Tag

Tạo "cú hích" rút ngắn khoảng cách, nâng tầm chất lượng dạy - học ngoại ngữ

Giáo dục 09/01/2025 11:51
aa
TTTĐ - Phong trào “Tháng tự học ngoại ngữ” không chỉ là một chiến dịch ngắn hạn mà sẽ trở thành động lực dài hạn, tạo ra sự thay đổi rõ rệt trong chất lượng dạy và học ngoại ngữ trên toàn thành phố, đưa giáo dục ngoại ngữ của Thủ đô lên một tầm cao mới.
Dạy và học ngoại ngữ ở huyện Ba Vì có bước tiến đáng kể Tập hợp 90 từ tiếng Anh sử dụng nhiều nhất 9 thập kỷ qua 20 chứng chỉ được miễn thi môn Ngoại ngữ kỳ thi tốt nghiệp THPT

Khuyến khích tự học ngoại ngữ qua nền tảng công nghệ

Ngày 9/1, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch thu hẹp khoảng cách chất lượng dạy và học ngoại ngữ giữa nội thành và ngoại thành.

Hội nghị có sự tham gia của đông đảo lãnh đạo, quản lý các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố, nhà giáo dục trong nước và quốc tế, doanh nghiệp và giáo viên trực tiếp giảng dạy ngoại ngữ trong các nhà trường. Nhiều ý kiến tham luận thiết thực đã được nêu ra nhấn mạnh đến giải pháp thu hẹp khoảng cách dạy và học ngoại ngữ.

Tạo
Toàn cảnh hội nghị

Chia sẻ tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Quốc Toản cho biết: Việc thu hẹp khoảng cách chất lượng dạy và học ngoại ngữ giữa các vùng nội và ngoại thành không chỉ giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của thành phố.

Với ý nghĩa đó, kế hoạch thu hẹp khoảng cách chất lượng dạy và học ngoại ngữ giữa nội thành và ngoại thành đặt mục tiêu 100% giáo viên ngoại ngữ được tập huấn phương pháp giảng dạy hiện đại.

Ngành Giáo dục triển khai đồng bộ giải pháp công nghệ trong giảng dạy tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; đồng thời, xây dựng mô hình “cặp trường kết nghĩa” để trao đổi, chia sẻ, hỗ trợ trong việc dạy và học môn tiếng Anh và các ngoại ngữ khác.

Kế hoạch của Sở GD&ĐT Hà Nội cũng xác định một số giải pháp trọng tâm, trong đó tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy; tăng cường việc học qua dự án, kết hợp các hoạt động giao lưu, thuyết trình bằng tiếng Anh; triển khai phần mềm học tập tiên tiến, sử dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ tự học, tổ chức các lớp học trực tuyến với giáo viên bản ngữ.

Bên cạnh đó, các trường học sẽ tăng cường tham mưu đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại để dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là các tài khoản giúp học sinh tự học ngoại ngữ; tổ chức các buổi giảng dạy mẫu, chia sẻ tài nguyên giữa giáo viên nội và ngoại thành, xây dựng kho tài liệu trực tuyến.

Một trong những giải pháp quan trọng trong kế hoạch của Sở GD&ĐT Hà Nội nhằm thu hẹp khoảng cách chất lượng dạy và học ngoại ngữ giữa nội thành và ngoại thành là xây dựng phong trào “Tháng tự học”, khuyến khích học sinh tự học ngoại ngữ qua nền tảng công nghệ, phát triển kỹ năng tự học và tư duy sáng tạo.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương phát biểu tại hội nghị
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương phát biểu tại hội nghị

Theo kế hoạch, từ tháng 6/2025, Hà Nội sẽ nhân rộng mô hình trên toàn thành phố, bảo đảm học sinh ngoại thành có cơ hội tiếp cận chất lượng giáo dục tương đương với nội thành. Từ tháng 1/2026, Hà Nội triển khai thí điểm mô hình cặp trường kết nghĩa, các lớp học mẫu và phong trào tự học ngoại ngữ.

Những giải pháp từ thực tiễn

Là huyện ngoại thành xa xôi nhất của Thủ đô Hà Nội, huyện Ba Vì còn gặp nhiều khó khăn so với mặt bằng chung của thành phố về chất lượng giáo dục (trong đó có môn tiếng Anh).

Xác định rõ những thuận lợi, khó khăn, từ năm 2019, ngành Giáo dục Ba Vì đã tập trung giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ và đến nay đã có tiến bộ rõ rệt. Trưởng phòng GD&ĐT huyện Ba Vì Phùng Ngọc Oanh chia sẻ một số giải pháp trọng tâm của huyện đã triển khai để nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, thu hẹp khoảng cách với các quận nội thành.

Giải pháp đầu tiên là tham mưu chính quyền địa phương xây dựng đề án “Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ”; tăng cường bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh.

