Tạo điều kiện phát triển thị trường kinh doanh bảo hiểm, giảm gánh nặng cho Chính phủ
Bảo hiểm xã hội tự nguyện - chỗ dựa vững chắc của người lao động tự do Hơn 1 triệu người được chi trả bảo hiểm thất nghiệp trong năm 2020 Làm rõ phạm vi của từng sản phẩm bảo hiểm bắt buộc |
Ngày 25/10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).
Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội thảo luận tại tổ |
Tạo thuận lợi phát triển thị trường bảo hiểm
Thảo luận tại tổ Hà Nội, đại biểu Nguyễn Phi Thường cho rằng, thị trường bảo hiểm đang tạo việc làm cho gần 1 triệu lao động, đặc biệt trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, nhiều lao động mất việc làm đã chuyển sang học nghề và bán bảo hiểm. Vì thế, dự thảo Luật sửa đổi không nên quy định rõ các đại lý được làm việc với bao nhiêu doanh nghiệp bảo hiểm để qua đó thúc đẩy thị trường này phát triển.
Đại biểu cũng kiến nghị cần gắn trách nhiệm của doanh nghiệp với các đại lý bảo hiểm, đặc biệt là đào tạo để họ tư vấn phù hợp, đầy đủ với khách hàng, tránh tình trạng xảy ra khiếu kiện sau này vì thiếu hiểu biết.
Nhấn mạnh kinh doanh bảo hiểm là một ngành quan trọng, đại biểu Phạm Đức Ấn (Đoàn Hà Nội) đề nghị việc có quy định pháp luật cụ thể phù hợp với thực tiễn sẽ tạo thuận lợi phát triển thị trường bảo hiểm.
Liên quan đến bảo hiểm nhân thọ, đại biểu nêu ví dụ nhiều khách hàng mua được năm thứ 2, năm thứ 3 rồi không đóng tiếp sẽ bị thiệt rất nhiều khi hợp đồng không quy định rõ đâu là mức phí, đâu là bảo hiểm. Cùng với đó là vấn đề trục lợi bảo hiểm trong thời gian qua đã xảy ra, thiệt hại không chỉ cho doanh nghiệp bảo hiểm mà với cả xã hội.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí |
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội) cho rằng, thị trường bảo hiểm Việt Nam còn rất phong phú, đất nước rất cần nguồn vốn từ lĩnh vực này, kinh doanh bảo hiểm vẫn tiềm năng nên cần được tạo điều kiện về mặt pháp luật, giúp giảm gánh nặng của Chính phủ về bảo hiểm hiện nay trong bảo hiểm y tế.
Đại biểu Nguyễn Tuấn Thịnh (Đoàn Hà Nội) cho rằng cần có sự phân biệt giữa bảo hiểm có tính chất an sinh xã hội (bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội) với bảo hiểm có tính chất kinh doanh, bởi khi kinh doanh là có cạnh tranh. Trong đó, bảo hiểm nhân thọ là một loại hình bảo hiểm kinh doanh nên người mua có quyền được hướng dẫn những rủi ro tổn thất, còn doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phải làm hết trách nhiệm.
Tham gia bảo hiểm vĩ mô chủ yếu là người yếu thế
Quan tâm đến các quy định về bảo hiểm vi mô, một nội dung mới được đưa vào dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm trình Quốc hội lần này, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Phi Thường cho rằng, dự thảo quy định còn sơ sài, không quy định tổ chức nào được phép và tổ chức nào không được phép tham gia, vì vậy, dự thảo cần quy định rõ.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc |
Nhấn mạnh, bảo hiểm vi mô cũng chứa nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện, từ quản lý tài chính đến quản trị tài chính, cần kiểm soát chặt, đại biểu Nguyễn Phi Thường cho rằng: “Dự thảo cần nghiên cứu theo hướng thay vì tạo ra các tổ chức bảo hiểm vi mô, thì cần tạo cơ chế cho các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm chuyên nghiệp họ làm sẽ hiệu quả hơn”.
Thông tin thêm về lĩnh vực bảo hiểm vi mô, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, bảo hiểm vi mô là một hình thức có tính đặc thù. Đối với hình thức bảo hiểm này số lượng người tham gia đông, nhưng chủ yếu là những người yếu thế.
Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, quy mô của mỗi hợp đồng bảo hiểm này khoảng tầm 50 triệu đồng, là con số nhỏ nhưng lực lượng làm không chuyên nghiệp, lợi nhuận thấp nên ít tham gia mà chủ yếu là dùng số lượng cán bộ, công chức kiêm nhiệm để thực hiện hình thức này. Tuy nhiên, điều này mang lại lợi ích cho người nghèo, người yếu thế rất tốt.