Tag

Tặng quà thời nay

Xã hội 02/12/2020 11:24
aa
TTTĐ - Phải chăng việc mua điểm đổi quà bây giờ nhan nhản khiến cho học trò nghĩ quà phải là vật chất to tát, giá trị và quà phải đạt được mục đích, lợi ích, nếu không phải thế thì quà chỉ là thứ phù phiếm, vô ích…
Thủ tướng Chính phủ thăm hỏi, tặng quà cho người dân vùng lũ Quảng Bình Gới trẻ với ý tưởng độc, lạ dành cho một nửa yêu thương ngày 20/10 Gửi tặng yêu thương đến thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn

Tôi dạy cộng tác cho một trường đại học. Gần đến ngày 20/11, chủ nhiệm khoa và các giảng viên ở đó mới buồn buồn mà nói với tôi: “Học trò ở đây chẳng chúc mừng thầy cô bao giờ”. Tôi ngạc nhiên: “Thật vậy ư?”.

Hôm ấy tôi lên lớp giảng và thẳng thắn chia sẻ với các trò về một điều chưa tiện nói, mà sẽ không ai nói cho các trò biết cả. Bởi dẫu sao, tôi cũng chỉ là giảng viên dạy cộng tác một môn học, chỉ là khách của nhà trường, hôm ấy lại mới có 15/11, là buổi dạy cuối cùng của tôi sau khi đã hoàn thành toàn bộ các đầu điểm cho học trò.

Sau hôm ấy, trò sẽ không còn gặp lại tôi trên giảng đường nữa. Đấy là tất cả lý do khiến tôi có thể nói ra những điều mà không thầy cô giáo nào trong trường dám chia sẻ với học trò của mình.

Tặng quà thời nay

Tại sao các trò không bao giờ chúc mừng và tặng quà cho thầy cô giáo trong suốt cả bốn năm học vừa qua? – Tôi mở lời.

Các trò sững người kinh ngạc. Họ bất ngờ vì câu hỏi của cô giáo.

Các trò có biết rằng vì điều này các thầy cô buồn lắm không? Quà, chỉ cần là một tấm thiệp tự làm hoặc một chiếc cốc sứ lưu niệm, vài bông hoa hồng hoặc một tấm thiệp điện tử. Bất quá thì một lời chúc mừng trên Facebook.

Người làm nghề dạy học, cả năm mới có một ngày Tết nghề, họ đi giữa rừng hoa trên đường phố, giữa các đồng nghiệp mặt tươi như hoa vì đang tay xách nách mang các bó hoa, giữa những người nhộn nhịp chạy ngược chạy xuôi mua hoa tặng thầy, mà lại không có nổi một tấm thiệp chúc mừng mang về đặt trên bàn để hãnh diện khoe với gia đình. Vậy thì khác gì cảm giác của các nữ sinh đang ngồi đây, nếu ngày 8/3 thậm chí không có một tin nhắn chúc mừng.

Các trò đang học môn Quan hệ công chúng mà tác phong sơ đẳng nhất của việc ngoại giao cũng không có. Các trò chỉ còn vài tháng nữa là sẽ tốt nghiệp và xây dựng sự nghiệp cho mình mà kỹ năng giao tiếp tối thiểu cũng bỏ qua. Quan trọng hơn, dường như các trò không chút gì gợn lên sự biết ơn đối với những người đã mang lại kiến thức cho mình.

Tôi nói câu cuối cùng này với một tiếng thở dài nặng nề, trong khi học trò vẫn ngây người vì lần đầu tiên nghe thấy những điều ấy. Tôi cũng nhớ ra rằng, con gái tôi đang học cấp ba, từ thuở vỡ lòng đến giờ, năm nào con cũng được mẹ sắp cho những túi quà nho nhỏ khi đã sát ngày 20/11.

Suốt hơn 10 năm ròng như thế. Tuy nhiên, lần nào con cũng vùng vằng, nại ra đủ lý do này đến lý do khác để không chịu chúc mừng các thầy cô giáo, chỉ vì chẳng bạn nào làm như thế, một mình mình làm vậy thấy kỳ.