Trưởng phòng GD&ĐT huyện Ba Vì Phùng Ngọc Oanh phát biểu tại hội nghị
Trưởng phòng GD&ĐT huyện Ba Vì Phùng Ngọc Oanh phát biểu tại hội nghị

Đặc biệt, với địa hình xa trung tâm, Nhân dân sống bằng nông nghiệp là chủ yếu nên môi trường dạy học Tiếng Anh của giáo viên và học sinh Ba Vì khó khăn hơn giáo viên nội thành, vì thế, huyện Ba Vì chọn cách tạo ra môi trường để học sinh làm quen, phát triển ngôn ngữ thông qua việc tiếp cận với tiếng Anh thông qua tranh vẽ, hình ảnh, khẩu hiệu, biểu ngữ trang trí trường, lớp…

Với mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong nhà trường, năm 2022, lần đầu tiên Hà Nội tổ chức cho 199 giáo viên tham gia khoá bồi dưỡng, nâng cao phương pháp dạy học, công nghệ thông tin ở nước ngoài cho giáo viên đạt chuẩn IELTS từ cao xuống thấp. Sau khóa học này, Câu lạc bộ 200+ ra đời nhằm xây dựng cộng đồng giáo dục đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh.

Tạo
Cô Phương Nhân - đại diện Câu lạc bộ 200+ phát biểu tại hội nghị

Chia sẻ tại hội nghị, cô Phương Nhân - đại diện Câu lạc bộ 200+ cho biết, sau khi tham gia khóa học nâng chuẩn IELTS, bằng những trải nghiệm và kiến thức đã tích lũy được, các thành viên câu lạc bộ không chỉ chia sẻ tài liệu, kinh nghiệm mà còn trực tiếp hướng dẫn các chiến lược học tập cũng như các kỹ năng làm bài thi.

Các buổi học này không chỉ nâng cao trình độ ngoại ngữ mà còn giúp các thầy cô tiếp cận với các phương pháp giảng dạy hiện đại, ứng dụng công nghệ, từ đó áp dụng hiệu quả vào thực tiễn giảng dạy.

Đối với các tỉnh khó khăn như Yên Bái, các giáo viên đã tổ chức các buổi tập huấn chuyên đề, các lớp học trực tuyến để hỗ trợ giáo viên và học sinh. Những tài liệu giảng dạy, các bài kiểm tra và các khóa học bồi dưỡng đã được xây dựng phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phương.

“Bằng những hành động thực tế và kịp thời, tỷ lệ giáo viên tại các trường trên địa bàn TP Hà Nội tham gia khóa học đạt chuẩn IELTS đã tăng đáng kể. Nhiều giáo viên đạt các chứng chỉ quốc tế, khẳng định được năng lực chuyên môn.

Học sinh ở các vùng ngoại thành và vùng khó khăn ngày càng có nhiều cơ hội tiếp cận với phương pháp học tiếng Anh hiệu quả, giúp các em tự tin tham gia các kỳ thi lớn.Tình đoàn kết, chia sẻ giữa các giáo viên nội thành và ngoại thành, giữa Hà Nội và các tỉnh khác được thắt chặt hơn bao giờ hết”, cô Phương Nhân chia sẻ.

Ông Kiều Mạnh Toàn - Giám đốc Khối Chính phủ và Doanh nghiệp lớn Microsoft Việt Nam tham luận: Giải pháp của Microsoft trong chuyển đổi số giáo dục
Ông Kiều Mạnh Toàn - Giám đốc Khối Chính phủ và Doanh nghiệp lớn Microsoft Việt Nam tham luận về giải pháp của Microsoft trong chuyển đổi số giáo dục

Nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc nâng cao chất lượng dạy, học ngoại ngữ hiện nay, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho rằng, Hà Nội có quy mô, chất lượng giáo dục dẫn đầu cả nước, vì vậy, Hà Nội cần phải là địa phương đi đầu cả nước về việc thực hiện nhiệm vụ: “Tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học” theo tinh thần Kết luận số 91-KL/TW, ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị.

Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương, ở khu vực nội thành, nhờ có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi, học sinh được tiếp cận với những chương trình đào tạo tiên tiến, giáo viên giàu kinh nghiệm và các tài liệu học tập phong phú.

Trong khi đó, tại các vùng ngoại thành, dù các thầy, cô giáo đã rất nỗ lực nhưng điều kiện còn nhiều hạn chế, từ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đến nguồn tài liệu hỗ trợ. Điều này khiến học sinh ở các vùng ngoại thành gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao năng lực ngoại ngữ, từ đó làm giảm cơ hội cạnh tranh và hội nhập.

Đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội nhận tài trợ từ các đơn vị đồng hành cho Tháng tự học ngoại ngữ
Đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội nhận tài trợ từ các đơn vị đồng hành cho "Tháng tự học ngoại ngữ"

“Với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp quản lý, các nhà trường, giáo viên, phụ huynh, và đặc biệt là sự quyết tâm từ phía các em học sinh, phong trào “Tháng tự học ngoại ngữ” sẽ không chỉ là một chiến dịch ngắn hạn mà sẽ trở thành động lực dài hạn, tạo ra sự thay đổi rõ rệt trong chất lượng dạy và học ngoại ngữ trên toàn thành phố; đưa giáo dục ngoại ngữ của Thủ đô lên một tầm cao mới, góp phần đưa ngành Giáo dục và Đào tạo vững bước cùng đất nước, Thủ đô bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương mong muốn.

