Tag
Nghị định số 66/2021/NĐ-CP

Tạo dựng hành lang pháp lý rõ ràng, cụ thể trong công tác phòng chống thiên tai

Môi trường 23/07/2021 09:00
aa
TTTĐ - Ngày 6/7/2021 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2021/NĐ-CP thay thế Nghị định 160/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật đê điều. Đây được xem là những điểm sáng mới trong văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống thiên tai đã góp phần tạo được hành lang pháp lý rõ ràng, cụ thể hơn để các cấp, ngành, cơ quan phòng chống thiên tai triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Chủ động ứng phó với diễn biến của áp thấp nhiệt đới và mưa lũ Sẵn sàng các kế hoạch phòng, chống thiên tai trong bối cảnh Covid-19 Chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại thiên tai trong bối cảnh dịch Covid-19 Huy động tối đa lực lượng ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lớn

Từng bước kiện toàn hệ thống pháp luật

Nghị định số 66/2021/NĐ-CP vừa được ban hành quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật đê điều, trong đó đã điều chỉnh, bổ sung một số nội dung để khắc phục các tồn tại trong Nghị định 160/2018/NĐ-CP.

Cụ thể, Điều 12 quy định tình huống khẩn cấp về thiên tai, trong đó quy định rõ thẩm quyền công bố cũng như các biện pháp được áp dụng để huy động các nguồn lực ứng phó ngay với tình huống khẩn cấp.

Điều 13 về dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, trong đó quy định thẩm quyền được giao hoặc áp dụng hình thức chỉ định thầu để lựa chọn nhà thầu nhằm khắc phục khẩn cấp các công trình phòng, chống thiên tai, cơ sở hạ tầng bị thiệt hại do thiên tai. Trước đây, nhiều công trình được Chính phủ hỗ trợ kinh phí để khắc phục ngay sau thiên tai nhưng do phải thực hiện theo trình tự đầu tư công qua nhiều bước, không được áp dụng theo dự án khẩn cấp dẫn đến thời gian kéo dài (nhiều công trình kéo dài đến 2 năm), không kịp thời, giảm hiệu quả của nguồn vốn.

Tạo dựng hành lang pháp lý rõ ràng, cụ thể trong công tác phòng chống thiên tai
Nghị định số 66/2021/NĐ-CP bổ sung quy định về công tác truyền tin ứng phó thiên tai, ưu tiên phát tin trong tình huống thiên tai khẩn cấp theo yêu cầu của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai

Tại các Điều 14 – Điều 19 quy định chi tiết về công tác khắc phục hậu quả thiên tai, trong đó bổ sung quy định về xác định nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai; Quy trình huy động, phân bổ và triển khai nguồn lực tài chính hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, nhất là điều chỉnh quy trình huy động, phân bổ nguồn lực từ dự phòng ngân sách Trung ương giúp tháo gỡ khó khăn hiện nay trong thủ tục hỗ trợ từ nguồn lực này; Bổ sung quy định về hỗ trợ khẩn cấp di dời dân cư khẩn cấp, trong đó quy định việc giao đất, bố trí chỗ ở cho các hộ dân phải di dời để tháo gỡ việc nhiều hộ dân bị mất nơi ở nhưng phải sau thời gian dài mới được bố trí nơi ở mới.

Điểm đổi mới nữa ở Nghị định số 66/2021/NĐ-CP chính là việc bổ sung nội dung về chế độ, chính sách đối với lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã về tiền lương, tiền công, chế độ khám chữa bệnh, trợ cấp tai nạn, tiền tuất và các chế độ khác (Điều 33 – Điều 37). Đây là lực lượng nòng cốt tại cơ sở để ứng phó ngay từ giờ đầu khi có thiên tai nhưng trước đây chưa có chế độ, chính sách đối với lực lượng này khi được huy động tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai.

Ngoài ra còn bổ sung quy định về công tác truyền tin ứng phó thiên tai, ưu tiên phát tin trong tình huống thiên tai khẩn cấp theo yêu cầu của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; điều chỉnh, bổ sung về cơ cấu tổ chức, bổ sung các nhiệm vụ của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai… để tăng cường hiêu quả hoạt động chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai.

Tháo “nút thắt” trong việc xây dựng lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cơ sở

Có thể thấy, Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ra đời đã khắc phục những bất cập của Nghị định số 160/2018/NĐ-CP. Một trong những thay đổi quan trọng nữa chính là việc cụ thể hóa chính sách của lực lựng xung kích cấp xã, trong đó có chế độ, trách nhiệm của lực lượng cán bộ trực tiếp làm công tác phòng chống thiên tai.

