Tag
Hà Nội

Tăng cường điều tra, xử lý kịp thời ổ dịch sốt xuất huyết

Tin Y tế 04/09/2024 15:10
aa
TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 23/8 đến ngày 30/8), toàn thành phố ghi nhận 265 ca mắc sốt xuất huyết; 34 ca mắc tay chân miệng; 2 ca ho gà.
Tăng cường triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn Khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm hơn 1 triệu liều vắc xin sởi TP Hồ Chí Minh triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi Chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh sởi

Số ca mắc sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng

Cụ thể, trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận 265 ca mắc sốt xuất huyết, không có ca tử vong; bệnh nhân phân bố tại 29 quận, huyện. Một số đơn vị ghi nhận nhiều bệnh nhân như các quận, huyện: Đan Phượng, Hà Đông, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Phúc Thọ, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy.

Các xã, phường ghi nhận nhiều bệnh nhân như: phường Dương Nội, quận Hà Đông; xã Tân Hội, Phương Đình, Đồng Tháp, Thọ An thuộc huyện Đan Phượng; phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai; xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ.

Kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết tại nhà dân.
Kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết tại nhà dân

Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố ghi nhận 2.549 ca mắc, không có ca tử vong. Trong tuần, TP ghi nhận 16 ổ dịch sốt xuất huyết tại Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Phúc Thọ, Đông Anh, Gia Lâm, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai. Cộng dồn năm 2024, TP ghi nhận 120 ổ dịch, còn 30 ổ dịch đang hoạt động.

CDC Hà Nội nhận định, thời tiết hiện nay nắng nóng kèm theo mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để phát sinh muỗi truyền bệnh; số ca mắc sốt xuất huyết ghi nhận có xu hướng gia tăng, một số ổ dịch kéo dài, tiếp tục ghi nhận bệnh nhân.

Theo kết quả giám sát tại một số ổ dịch vẫn ghi nhận chỉ số côn trùng cao vượt ngưỡng nguy cơ, dự báo số ca mắc có thể gia tăng trong thời gian tới.

Đội chống dịch cơ động của CDC Hà Nội đã phối hợp với đơn vị liên quan giám sát, điều tra, xử lý ổ dịch sốt xuất huyết tại các quận, huyện gồm: Hữu Bằng, Thạch Thất; Hồng Dương, Thanh Oai; Tiên Phương, Chương Mỹ; Tam Thuấn, Phúc Thọ; Văn Chương, Đống Đa; Dũng Tiến, Thường Tín; Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm.

Trong tuần các địa phương đã tổ chức 18 chiến dịch vệ sinh môi trường, kiểm tra phòng chống dịch tại 136.749 hộ gia đình và 731 khu vực trường học, công cộng; xử lý 19.865 dụng cụ chứa nước có bọ gậy.

Tăng cường phòng chống dịch bệnh sởi, tay chân miệng trong năm học mới

Thành phố cũng ghi nhận 34 ca mắc tay chân miệng, không có ca tử vong, tăng 7 ca so với tuần trước. Cộng dồn năm 2024, TP ghi nhận 1.879 ca mắc, không có ca tử vong; trong tuần không ghi nhận ổ dịch, cộng dồn năm 2024 ghi nhận 41 ổ dịch hiện đã kết thúc hoạt động.

Theo nhận định của CDC Hà Nội, số ca mắc tay chân miệng phần lớn là ca bệnh tản phát, không ghi nhận ổ dịch phức tạp, dự báo số ca mắc có thể gia tăng trong thời gian tới khi các trường mầm non và tiểu học sẽ tiếp nhận trẻ đi học trở lại.

Trong tuần, Hà Nội ghi nhận 2 ca mắc ho gà, không có ca tử vong, tăng 2 ca so với tuần trước. Cộng dồn năm 2024, thành phố ghi nhận 224 ca mắc tại 29 quận, huyện, thị xã; không có ca tử vong.

để tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, chủ động phòng chống dịch bệnh, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi, thực hiện Quyết định số 2495/QĐ-BYT của Bộ y tế về kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch sởi năm 2024, CDC Hà Nội tích cực phối hợp với các đơn vị sẵn sàng chuẩn bị, tăng cường điều tra, lập danh sách các đối tượng tiêm theo quy định của Bộ y tế, tránh bỏ sót, tổ chức chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch sởi đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Phụ huynh chủ động đưa trẻ em đi tiêm chủng vắc xin sởi đầy đủ, đúng lịch

Hiện tại, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành phố như Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 2 ca mắc sởi, thời gian tới có thể ghi nhận ca bệnh.

Trước tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh diễn biến phức tạp, với phương châm “phòng hơn chống”, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh sởi trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Để tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, chủ động phòng chống dịch bệnh, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi, thực hiện Quyết định số 2495/QĐ-BYT của Bộ Y tế về kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch sởi năm 2024, CDC Hà Nội tích cực phối hợp với các đơn vị sẵn sàng chuẩn bị, tăng cường điều tra, lập danh sách các đối tượng tiêm theo quy định của Bộ Y tế, tránh bỏ sót, tổ chức chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch sởi đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Trong tuần tới, Hà Nội tiếp tục thực hiện giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng và cơ sở khám chữa bệnh được phân cấp nhằm nắm bắt tình hình dịch bệnh, tổ chức điều tra, xử lý kịp thời ca bệnh, ổ dịch.

Ngoài ra, các địa phương tổ chức điều tra, xử lý kịp thời, triệt để ca bệnh, ổ dịch được ghi nhận trong tuần, không để các ổ dịch bùng phát rộng.