Kế hoạch thu hẹp khoảng cách chất lượng dạy và học ngoại ngữ giữa các vùng nội thành và ngoại thành không chỉ là một nhiệm vụ trước mắt, mà còn là trách nhiệm lâu dài của ngành Giáo dục Hà Nội.

Đây là việc để mà ngành Giáo dục Hà Nội hiện thực hóa phương châm: "Không để ai bị bỏ lại phía sau"; đồng thời hướng tới mục tiêu phát triển giáo dục toàn diện, công bằng và bền vững cho mọi học sinh.

Đọc thêm

Ký kết hợp tác đào tạo thực hành cho sinh viên ngành Y Giáo dục

Ký kết hợp tác đào tạo thực hành cho sinh viên ngành Y

TTTĐ - Thỏa thuận hợp tác trong đào tạo thực hành là dịp để sinh viên ngành Y được trưởng thành, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ và mở rộng cơ hội việc làm trong tương lai.
Công thức quy đổi điểm IELTS vào các trường đại học năm 2025 Giáo dục

Công thức quy đổi điểm IELTS vào các trường đại học năm 2025

TTTĐ - Năm 2025, nhiều trường đại học dự kiến cho phép thí sinh quy đổi chứng chỉ IELTS thành điểm môn tiếng Anh khi xét tuyển theo một số phương thức như xét học bạ, xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển kết hợp.
Sáp nhập tỉnh có ảnh hưởng đến cộng điểm ưu tiên của thí sinh? Giáo dục

Sáp nhập tỉnh có ảnh hưởng đến cộng điểm ưu tiên của thí sinh?

TTTĐ - Nhiều thí sinh, phụ huynh bày tỏ băn khoăn về chủ trương sáp nhập các tỉnh có ảnh hưởng đến điểm ưu tiên khu vực trong xét tuyển đại học hay không, đại diện Bộ GD&ĐT đã có giải đáp...
Thí sinh cần làm quen suy luận, liên hệ thực tế trong bài thi tốt nghiệp Giáo dục

Thí sinh cần làm quen suy luận, liên hệ thực tế trong bài thi tốt nghiệp

TTTĐ - Năm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới với nhiều thay đổi về đề thi cũng như cách tính điểm xét tốt nghiệp.
Đại sứ trường THPT Chuyên Sư phạm Hà Nội 2025 "lộ diện" Giáo dục

Đại sứ trường THPT Chuyên Sư phạm Hà Nội 2025 "lộ diện"

TTTĐ - Với chủ đề "Echo of the Essence", cuộc thi Đại sứ THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội là dịp tôn vinh những học sinh đặc biệt bản lĩnh, xuất sắc.
Khai giảng khóa đào tạo giáo viên dạy nghề của Thủ đô Viêng Chăn Giáo dục

Khai giảng khóa đào tạo giáo viên dạy nghề của Thủ đô Viêng Chăn

TTTĐ - Ngày 17/3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức khai giảng khóa đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề của Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào.
Chỉ có 4 thí sinh đạt trên 90 điểm thi đánh giá tư duy Giáo dục

Chỉ có 4 thí sinh đạt trên 90 điểm thi đánh giá tư duy

TTTĐ - Ngày 17/3, Đại học Bách khoa Hà Nội công bố điểm thi đánh giá tư duy (TSA) đợt 2 năm 2025.
“Tuyên ngôn nghệ thuật” của các tài năng trẻ Vinschool Giáo dục

“Tuyên ngôn nghệ thuật” của các tài năng trẻ Vinschool

TTTĐ - Từ 17h30 ngày 15/3, Triển lãm Nghệ thuật “Nhân Dạng” chính thức khai mạc với gần 40 tác phẩm nghệ thuật đa thể loại và chất liệu sáng tạo. Điểm đặc biệt của triển lãm là toàn bộ các tác phẩm do nhóm 14 học sinh tài năng thuộc Trung tâm Tư vấn và Phát triển tài năng của Vinschool (GATE) sáng tác.
Điểm danh những trường đại học top đầu xét tuyển chứng chỉ SAT Giáo dục

Điểm danh những trường đại học top đầu xét tuyển chứng chỉ SAT

TTTĐ - Năm 2025, với điểm SAT từ 1.000, thí sinh có thể nộp hồ sơ xét tuyển kết hợp hoặc xét tuyển thẳng vào nhiều trường đại học top đầu.
Điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trường chuyên Hà Nội Giáo dục

Điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trường chuyên Hà Nội

TTTĐ - Trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 năm 2025, 3 trường THPT chuyên gồm Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên và Sư phạm Hà Nội đã chốt phương án tuyển sinh với nhiều điểm mới đáng lưu ý.
Xem thêm