không chỉ là sáng kiến giáo dục mà là chiến lược phát triển bền vững, toàn dân, toàn diện vì một Việt Nam hùng cường trong kỷ nguyên số.
“Bình dân học vụ số” - phổ cập công nghệ cho toàn dân Sức trẻ trong phong trào “Bình dân học vụ số” Hành động của Đoàn thực hiện Nghị quyết 57 Tạo động lực, truyền cảm hứng để cả đất nước bước vào kỷ nguyên mới Tạo động lực, truyền cảm hứng lan toả phong trào "Bình dân học vụ số"

Từ phong trào xóa mù chữ đến khát vọng số hóa toàn dân

Năm 1945, ngay sau khi giành được độc lập, đất nước ta đã phải đối mặt với một thực tế nghiệt ngã: Hơn 90% dân số mù chữ. Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Bình dân học vụ” với phương châm “toàn dân học chữ, toàn dân dạy chữ”. Chỉ trong vòng vài năm, hàng triệu người dân Việt Nam đã biết đọc, biết viết - tạo nên một kỳ tích giáo dục, đặt nền móng cho sự phát triển độc lập, tự lực, tự cường của dân tộc.

Sứ mệnh xóa mù số, kiến tạo công dân toàn cầu
Thủ tướng Chính phủ và các đại biểu thực hiện nghi thức phát động phong trào và ra mắt nền tảng "Bình dân học vụ số" chiều 26/3 tại Đại học Bách khoa Hà Nội (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Ngày nay, chúng ta đang đối diện một thách thức tương tự nhưng ở bình diện khác: Phần lớn người dân chưa được trang bị đầy đủ tri thức và kỹ năng về công nghệ số. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, việc “xóa mù số” trở thành nhiệm vụ sống còn để Việt Nam không bị tụt hậu và có thể vươn lên mạnh mẽ trên trường quốc tế.

Đảng và Nhà nước ta đã xác định chuyển đổi số là một trong 3 đột phá chiến lược trong phát triển đất nước. Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị nhấn mạnh yêu cầu “phổ cập tri thức, công nghệ về chuyển đổi số, kỹ năng số cho toàn dân” như một nội dung cốt lõi.

Từ tinh thần đó, phong trào “Bình dân học vụ số” ra đời mang theo ký ức huy hoàng của phong trào xóa mù chữ năm xưa, đồng thời mở ra một lộ trình mới: Xóa mù số, hình thành công dân số chủ động, sáng tạo, thích ứng linh hoạt với thời đại.

Tại Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng "Bình dân học vụ số" diễn ra chiều 26/3, ở Đại học Bách khoa Hà Nội, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đã phát biểu đầy tâm huyết: “Chúng ta phải thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và cấp bách, đó là phổ cập tri thức, công nghệ về chuyển đổi số, kỹ năng số cho toàn dân, tức là “xóa mù” về chuyển đổi số”. Đó không phải là một khẩu hiệu, mà là lời hiệu triệu của người đứng đầu Chính phủ.

Sứ mệnh xóa mù số, kiến tạo công dân toàn cầu
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham quan triển lãm nền tảng “Bình dân học vụ số” (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Dù phát động chưa lâu nhưng phong trào “Bình dân học vụ số” đã được tổ chức bài bản, có chiến lược dài hạn và phương châm rõ ràng: “Triển khai nhanh chóng - Kết nối rộng khắp - Ứng dụng thông minh”. Nền tảng trực tuyến tại địa chỉ https://binhdanhocvuso.gov.vn/ là trung tâm kết nối, chia sẻ tài liệu, bài giảng, video hướng dẫn, lớp học trực tuyến… phục vụ người dân ở mọi vùng miền, mọi lứa tuổi.

Các lớp học “Bình dân học vụ số” không chỉ diễn ra trong môi trường học đường, mà còn lan tỏa tới các tổ dân phố, thôn bản, khu dân cư, nhà văn hóa - nơi người dân có thể tiếp cận tri thức số theo cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Theo đó, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các cấp đã vào cuộc sôi nổi với mục tiêu: Giai đoạn 2025 - 2027 thành lập các đội hình “Bình dân học vụ số” gồm cán bộ Hội, thanh niên có kiến thức công nghệ làm nòng cốt. Đây chính là lực lượng tình nguyện tiên phong, mở các lớp học kỹ năng số thiết yếu tại cộng đồng, với đối tượng ưu tiên là người dân vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn.

Tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau” không chỉ là định hướng nhân văn, mà còn là cơ sở để quá trình chuyển đổi số diễn ra đồng bộ, hiệu quả và toàn diện. Bởi nếu không xóa mù số kịp thời, nguy cơ phân hóa xã hội, tạo ra “khoảng cách số” giữa các nhóm dân cư là rất lớn - điều đó sẽ kéo lùi sự phát triển bền vững của quốc gia.

