Tăng quyền cho Thủ tướng để ứng phó linh hoạt tình trạng khẩn cấp
Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu các hoạt động tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 46 Thủ tướng đề nghị Chính phủ Timor-Leste tạo điều kiện thuận cho các doanh nghiệp Việt Nam |
Chiều 27/5, Quốc hội đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Tình trạng khẩn cấp.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã báo cáo với Quốc hội nội dung cơ bản của dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp.
Theo đó, việc triển khai xây dựng, ban hành Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; khắc phục hạn chế, bất cập trong thực tiễn, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của pháp luật về tình trạng khẩn cấp, qua đó góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Dự thảo luật quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục, thẩm quyền ban bố, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; các biện pháp được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp; tổ chức thi hành nghị quyết ban bố, lệnh công bố tình trạng khẩn cấp; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tình trạng khẩn cấp.
Dự thảo luật quy định: “Căn cứ diễn biến thảm họa, dịch bệnh, tình hình quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và trên cơ sở đề nghị của các bộ hoặc Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban bố tình trạng khẩn cấp, trong trường hợp Ủy ban Thường vụ không thể họp ngay thì Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước công bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương”.
![]() |
Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã báo cáo với Quốc hội nội dung cơ bản của dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp. |
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, nhằm phân cấp, phân quyền và bảo đảm linh hoạt để ứng phó kịp thời với các tình huống trong tình trạng khẩn cấp, luật quy định yrường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp mà pháp luật hiện hành chưa quy định và báo cáo cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Quốc hội trong thời gian gần nhất để phù hợp với quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ năm 2025; Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định áp dụng các biện pháp mà pháp luật hiện hành chưa quy định và báo cáo cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Thủ tướng Chính phủ trong thời gian sớm nhất để phù hợp với quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025”.
Dự thảo luật cũng quy định: “Trong trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước điều động lực lượng vũ trang đến địa bàn ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an điều động lực lượng thuộc quyền đến địa bàn ban bố tình trạng khẩn cấp về thảm họa lớn, dịch bệnh để hỗ trợ các lực lượng tại chỗ cứu hộ, khắc phục hậu quả của thảm họa, dịch bệnh hoặc để ổn định, duy trì an ninh và trật tự, an toàn xã hội”.
Cũng theo dự thảo luật, lực lượng thi hành trong tình trạng khẩn cấp gồm: Lực lượng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; Dân quân tự vệ, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Viện kiểm sát nhân dân, toà án nhân dân, cơ quan thi hành án; Đội công tác tuyên truyền đặc biệt, Đội tuần tra đặc biệt thuộc các lực lượng Quân đội, Công an, Dân quân tự vệ.
Bên cạnh đó, dự thảo luật cũng quy định về trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành trung ương, chính quyền địa phương và của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
![]() |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. |
Thẩm tra dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Lê Tấn Tới cho biết, Ủy ban nhất trí về sự cần thiết ban hành luật với những căn cứ chính trị, pháp lý, thực tiễn như đã nêu trong tờ trình của Chính phủ.
Việc ban hành Luật Tình trạng khẩn cấp, nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp trong phòng, chống, khắc phục thảm họa, sự cố, biện pháp xử lý các tình huống cấp bách, khẩn cấp về quân sự, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; sẵn sàng ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống.
“Luật này không thay thế các luật chuyên ngành đang điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tình trạng khẩn cấp. Tuy nhiên, việc xác định tình trạng khẩn cấp trong các luật chuyên ngành chưa đầy đủ, cụ thể, do đó cần nghiên cứu, quy định về xác định tình trạng khẩn cấp, thẩm quyền, biện pháp áp dụng trong tình trạng khẩn cấp trong luật này cho đầy đủ, phù hợp, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp”, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Lê Tấn Tới nêu rõ.
Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại nhận thấy, quy định về các biện pháp được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp là rất quan trọng, tạo tính thống nhất để áp dụng khi xảy ra tình trạng khẩn cấp.
Về việc phân quyền, phân cấp áp dụng các biện pháp trong tình trạng khẩn cấp, Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại cơ bản tán thành với quy định giao quyền cho Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp cần thiết, có thể áp dụng các biện pháp mà pháp luật hiện hành chưa quy định và báo cáo cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Quốc hội trong thời gian gần nhất, bảo đảm linh hoạt trong việc ứng phó, xử lý các tình huống phức tạp.
Tin liên quan
Đọc thêm

Đề xuất cơ chế giám sát với quyết định trả lại đơn khởi kiện

Cần quy định cụ thể việc giao thẩm quyền cho TAND khu vực

Đoàn đại biểu TP Hà Nội thăm và làm việc tại Ai Cập

Tránh để địa phương trông chờ, ỷ lại trong hỗ trợ ngân sách

Bộ Chính trị yêu cầu hoàn tất sắp xếp cấp xã trước 15/7, cấp tỉnh trước 15/8/2025

Việc phát huy truyền thống đoàn kết Việt Nam - Campuchia - Lào cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết

Cấp xã chỉ được giao việc mà không giao tiền thì bất khả thi

Lễ an táng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Quảng Ngãi

Linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương về đến sân bay Chu Lai