Các đơn vị tăng cường công tác truyền thông, thông tin kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh, biện pháp phòng chống một số dịch bệnh mùa hè như: Tay chân miệng, ho gà, thủy đậu, sởi, rubella… và dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người như: Dại, liên cầu lợn…

Đồng thời, Sở Y tế khuyến cáo người dân chủ động cho trẻ đi tiêm chủng phòng bệnh đúng lịch theo khuyến cáo của ngành Y tế.

Các địa phương chủ động giám sát các chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch, khu vực nguy cơ cao, từ đó triển khai hoạt động đáp ứng phù hợp, kịp thời.

CDC Hà Nội giám sát khu vực ổ dịch sốt xuất huyết đang hoạt động tại: Phù Đổng, Gia Lâm; Phụng Thượng, Phúc Thọ; Đại Mỗ, Nam Từ Liêm; Thượng Cát, Bắc Từ Liêm; Phương Trung, Thanh Oai; Dũng Tiến, Thường Tín.

Ngoài ra, các đơn vị tăng cường công tác kiểm dịch y tế tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài, nhằm phát hiện sớm ca mắc/nghi mắc để áp dụng biện pháp phòng chống dịch kịp thời.

Đọc thêm

Bảo đảm trực cấp cứu 24/24h trước ảnh hưởng của mưa bão Tin Y tế

Bảo đảm trực cấp cứu 24/24h trước ảnh hưởng của mưa bão

TTTĐ - Ngày 11/9, Sở Y tế Hà Nội đã có công văn số 293/SYT-NVY gửi các đơn vị trực thuộc Sở về việc đảm bảo công tác đáp ứng y tế và khắc phục hậu quả sau bão số 3 (Yagi).
Cấp cứu nhiều trường hợp bị chấn thương do lũ quét Tin Y tế

Cấp cứu nhiều trường hợp bị chấn thương do lũ quét

TTTĐ - Ngày 11/9, theo thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, những ngày qua, bệnh viện đã tổ chức hệ thống hội chẩn trực tuyến Telemedicine hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa, lũ cấp cứu, điều trị kịp thời người bệnh.
Đảm bảo y tế khu vực ngập úng của quận Ba Đình, Hoàn Kiếm Tin Y tế

Đảm bảo y tế khu vực ngập úng của quận Ba Đình, Hoàn Kiếm

TTTĐ - Sáng 11/9, TS Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội đã kiểm tra công tác phòng chống lụt bão, ngập úng và đáp ứng y tế phục vụ người dân tại phường Phúc Xá (quận Ba Đình) và Chương Dương (quận Hoàn Kiếm).
Phòng tránh các bệnh về da trong mùa mưa lũ Tin Y tế

Phòng tránh các bệnh về da trong mùa mưa lũ

TTTĐ - Mưa lũ gây ngập lụt trong những ngày qua ở Hà Nội tiềm ẩn những mối nguy hại đến sức khoẻ của người dân. Bên cạnh các bệnh dịch như sốt xuất huyết, tiêu chảy, đau mắt đỏ… thì các vấn đề về da cũng khá thường gặp…
Đảm bảo ứng trực y tế đối phó lũ lớn trên các tuyến sông Tin Y tế

Đảm bảo ứng trực y tế đối phó lũ lớn trên các tuyến sông

TTTĐ - Ngày 11/9, Sở Y tế đã có Công điện khẩn gửi giám đốc các đơn vị trực thuộc Sở về việc thực hiện Công điện số 13 của UBND thành phố Hà Nội tập trung ứng phó với lũ lớn trên các tuyến sông.
Cảnh báo ngộ độc khí C0 do sử dụng máy phát điện bằng xăng Tin Y tế

Cảnh báo ngộ độc khí C0 do sử dụng máy phát điện bằng xăng

TTTĐ - Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng cảnh báo ngộ độc khí CO do gia đình sử dụng máy phát điện chạy bằng xăng trong phòng kín có nguy cơ dẫn đến tử vong cao.
Cấp cứu một công nhân ngành điện gặp tai nạn do ảnh hưởng bão Tin Y tế

Cấp cứu một công nhân ngành điện gặp tai nạn do ảnh hưởng bão

TTTĐ - Theo thông tin của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, bệnh viện đã cấp cứu và chuyển lên tuyến trên một trường hợp công nhân ngành điện gặp tai nạn nghiêm trọng trong quá trình thi công sửa chữa trên lưới điện bị ảnh hưởng do cơn bão số 3.
Huyện Quốc Oai lập trạm y tế lưu động tại vùng bị cô lập do mưa lũ Tin Y tế

Huyện Quốc Oai lập trạm y tế lưu động tại vùng bị cô lập do mưa lũ

TTTĐ - Để chủ động phòng, thu dung cấp cứu ban đầu cho người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, huyện Quốc Oai đã thành lập Trạm Y tế lưu động tại xóm Bến Vôi, xã Cấn Hữu - nơi đang bị cô lập bởi lũ lụt.
Tập trung điều trị tốt nhất cho bệnh nhân trong thiên tai Tin Y tế

Tập trung điều trị tốt nhất cho bệnh nhân trong thiên tai

TTTĐ - Ngày 11/9, Sở Y tế đã có Công điện khẩn gửi giám đốc các đơn vị trực thuộc Sở Y tế về việc thực hiện Công điện số 12 của UBND thành phố tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.
Bệnh viện đa khoa quốc tế thi công dang dở rồi bỏ hoang Sức khỏe

Bệnh viện đa khoa quốc tế thi công dang dở rồi bỏ hoang

TTTĐ - Bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Úc tại TP Hội An (Quảng Nam) có tổng mức đầu tư hơn 325 tỷ đồng đã dừng thi công, bỏ hoang sau khi làm xong phần móng.
Xem thêm