Tăng tốc xuất khẩu công nghiệp chế biến
Ảnh minh hoạ
Bài liên quan
Hà Nội cần phát huy vai trò hạt nhân, đi đầu cả nước trong công tác xây dựng nông thôn mới
Vinamilk tạo chỗ đứng tại thị trường 1,4 tỷ dân
Tận dụng hiệu quả cơ hội xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc
Tặng ngay 100.000đ cho 10.000 khách hàng thực hiện nộp thuế qua Agribank
Đây là cú nước rút thần tốc so với con số gần 1,6 tỷ USD xuất siêu sau 6 tháng và 1,7 tỷ USD xuất siêu sau 7 tháng đầu năm.
Cú nước rút xứng danh là thần tốc khi kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản sụt giảm do gặp khó về thị trường và giá bán. Cụ thể, thủy sản giảm 2,6%; rau quả giảm 6%; hạt điều giảm 9,4% (lượng tăng 15,8%), gạo giảm 14,2% (lượng tăng 0,1%), hạt tiêu giảm 2,1% (lượng tăng 27,9%); cà phê giảm 20% (lượng giảm 10,3%).
Trong mức tăng 8,1% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục giữ vai trò đóng góp chính ở hai hướng. Về tỷ trọng, nhóm hàng này chiếm 83,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, cao hơn mức 82,8% của năm 2018 và 81,1% của năm 2017. Về tốc độ, xuất khẩu công nghiệp chế biến chế tạo tăng 9,4% cao hơn mức tăng trưởng chung 8,1% của tổng kim ngạch xuất khẩu.
5 mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất đều thuộc về nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo, và có mức tăng tuyệt đối mạnh nhất so với cùng kỳ 2018. Máy vi tính tăng 3 tỷ USD; dệt may tăng trên 2 tỷ USD; điện thoại tăng gần 1,8 tỷ USD; giày dép tăng gần 1,4 tỷ USD và máy móc tăng 760 triệu USD. Kim ngạch tăng tuyệt đối của 5 mặt hàng này 8,91 tỷ USD, chiếm 70% trong tổng số 12,85 tỷ USD tăng thêm của tổng kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, có một nhân tố đột biến là Samsung xuất khẩu sản phẩm mới Galaxy note 10 từ tháng 8. Riêng trong tháng 8, xuất khẩu điện thoại và linh kiện đạt hơn 5,9 tỷ USD, tăng tới 48,1% so với tháng 7. Nếu loại bỏ sự tăng đột biến của Galaxy note 10, giá trị tăng tuyệt đối của 5 mặt hàng công nghiệp chế biến đạt trên 6 tỷ USD, vẫn chiếm 50% tổng giá trị tăng thêm của kim ngạch xuất khẩu cả nước, đã phần nào phản ánh sức dẫn dắt mạnh mẽ của nhóm hàng công nghiệp chế biến.
Tăng trưởng xuất khẩu 8 tháng cũng cho thấy sự tiến bộ vượt bậc của doanh nghiệp trong nước, cũng ở trên hai phương diện.
Về tốc độ, sau khi đạt mức tăng trưởng khá cao trong năm 2018, khối doanh nghiệp trong nước tiếp tục là điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2019 với mức tăng 13,9%, cao gần gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng chung 8,1% và cao gấp 3 lần so với mức tăng 4,6% của khối doanh nghiệp FDI. Về tỷ trọng, lần đầu tiên khối này vượt ngưỡng 30% ở mức 31,6%.