Thủ tướng nghe giới thiệu về nền tảng “Bình dân học vụ số” - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng nghe giới thiệu về nền tảng “Bình dân học vụ số” (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Trong bài phát biểu gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh: “Đây không chỉ là một sáng kiến giáo dục, phong trào “Bình dân học vụ số” còn là cầu nối giữa quá khứ và tương lai. Bằng việc phát huy bài học lịch sử, phong trào phấn đấu xây dựng một xã hội không chỉ giàu tri thức mà còn giàu sức mạnh công nghệ, sẵn sàng hội nhập, phát triển”.

Thật vậy, “Bình dân học vụ số” là minh chứng cho sự kế thừa bản sắc dân tộc trong tiến trình hiện đại hóa. Nếu ngày trước, người dân hừng hực khí thế “xóa mù chữ” để thoát khỏi bóng tối của giặc dốt thì hôm nay, tinh thần ấy được khơi dậy mạnh mẽ để bước vào kỷ nguyên số hóa toàn diện.

Không chỉ người dân mà doanh nghiệp cũng là đối tượng trung tâm trong phong trào này. Việc nâng cao kỹ năng số cho lực lượng lao động giúp tăng năng suất, doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng với thị trường toàn cầu, chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh linh hoạt và hiệu quả hơn.

Phong trào cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc thúc đẩy học tập suốt đời - một yếu tố then chốt trong xã hội tri thức. Kết hợp với phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030”, “Bình dân học vụ số” giúp người dân học tập liên tục, cập nhật thường xuyên và quan trọng nhất là chuyển đổi quá trình học tập trở thành nhu cầu tự thân của mỗi người.

Sứ mệnh xóa mù số, kiến tạo công dân toàn cầu
Thủ tướng Phạm Minh Chính với các đại biểu và sinh viên tham dự Lễ phát động phong trào “Bình dân học vụ số” (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Từ nền tảng đó, một thế hệ công dân số mới sẽ hình thành với tinh thần chủ động - sáng tạo - linh hoạt - sẵn sàng hội nhập toàn cầu.

Hành trình đến quốc gia số bắt đầu từ người dân

“Có bình dân học vụ số” mới có công dân số toàn diện, mới có được quốc gia số, xã hội số” - khẳng định của Thủ tướng Chính phủ đã chạm đến bản chất sâu xa của phong trào.

Không ai có thể làm chủ cuộc sống nếu không có năng lực công nghệ. Không một đất nước nào có thể vươn lên nếu người dân của mình bị bỏ lại phía sau bởi những tiến bộ kỹ thuật. Chính vì vậy, phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ truyền cảm hứng mà còn trao quyền lực - quyền được hiểu biết, được tiếp cận, được sáng tạo - cho từng người dân Việt Nam.

Chính phủ, các Ban, Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và tổ chức xã hội cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ, huy động mọi nguồn lực - từ tài chính, nhân lực, công nghệ đến truyền thông - để mở rộng độ phủ, nâng cao chất lượng, bảo đảm tính bền vững của phong trào.

Song song với đó, các cấp, ngành cần đẩy mạnh đào tạo đội ngũ nhân lực chuyên trách về chuyển đổi số tại cơ sở - những người “cầm tay chỉ việc” để đưa tri thức số đến với mọi người dân; cần xây dựng kho học liệu phong phú, trực quan, dễ hiểu - nhất là với người lớn tuổi, người ít học - để phong trào thực sự “sống” trong đời sống hằng ngày.

Sứ mệnh xóa mù số, kiến tạo công dân toàn cầu
Đoàn viên, thanh niên hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ hành chính công trên nền tảng số

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Hôm nay, khi tri thức đã mang màu sắc công nghệ, nhận định ấy càng trở nên đúng đắn và cấp thiết.

Phong trào “Bình dân học vụ số” là hành trình khai mở dân trí bằng ánh sáng của thời đại - ánh sáng của dữ liệu, của mạng kết nối, của công nghệ thông minh. Đó là hành trình không của riêng ai mà là của tất cả - mỗi người dân đều là chủ thể, người học, người dạy, là người chia sẻ, người kiến tạo.

Một lần nữa, Việt Nam lại viết tiếp kỳ tích từ phong trào giáo dục quần chúng. Lần này, kỳ tích đó không chỉ là chữ viết mà là ngôn ngữ của công nghệ, của thế giới phẳng, của kỷ nguyên số. Chúng ta không chỉ thoát khỏi bóng tối của mù chữ năm xưa mà là vươn tới tương lai của công dân số toàn cầu.

Bởi vậy, “Bình dân học vụ số” không chỉ là một phong trào mà đó là niềm tin, là khát vọng, là sức mạnh của cả dân tộc. Tất cả vì một Việt Nam thịnh vượng, văn minh, hạnh phúc.

