Tag

Tăng cường bảo vệ động vật hoang dã, góp phần bảo tồn nền đa dạng sinh học

Môi trường 28/09/2020 16:00
aa
TTTĐ - Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến việc suy giảm nền đa dạng sinh học của Việt Nam chính là tình trạng săn bắt, buôn bán động vật hoang dã không ngừng gia tăng. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với tự nhiên và đời sống của con người. Do đó, cần tăng cường bảo vệ các loại động vật hoang dã, để bảo tồn và phát triển nền đa dạng sinh học tại Việt Nam.
Tuổi trẻ chung tay bảo vệ động vật hoang dã Tăng cường giáo dục nhận thức cho học sinh về bảo vệ động vật hoang dã
Lực lượng chức năng thả cá thể động vật rừng về môi trường tự nhiên; Ảnh: Kim Ngân
Lực lượng chức năng thả cá thể động vật rừng về môi trường tự nhiên; Ảnh: Kim Ngân

Ðáng lo ngại, tình trạng buôn bán sản phẩm của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ như tê tê, gấu, sừng tê giác, ngà voi... tiêu thụ trong nước, cũng như được vận chuyển xuyên biên giới sang một số nước trong khu vực có chiều hướng tăng. Bên cạnh đó, các loài khác như hổ, voi và một số loài linh trưởng, rùa quý, hiếm, đặc hữu hiện cũng đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

Nền đa dạng sinh học ở Việt Nam đang bị đe dọa

Có thể thấy rằng, vai trò của đa dạng sinh học đối với tự nhiên và đời sống của con người rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay, nền đa dạng sinh học của Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều mối đe doạ mà phần lớn trong số đó gây ra bởi các hoạt động của con người.

Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN), ở Việt Nam, số loài bị đe dọa toàn cầu không chỉ tăng về số lượng, mà còn tăng về mức độ đe dọa. Quần thể của hầu hết các loài bị đe dọa toàn cầu tại Việt Nam đều bị đánh giá là đang có chiều hướng suy giảm về số lượng. Nhiều loài được đánh giá bị đe dọa không cao trên quy mô toàn cầu nhưng lại bị đe dọa ở mức rất cao ở Việt Nam.

Ví dụ như Hạc cổ trắng không có tên trong danh sách đỏ của IUCN (2004), nhưng lại là loài sắp nguy cấp (VU) ở Việt Nam do mất sinh cảnh và thức ăn bị ô nhiễm. Đáng lưu ý, cũng theo IUCN, trong khi một số loài động vật đã bị coi là tuyệt chủng ngoài tự nhiên của Việt Nam nhưng chúng vẫn còn tồn tại ở một số quốc gia lân cận. Điều này thể hiện rõ những biến động lớn về đa dạng sinh học của Việt Nam so với những vùng lãnh thổ khác.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến việc suy giảm nền đa dạng sinh học của Việt Nam chính là tình trạng săn bắt, buôn bán động vật hoang dã không ngừng gia tăng.

Đáng nói, tình trạng săn bắt, buôn bán động vật hoang dã gia tăng tại Việt Nam là do nhiều người dân tin rằng chúng như một loại thần dược, có các tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa các bệnh nan y... Tuy nhiên, trên thực tế không hề có bất kì bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng các loại động vật hoang dã có công dụng, khả năng chữa bệnh.

Việt Nam đang nỗ lực bảo vệ các loại động vật hoang dã

Hiện nay, một xu hướng đáng lo ngại là nạn buôn bán bất hợp pháp các loài động vật hoang dã nguy cấp, quí, hiếm ngày càng gia tăng và tinh vi. Hằng năm hàng triệu loài động vật hoang dã bị săn bắn từ thiên nhiên để buôn bán làm thực phẩm, vật nuôi, đồ lưu niệm và dược phẩm… Đây là mối nguy lớn đe dọa sự sinh tồn của nhiều loài sắp tuyệt chủng.

Đánh giá của các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã trên thế giới (như: Tổ chức Động vật châu Á (Animals Asia), Trung tâm giáo dục thiên nhiên (ENV), Tổ chức Bảo tồn động thực vật quốc tế (FFI), Four Paws, Hiệp hội các vườn thú Frankfurt (FZS), Freeland, Thả tự do cho các loài gấu (Free the Bears), GreenViet, TRAFFIC, Văn phòng Liên Hiệp Quốc về chống ma túy và tội phạm -UNODC) cũng cho thấy, thị trường buôn bán trái pháp luật các loài động vật hoang dã lên đến 20 tỷ và lợi nhuận hằng năm là 8-10 tỷ USD, chỉ đứng sau thị trường chợ đen vũ khí và ma túy.

Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều nghị quyết, văn bản pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo vệ các loài động vật hoang dã. Đặc biệt, kể từ khi tham gia Công ước Đa dạng sinh học vào năm 1994, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm, đầu tư đáng kể về cả nhân lực, tài chính để thực thi các cam kết và nghĩa vụ của mình đối với Công ước, góp phần bảo vệ nền đa dạng sinh học của nước nhà.

Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 là một công cụ hiệu quả góp phần răn đe, trấn áp tội phạm nói chung và tội phạm về động vật hoang dã nói riêng.

Chính phủ, các cơ quan chức năng cùng các tổ chức xã hội đã có những cam kết mạnh mẽ cùng những nỗ lực không mệt mỏi nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ các loài động vật hoang dã. Trong năm 2017, Chính phủ đã tái khẳng định cam kết chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam. Cuối tháng 4/2018, Ninh Bình đã trở thành tỉnh tiếp theo không còn hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật, đưa tổng số địa phương không có gấu nuôi nhốt lên 21 tỉnh thành.

Các địa phương như Cà Mau, Cần Thơ, Lâm Đồng và Thái Nguyên cũng đang nỗ lực vận động người dân sớm chuyển giao các cá thể gấu cuối cùng đến với các trung tâm cứu hộ và chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu tại địa phương.

Ngày 11/9 vừa qua, Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật (thuộc Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng) cho biết, vừa tiếp nhận 68 cá thể động vật hoang dã từ Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội để tiếp tục cứu hộ và thả về môi trường tự nhiên.

68 cá thể được tiếp nhận thuộc nhiều loài thú quý như cầy vòi hương, nhím bờm, sóc đuôi đỏ, kỳ đà vân… Các cá thể này được Trung tâm chăm sóc, cứu hộ để thả về môi trường tự nhiên.

Theo ông Phạm Hồng Thái, Giám đốc Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, những năm qua, nhiệm vụ tiếp nhận, chăm sóc, cứu hộ động vật hoang dã được thực hiện tốt. Qua đó, nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn động vật quý hiếm ở miền Di sản.

Từ 2015 đến nay, Vườn đã cứu hộ gần 600 cá thể động vật hoang dã quý hiếm từ các cá nhân, tổ tức giao nộp. Sau thời gian chăm nuôi, phục hồi sức khỏe, đã có gần 350 cá thể được chuyển thả về môi trường tự nhiên. Nhiệm vụ cứu hộ động vật hoang dã luôn đạt tỷ lệ thành công trên 92%. Trong đó, nhiều loài động vật quý hiếm, nguy cấp, như tê tê, vượn Siki, Voọc Hà Tĩnh, chà vá chân nâu... được thả về rừng.

Ngoài việc làm tốt chức tốt nhiệm vụ cứu hộ, thả về rừng các loại động vật hoang dã, Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng còn phối hợp với chính uyền địa phương trong khu vực, Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức tuyên truyền, ngăn chặn việc săn bắt, mua bán, sử dụng động vật hoang dã.

Theo Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội, trong gần 3 tháng đầu năm 2020, đơn vị đã tổ chức tiếp nhận 26 vụ với 136 cá thể động vật hoang dã. Đặc biệt, trong đó có một số loài quý hiếm như: Hổ, gấu, mèo rừng, vượn, khỉ...

Trong công tác phòng bệnh, Trung tâm đã thực hiện định kỳ theo kế hoạch là 6 đợt cho 423 lượt các cá thể động vật hoang dã. Tổ chức điều trị 42 đợt cho 443 lượt các cá thể động vật hoang dã bị mắc các bệnh viêm đường tiêu hoá, viêm đường hô hấp, tổn thương da…

Bên cạnh đó, cộng đồng cũng ngày càng đóng vai trò tích cực trong công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm về động vật hoang dã. Trong những năm qua, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) đã thường xuyên ghi nhận nhiều cá thể động vật hoang dã được giải cứu nhờ thông báo vi phạm từ người dân.

Trong nhiều trường hợp, các cá thể động vật hoang dã được giải cứu song do hạn chế về tình trạng sức khỏe nên không thể tái thả về tự nhiên. Tuy vậy, sự giúp sức của cộng đồng trong việc thông báo các vi phạm về động vật hoang dã đã góp phần ngăn chặn, phòng ngừa tội phạm liên quan, giúp mở ra tương lai tươi sáng hơn cho nhiều loài động vật hoang dã khác vẫn đang bị săn bắt, buôn bán, nuôi nhốt trái phép.

Mặc dù, những năm qua, đã có rất nhiều chiến dịch nâng cao nhận thức của người dân về việc sử dụng, buôn bán và trao đổi các sản phẩm từ động vật hoang dã ở Việt Nam, nhưng kết quả khảo sát trên mạng cho thấy, ngà voi, sừng tê.. vẫn được rao bán một cách rất công khai. Với nền tảng kinh doanh trên mạng “miễn phí”, dễ dàng liên lạc và có thể duy trì độ bảo mật danh tính, Facebook đã trở thành một thị trường mở và linh hoạt, ở đó, người mua chỉ cần đặt yêu cầu, chuyển tiền vào tài khoản của kẻ bán và kẻ bán có thể vận chuyển những sản phẩm này qua đường bưu điện, hoặc thậm chí, sử dụng dịch vụ vận chuyển nhanh EMS và FedEx.