Qua thực tiễn trong những đợt thiên tai xảy ra những năm gần đây, lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã đã phát huy hiệu quả, phản ứng nhanh, kịp thời xử lý các tình huống khẩn cấp ngay từ giờ đầu theo phương châm “4 tại chỗ” trước khi có lực lượng bên ngoài tiếp cận. Nhận thức rõ vai trò của đội ngũ này, hiện nay, một số địa phương đã quan tâm chỉ đạo và đầu tư nguồn lực giúp lực lượng xung kích phát huy tốt hiệu quả góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đơn cử như trong đợt mưa lũ lịch sử tại miền Trung năm 2020 vừa qua, lực lượng xung kích đã tiếp tục khẳng định phương châm “4 tại chỗ” đặc biệt quan trọng, trong đó lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cơ sở đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Cụ thể, trước mưa, bão, lũ, lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cơ sở đã mang theo loa di động, dùng phương tiện cá nhân đến khắp các địa bàn khu dân cư để phát đi bản tin cảnh báo bão và cách ứng phó trong trường hợp nguy hiểm.

Tạo dựng hành lang pháp lý rõ ràng, cụ thể trong công tác phòng chống thiên tai
Nghị định số 66/2021/NĐ-CP đã bổ sung nội dung về chế độ, chính sách đối với lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã về tiền lương, tiền công, chế độ khám chữa bệnh, trợ cấp tai nạn, tiền tuất và các chế độ khác

Trong thời điểm xảy ra thiên tai, lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cơ sở đã kịp thời tiếp cận hiện trường, ứng cứu và giúp đỡ bà con nhân dân thoát khỏi nơi nguy hiểm. Cụ thể như đêm 28/10/2020, tại xã Trà Leng (Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam), sạt lở nghiêm trọng đã xảy ra, khiến hơn 50 người dân bị vùi lấp. Đội xung kích tại chỗ ngay lập tức phối hợp lực lượng vũ trang đào bới bùn đất, cứu sống nhiều người và khẩn trương sơ cấp cứu những trường hợp bị thương.

Ngoài ra, lực lượng xung kích cơ sở còn hỗ trợ, giúp người dân nhanh chóng sửa chữa nhà cửa, dọn dẹp vệ sinh trường học, cơ sở y tế, thông tuyến các đoạn đường giao thông bị chia cắt...; tham gia cải tạo đồng ruộng, tái thiết sản xuất và ổn định đời sống của nhân dân vùng bị thiên tai.

Có thể nói, lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã đã phát huy hiệu quả, kịp thời xử lý các tình huống thiên tai. Do đó, việc ban hành những quy định mới cụ thể hóa chế độ chính sách của lực lựng xung kích cấp xã có ý nghĩa quan trọng là cơ sở để tiếp tục xây dựng và phát triển đội ngũ xung kích của các địa phương.

Hiện nay, đã có 10.039/10.556 xã trên cả nước đã hoàn thành việc xây dựng và củng cố lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã (chiếm 95%), với tổng số 745.768 thành viên. Tuy nhiên, do thiếu chế độ, chính sách và kinh phí để hoạt động, quyền lợi các thành viên chưa được đảm bảo dẫn tới một số bất cập khi Đội xung kích được thành lập.

Theo đó, lực lượng xung kích hoạt động không đồng đều, có nơi phát huy hiệu quả tốt, có nơi chỉ tồn tại mang tính hình thức, hiệu quả hoạt động hạn chế. Nhiều địa phương không có kinh phí để tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, kiến thức và kỹ năng về phòng chống thiên tai. Phương tiện, trang thiết bị thiếu, bị xuống cấp, không phù hợp khi có thiên tai xảy ra do không có kinh phí cũng như cơ chế chính sách để mua sắm, trang bị. Đặc biệt, lực lượng xung kích không được hỗ trợ tiền công khi tham gia hoạt động phòng chống thiên tai...

Nói về ý nghĩa của việc ban hành Nghị định 66/2021/NĐ-CP, TS. Trần Quang Hoài, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Phòng chống thiên tai nhân mạnh: Việc Chính phủ ban hành Nghị định 66/2021/NĐ-CP ngày 6/7/2021 trong đó quy định chế độ, chính sách cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã đã tạo hành lang pháp lý tháo gỡ khó khăn vướng mắc khi xây dựng, huy động lực lượng xung kích trong thời gian qua.