Cứ đến kỳ 20/11, tôi thường phải từ gay gắt đến ngọt nhạt để đối thoại, phân tích, đàm phán, chứng minh, thuyết phục rất lâu với con về mỗi một chuyện cỏn con là: Thầy cô giáo của con sẽ rất hạnh phúc khi nhận được món quà nhỏ này... nhưng vô ích. Con gái tôi làm theo các bạn, vì không bạn nào chúc mừng thầy cô cả.

Tặng quà thời nay
Quà của trẻ em vùng cao tặng thầy cô nhân ngày 20/11 chủ là cây mía, túi gạo, túi lạc,...nhưng thầy cô đều vui vẻ nhận lấy
Quà của trẻ em vùng cao tặng thầy cô nhân ngày 20/11 chỉ là cây mía, túi gạo, túi lạc,...nhưng thầy cô đều vui vẻ nhận

Từ lớp 1 con gái tôi đã học trường dân lập. Ở trường tư không có chuyện phải nịnh thầy cô giáo, không phải xin điểm, vì thế các gia đình không mấy khi bận tâm đến chuyện quà cáp. Hơn nữa, con gái tôi luôn được điểm số cao và nề nếp tốt nên các thầy cô cũng khá hài lòng, tôi không có lý do gì để phải nịnh thầy cô giáo của con.

Lý do duy nhất tôi luôn chuẩn bị những món quà để con mang đến trường vào ngày đại lễ này là vì tôi cảm nhận niềm vui rõ rệt và sự tự hào trong mắt những người thầy khi thuở nhỏ, tôi vẫn tự động gói những chiếc khăn bông bay, vuông vải kaki hay chiếc cà vạt lụa mang đến tặng thầy cô.

Học trò hồi ấy nghèo gấp trăm lần bây giờ, mà chẳng bao giờ quên sự hiếu đễ ấy. Đó như một thứ văn hóa, một truyền thống, sự tôn trọng và tình cảm nguyên sơ của trò dành cho cô, thầy. Cớ sao học trò bây giờ trở nên vô cảm?

Phải chăng họ coi việc dạy và học là mối quan hệ sòng phẳng, mình đóng tiền học phí và thầy cô nhận tiền lương, việc học và dạy là nghĩa vụ, là đương nhiên. Xong việc sẽ thậm chí coi nhau chỉ như người quen. Phải chăng việc mua điểm đổi quà bây giờ nhan nhản khiến cho học trò nghĩ quà phải là vật chất to tát, giá trị và quà phải đạt được mục đích, lợi ích, nếu không phải thế thì quà chỉ là thứ phù phiếm, vô ích, thậm chí ngượng ngập, dớ dẩn và dở hơi. Phải chăng vì học trò nhìn ra xung quanh thấy người lớn từ lâu đã thay quà bằng phong bì cho tiện lợi, đến nông nỗi đám cưới, đám ma người ta phải thuê thợ ảnh đứng cửa chụp hình từng khách vào mừng, vào phúng để sau này còn nhớ mặt mà “giả ơn”.

Người ta đi thăm người ốm, đi tiệc thôi nôi, đi khánh thành nhà mới rồi vội vàng ra về sau khi giúi vội chiếc phong bì như một sự điểm danh và trả nợ đồng lần. Cả đi Tết nhà sếp nữa, mà quà chỉ là cân cam, hộp mứt thì quả là bêu riếu cả đại gia đình.

Văn hóa là thứ được truyền thụ không cần bằng lời. Nó ngấm vào những đứa trẻ như làn sương ẩm xâm lấn vào từng thớ gạch vững chãi, khiến vách nhà có bằng bê tông chăng nữa thì giữa mùa nồm cũng trở nên ẩm xì. Sống giữa “văn hóa quà” ấy, học trò thực dụng dần đi, và kinh ngạc khi nghe thấy cô giáo hỏi: Tại sao 20/11 các con không tặng nổi các thầy cô một tấm bưu thiếp?