Hiện nay, ngoài Facebook, còn có rất nhiều phần mềm mạng xã hội khác và các website cũng như các diễn đàn điện tử đều có thể quảng cáo và buôn bán các sản phẩm từ động vật hoang dã. Đây là một trong những thách thức đối với các cơ quan chức năng nhằm ngăn chặn và kiểm soát nạn buôn bán động vật hoang dã.

Tuy nhiên cũng chính các trang mạng xã hội này sẽ là kênh thông tin quan trọng để kết nối bảo vệ động vật hoang dã. Các nhóm yêu thiên nhiên, yêu động vật cũng tổ chức nhiều diễn đàn trên các trang mạng để lan tỏa những hành động đẹp và được đón nhận rất nhiệt tình.

Có thể thấy rằng, các loài động vật hoang dã có ý nghĩa và lợi ích quan trọng trong cuộc sống của con người như tạo nguồn gen quí, bảo tồn nền đa dạng sinh học… Do đó, việc bảo vệ đa dạng sinh học, trong đó có bảo vệ các loài động vật hoang dã là góp phần bảo vệ tài nguyên và môi trường, cũng chính là bảo vệ sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.

Để tăng cường bảo vệ các loài động vật hoang, ccacs cơ quan chức năng cần đẩy mạnh tuyên truyền về giá trị đa dạng sinh học không thể thay thế của các loài động vật hoang dã và các quy định của pháp luật về việc săn bắt, buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ và sử dụng động vật hoang dã và các sản phẩm từ động vật hoang dã, đặc biệt nhấn mạnh việc sử dụng, tiêu thụ động vật hoang dã cũng là một hành vi trái pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Một trong những yếu tố chi phối mạnh nhất đến hành vi tiêu dùng các sản phẩm từ động vật hoang dã đó là niềm tin vào công dụng của chúng đối với sức khỏe và đời sống con người đã bám rễ chặt, được truyền từ nhiều thế hệ, do đó các thông điệp truyền thông cần phải nhấn mạnh đến việc chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh được công dụng chữa bệnh của các sản phẩm từ động vật hoang dã, có thể mời các bác sỹ, chuyên gia uy tín nói về lĩnh vực này. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền về những tác động tiêu cực của sản phẩm từ động vật hoang dã đến bản thân người sử dụng.

Các cơ quan tập trung đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong công tác phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về bảo tồn động, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm. Phối hợp với các cơ quan ngoại giao, cơ quan cảnh sát các nước và các tổ chức phi chính phủ về bảo vệ động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm; Xây dựng và triển khai các điều ước, cam kết quốc tế; tổ chức và tham gia các chiến dịch bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm: bảo tồn voi, hổ, tê giác...mà Việt Nam đã tham gia; Nghiên cứu và áp dụng các bài học kinh nghiệm quốc tế và các mô hình truyền thông thay đổi hành vi thành công trên thế giới để dần dần thực sự thay đổi được thói quen và hành vi của người tiêu dùng động, thực vật hoang dã; chuyên nghiệp hóa các cơ quan chuyên trách quan lý, bảo vệ động vật hoang dã với đầy đủ phương tiện kỹ thuật, thiết bị công nghệ, đội ngũ y bác sĩ có trình độ…

Chỉ khi có những giải pháp tổng thể vấn đề bảo vệ động vật hoang dã mới được giải quyết tận gốc; việc bảo tồn đa dạng sinh học mới có lời giải.

* “Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2020”

Đọc thêm

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt Xã hội

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt

TTTĐ - Công ty CP Miền Trung cho rằng đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế thuê đất tại khu vực mỏ vàng G60, xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam từ năm 2008.
Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu Môi trường

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 21/11 đến đêm 22/11, khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 50-120mm, có nơi trên 180mm; cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn.
Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất Môi trường

Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599/TB-BTNMT ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C Xã hội

Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới từ tối 19/11.
3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu Xã hội

3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).
Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới Môi trường

Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 19/2024/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp.
Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường Môi trường

Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

TTTĐ - Chiều 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP đã thông qua quy định trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn TP Hà Nội.
Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường Môi trường

Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký Công văn số 3803/UBND-TNMT về việc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn thành phố.
Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm Môi trường

Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 tiếp tục di chuyển vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm.
Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường Môi trường

Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường

TTTĐ - Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành từ lâu đã trở thành vấn đề "báo động đỏ". Với các chính sách đặc thù, Luật Thủ đô năm 2024 sẽ mở ra cơ hội giúp làng nghề của Thủ đô phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Xem thêm