Từ những cơ chế chính sách được quy định, lực lượng xung kích phòng chống thiên tai sẽ có điều kiện được đào tạo, tập huấn một cách bài bản, được trang bị các trang thiết bị thiết yếu để xử lý tình huống thiên tai. Tiếp tục khẳng định phương châm “4 tại chỗ” đặc biệt quan trọng, trong đó, lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cơ sở là nguồn nhân lực quan trọng khi có thiên tai xảy ra.

THANH HOÀI

Đọc thêm

Truyền cảm hứng và trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên của các bạn trẻ Môi trường

Truyền cảm hứng và trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên của các bạn trẻ

TTTĐ - Ngày 5/7, Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cùng Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (Suntory PepsiCo Việt Nam) tổ chức Lễ khởi động hoạt động năm 2025 của chương trình “Water of Life: Bảo tồn nguồn nước - Vì một Việt Nam xanh” và ra mắt sáng kiến “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku”.
Thời tiết ngày 4/7: Nhiều khu vực có mưa lớn Môi trường

Thời tiết ngày 4/7: Nhiều khu vực có mưa lớn

TTTĐ - Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo nhiều khu vực có mưa lớn trong 24 giờ tới.
Đà Nẵng kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn 2.777 tỷ đồng Xã hội

Đà Nẵng kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn 2.777 tỷ đồng

TTTĐ - Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt 1.000 tấn góp phần nâng cao năng lực xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của TP Đà Nẵng trong thời gian tới.
Hà Nội ngày nắng, đêm không mưa, nhiệt độ cao nhất 33°C Môi trường

Hà Nội ngày nắng, đêm không mưa, nhiệt độ cao nhất 33°C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 3/7, thời tiết miền Bắc vẫn nắng nóng.
Xác lập mục tiêu, lộ trình, địa chỉ rõ ràng trong phát triển ngành công nghiệp môi trường Môi trường

Xác lập mục tiêu, lộ trình, địa chỉ rõ ràng trong phát triển ngành công nghiệp môi trường

Sáng 2/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về dự thảo Chương trình phát triển ngành Công nghiệp môi trường đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đổ trộm, đốt bỏ hàng giả: Cần lấp đầy lỗ hổng quản lý Môi trường

Đổ trộm, đốt bỏ hàng giả: Cần lấp đầy lỗ hổng quản lý

TTTĐ - Hàng tấn bánh kẹo, thực phẩm chức năng, dược phẩm còn nguyên tem mác, thậm chí còn hạn sử dụng, bị đổ trộm, đốt bỏ phi pháp tại các bãi đất trống ở những thành phố lớn trên cả nước. Những "đống rác đặc biệt” này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn là lời cảnh báo về vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng lậu đang len lỏi sâu vào thị trường, cùng với đó là sự buông lỏng trong quản lý và những lỗ hổng pháp lý cần được lấp đầy.
Nhiều khu vực có mưa, cảnh báo lũ quét Môi trường

Nhiều khu vực có mưa, cảnh báo lũ quét

TTTĐ - Thời tiết ngày 2/7: Hầu hết các khu vực đều có mưa, cảnh báo lũ quét.
Tổng vệ sinh phố phường chào mừng chính quyền địa phương 2 cấp Môi trường

Tổng vệ sinh phố phường chào mừng chính quyền địa phương 2 cấp

TTTĐ - Để chuẩn bị cho ngày đầu tiên vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, vừa qua, phường Láng đã tổ chức ra quân tổng vệ sinh môi trường trên địa bàn.
Công nhân thoát nước căng mình điều tiết chống ngập cho Hà Nội Môi trường

Công nhân thoát nước căng mình điều tiết chống ngập cho Hà Nội

TTTĐ - Sau cơn mưa lớn chiều 30/6, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã huy động tối đa nhân lực và phương tiện thoát nước để xử lý các điểm ngập úng, bảo đảm an toàn giao thông, thuận lợi cho người dân đi lại.
Vietcap trao tặng 6.000 cây tại rừng phòng hộ Dầu Tiếng Môi trường

Vietcap trao tặng 6.000 cây tại rừng phòng hộ Dầu Tiếng

TTTĐ - Chứng khoán Vietcap vừa tổ chức lễ trao tặng cây đầu tiên tại Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng, Tây Ninh, với sự góp mặt của đối tác đồng hành TreeBank, Ban Quản lý rừng phòng hộ Dầu Tiếng, UBND xã Suối Ngô và người dân địa phương.
Xem thêm