Có người lớn bảo, vì thời nay khác xưa rồi, học trò cũng nghèo, thầy cô thì toàn đi xe hơi, mà lớp góp nhau lại rồi mang món quà vài chục ngàn đem tặng khéo thầy giáo còn ghét cho thêm. Nghe quan điểm ấy mới thấy, người lớn đã dần làm hư con trẻ đi, làm hư một cách vô tình mà bản thân không nhận biết. Xong đâu đấy xem báo đài hàng ngày mới lại than phiền vì sao mà thanh niên thời nay vô cảm và thiếu nhân văn.

Cớ sao cứ quà là phải có giá trị vật chất cao? Người ta quen thế rồi chăng? Khi đọc cuốn “Mùi của ký ức” của nhà văn Nguyễn Quang Thiều, tôi xúc động khi tác giả kể lại tuổi thơ của ông giữa những cánh đồng hoang dã bao quanh làng Chùa, ở đó quà của dân làng tặng nhau mỗi dịp Tết nhất, lễ lạt hoặc thậm chí ngày thường chẳng nhân dịp gì chỉ đơn giản là dăm cái bánh khúc nóng, cân gạo nếp quê để dành hoặc chục trứng gói kỹ trong túi nải cho khỏi vỡ khi đi bộ sang tận làng bên.

Người ta lại bảo, thời nay ai tặng quà rẻ tiền thế nữa, có mà ngượng cả chủ lẫn khách. Ừ thì bây giờ thế kỷ 21, người thành phố đến nhà nhau không tặng trứng gà hay bánh khúc, nhưng tôi có bạn bè từ khắp năm châu, mỗi lần họ bay đến Hà Nội và lại nhà tôi chơi, không bao giờ quên mang theo một món quà.

Quà thường là phong chocolate, chiếc khăn voan nhỏ xíu, một cây nến thơm trang trí, hay chiếc khăn tắm để trải bãi biển. Chỉ là thế thôi, không bao giờ là quà giá trị to, nhưng không bao giờ họ quên mang quà. Bởi quà chính là văn hóa, là tấm chân tình, và nó giá trị ở điều khác.

Tôi có cô bạn thân lấy chồng người Úc. Đến ngày của Mẹ, bà mẹ trẻ thức dậy và dọn chăn màn như mọi lần thì bất ngờ tìm thấy một phong chocolate đặt dưới gối, kèm theo tấm bưu thiếp với nét chữ quen thuộc: “Chúc mừng vợ của anh, người mẹ vĩ đại đã sinh cho anh một cậu hoàng tử và một cô công chúa. Anh biết ơn em và luôn yêu em!”.

Cô bạn tôi lập tức òa khóc vì cảm động và hạnh phúc suốt cả ngày hôm ấy, suốt cả cuộc hôn nhân đã kéo dài gần hai chục năm. Vậy cớ sao quà 8/3 hay Valentine cứ phải là đồng hồ bạc tỷ, nhẫn kim cương hay chí ít cũng phải chiếc túi Louis Vuitton. Bởi người ta nghĩ: Nếu không thì gì cũng được, chứ ai lại mỗi tấm thiệp và phong chocolate, như thế biết lên Facebook khoe với ai.

Quà cho người thầy, hay quà Tết cho người mà mình trân quý và biết ơn sâu nặng chính là cái gốc của văn hóa, văn minh và tình yêu thương giữa người với người. Nếu ngay cả điều ấy cũng khác đi rồi, thì bảo sao thời đại này lại chẳng có những chuyện mắc cười là người ta tặng quà người yêu, đến khi bỏ nhau rồi thì cù quay nằng nặc đòi quà, rồi tới những chuyện giật gân thường ngày trên báo mạng khi mà quà tặng lại phải liên quan đến tù tội, chỉ vì quà ấy chẳng phải là cân cam mà có giá trị hàng chục, hàng trăm tỷ.

Có phải thời bây giờ, được tặng quà mà đâm cũng buồn!