Sứ mệnh xóa mù số, kiến tạo công dân toàn cầu
Giai đoạn 2025 - 2027, Trung ương Hội LHTN Việt Nam triển khai phong trào "Bình dân học vụ số" trên phạm vi toàn quốc (Trong ảnh: Đại diện Trung ương Đoàn, Trung ương Hội LHTN Việt Nam trao tặng "Phòng máy tính cho em" tại tỉnh Lào Cai)

Đọc thêm

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý toà soạn thông minh Công nghệ số

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý toà soạn thông minh

TTTĐ - Sáng 15/5, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức “Hội thảo - Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản trị tòa soạn thông minh”.
Khơi dậy mạnh mẽ khát vọng phát triển quốc gia Công nghệ số

Khơi dậy mạnh mẽ khát vọng phát triển quốc gia

TTTĐ - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 14/5/2025 ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” (Kế hoạch).
Nam A Bank số hóa môi trường làm việc, sẵn sàng cho kỷ nguyên AI Công nghệ số

Nam A Bank số hóa môi trường làm việc, sẵn sàng cho kỷ nguyên AI

TTTĐ - Ngày 14/5, tại TP Hồ Chí Minh, Nam A Bank đã tổ chức Lễ ký kết Dự án Triển khai Chiến lược Chuyển đổi số với Microsoft Việt Nam và Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Viễn thông Tin học Sun Việt (SVTECH).
AI và phát triển bền vững: Luồng gió mới cho đào tạo công nghệ thông tin Công nghệ số

AI và phát triển bền vững: Luồng gió mới cho đào tạo công nghệ thông tin

TTTĐ - Trong bối cảnh kỷ nguyên số và những thách thức toàn cầu về phát triển bền vững, ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) đang đứng trước nhiều cơ hội và đòi hỏi chưa từng có. Hội thảo "Đào tạo Công nghệ thông tin trong bối cảnh đẩy mạnh ứng dụng AI và phát triển bền vững" do Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức đã trở thành diễn đàn quan trọng, quy tụ các chuyên gia, doanh nghiệp cùng nhau thảo luận, định hướng tương lai đào tạo ngành học then chốt này.
Thúc đẩy ứng dụng công nghệ AI trong truyền thông Công đoàn Công nghệ số

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ AI trong truyền thông Công đoàn

TTTĐ - Công tác nâng cao năng lực cho báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ và cộng tác viên trang thông tin điện tử Công đoàn các cấp là hoạt động thiết thực hưởng ứng phong trào “Bình dân học vụ số”.
Hướng dẫn lấy số dịch vụ công online trên ứng dụng iHanoi Công nghệ số

Hướng dẫn lấy số dịch vụ công online trên ứng dụng iHanoi

TTTĐ - Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa có hướng dẫn việc lấy số dịch vụ công online trên ứng dụng iHanoi.
Cần có chính sách huy động mọi nguồn lực thúc đẩy khoa học, công nghệ Công nghệ số

Cần có chính sách huy động mọi nguồn lực thúc đẩy khoa học, công nghệ

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đề nghị nghiên cứu các chính sách phù hợp nhằm khơi thông và huy động mọi nguồn lực trong xã hội tham gia hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặc biệt là lực lượng doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp tư nhân...
Báo Người Lao động chính thức có mặt trên “siêu ứng dụng” MoMo Công nghệ số

Báo Người Lao động chính thức có mặt trên “siêu ứng dụng” MoMo

TTTĐ - Hơn 30 triệu người dùng MoMo đã có thể truy cập vào Báo Người Lao động trên “siêu ứng dụng” tài chính này.
Tinh thần cùng tiến từ phong trào "Bình dân học vụ số" Công nghệ số

Tinh thần cùng tiến từ phong trào "Bình dân học vụ số"

TTTĐ - "Bình dân học vụ số" mang sứ mệnh khai sáng kỹ năng số, tương tự như "Bình dân học vụ" xóa nạn mù chữ năm xưa. Trong kỷ nguyên số, thiếu hụt kiến thức công nghệ đồng nghĩa với việc bị gạt ra ngoài lề cuộc sống hiện đại. Phong trào này chính là chiếc chìa khóa để mọi người tự tin bước vào thế giới số, không ai bị bỏ lại phía sau. Từ đó, Bình Dương đã phát động phong trào "Bình dân học vụ số" - một cuộc cách mạng học tập trong kỷ nguyên số, đặt người dân làm trung tâm.
5 nền tảng để AI là động lực mới phát triển Đà Nẵng Chuyển đổi số

5 nền tảng để AI là động lực mới phát triển Đà Nẵng

TTTĐ - Đà Nẵng chú trọng 5 nền tảng để AI là động lực mới phát triển gồm: Thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo riêng; xây dựng thị trường vốn hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ; xây dựng hệ sinh thái công nghệ trong cuộc sống người dân; thành lập nguồn quỹ đầu tư mạo hiểm và tăng cường đào tạo, thu hút nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao.
Xem thêm