Đọc thêm

100% phường phấn đấu đạt danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh” Muôn mặt cuộc sống

100% phường phấn đấu đạt danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

TTTĐ - Ngày 22/11, Ban Chấp hành Đảng bộ quận Ba Đình khóa XXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị chuyên đề thông qua một số nội dung quan trọng.
Người phụ nữ khuyết tật và "hành trình cho đi" những niềm vui Muôn mặt cuộc sống

Người phụ nữ khuyết tật và "hành trình cho đi" những niềm vui

TTTĐ - Câu chuyện về người phụ nữ khuyết tật bẩm sinh Đào Thị Nhật với đôi tay khéo léo và trái tim nồng ấm, đã chứng minh rằng với sự kiên trì và yêu thương, mỗi người đều có thể tìm thấy cho mình một con đường hạnh phúc và ý nghĩa.
Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình Muôn mặt cuộc sống

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình

TTTĐ - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu” với sự tham gia của các Giáo sư, Tiến sĩ, chuyên gia, học giả nghiên cứu về lĩnh vực này nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội, các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp cán bộ lãnh đạo quản lý của cả khu vực công và khu vực tư trong việc đảm bảo an ninh phi truyền thống.
Sân chơi độc đáo của những biểu tượng sáng tạo tương lai Muôn mặt cuộc sống

Sân chơi độc đáo của những biểu tượng sáng tạo tương lai

Trước thềm Đêm Vinh danh TikTok Awards Việt Nam 2024, Ngày hội Nhà sáng tạo nội dung TikTok (TikTok Creators Summit Việt Nam 2024) tổ chức tại TP Hồ Chí Minh đã chào đón sự tham gia của hơn 200 nhà sáng tạo nội dung trong nước và quốc tế.
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất Muôn mặt cuộc sống

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

TTTĐ - Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức giải chủ trì buổi lễ.
Phân loại rác tại nguồn: Từ ý thức đến hành động Môi trường

Phân loại rác tại nguồn: Từ ý thức đến hành động

TTTĐ - Theo thống kê, tại Hà Nội, mỗi ngày có hơn 7.000 tấn rác thải. Dự báo, đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tăng 10 - 16%/năm...
Bắc Bộ nắng hanh, miền Trung mưa lớn Môi trường

Bắc Bộ nắng hanh, miền Trung mưa lớn

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 22/11 đến đêm 23/11, khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, có nơi trên 300mm. Cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn trên 100mm/6h.
Quảng Nam cần 905 tỷ đồng để tiếp tục khơi thông dòng Cổ Cò Môi trường

Quảng Nam cần 905 tỷ đồng để tiếp tục khơi thông dòng Cổ Cò

TTTĐ - Theo UBND thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam), dự án nạo vét sông Cổ Cò (Km14 đến Km19+456) sẽ có tổng mức đầu tư dự kiến 905 tỷ đồng.
Dai-ichi Life Việt Nam ra mắt sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn cầu 24/7 BHXH & Đời sống

Dai-ichi Life Việt Nam ra mắt sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn cầu 24/7

TTTĐ - Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam (Dai-ichi Life Việt Nam) vừa chính thức ra mắt sản phẩm Bảo hiểm Chăm sóc sức khỏe toàn cầu 24/7, một giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện cho khách hàng và gia đình với chi phí hợp lý và mức bảo vệ cao lên đến 2 tỷ đồng cho mỗi bệnh/thương tật (không giới hạn số lượng bệnh/thương tật) nhằm đảm bảo tài chính, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng cao trước các rủi ro về bệnh tật, tai nạn và an tâm chăm sóc sức khỏe chu toàn.
Nỗ lực phát triển nhà ở xã hội từ doanh nghiệp Đô thị

Nỗ lực phát triển nhà ở xã hội từ doanh nghiệp

TTTĐ - Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng sẽ nhận được nhiều hơn những chính sách ưu đãi từ chính quyền thành phố để mạnh dạn, có động lực đầu tư cho các dự án nhà ở xã hội sau này.
Xem thêm