Tạo dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Việt Nam học tập kinh nghiệm của Israel
Start-up Việt tham dự triển lãm chuyên ngành tại “Quốc gia khởi nghiệp” Israel
Bài liên quan
Công ty ALMA và hành trình khám phá Israel của startup Việt
Startup Việt trải nghiệm tại quốc gia khởi nghiệp Israel
“Đi tắt đón đầu” để khởi nghiệp thời đại 4.0
Khởi nghiệp sáng tạo, cơ hội để giới trẻ Thủ đô thử sức
Kinh nghiệm khởi nghiệp của Israel
Dù mới thành lập được 72 năm (1948 – 2020) và phải trải qua nhiều khó khăn, mất mát cũng như đối đầu với các thế lực thù địch trong khu vực, Israel vẫn vươn lên mạnh mẽ về kinh tế, công nghệ.
Đặc biệt, trong những giai đoạn như khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, Israel vẫn tăng trưởng với tốc độ 35%, đứng thứ 2 trong 34 quốc gia thuộc OECD (Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển) và gần gấp đôi so với tỷ lệ trung bình của OECD, nhờ vào sự ổn định tài chính với hơn 100 tỷ USD dự trữ ngoại hối và nền kinh tế linh hoạt cao – phân bổ đa dạng các lĩnh vực xuất khẩu.
Israel cũng là quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thuộc hàng thấp nhất thế giới, đây là hiệu quả của việc mở rộng quy mô nền kinh tế.
Con người Israel có đặc trưng là sẵn sàng mạo hiểm, thích đương đầu với thử thách. Ngoài ra, hầu hết người Israel đều là dân nhập cư. Quá trình “lang bạt” khắp thế giới đã trui rèn cho họ tinh thần kinh doanh, không sợ thất bại và tầm nhìn toàn cầu. Đây là những yếu tố quan trọng để có xây dựng được “văn hóa khởi nghiệp” và “quốc gia khởi nghiệp”.
Một trong những điểm cốt lõi là, sự can thiệp của Chính phủ cần “đúng chỗ, đúng thời điểm” – bởi vì Israel đã phải trải qua “thập kỷ mất mát” (1973 – 1985) với khủng hoảng, siêu lạm phát, thâm hụt sau những chính sách sai lầm về vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế.
Trước “thập kỷ mất mát”, Israel thực hiện mô hình kinh tế bán xã hội chủ nghĩa, với đa số quyền sở hữu các ngành công nghiệp và dịch vụ thuộc về Chính phủ.
Tính độc quyền này và gánh nặng chi tiêu công cho các dòng người nhập cư, cùng với sự hạn chế về hạ tầngcơ sở đã dần dần đẩy Israel rơi vào khủng hoảng.
Chỉ đến khi Israel chuyển đổi mô hình nhằm thoát khỏi tình trạng chính phủ liên đới quá sâu vào nền kinh tế thì mới có thể giảm được chi tiêu công, ổn định lạm phát (từ 400% năm 1985 xuống còn 20% vào năm 1986).
Đây là một bài học quý giá của Việt Nam bởi hiện tại chúng ta cũng đang rơi vào tình trạng chi tiêu công quá cao, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, nền kinh tế còn nặng tính độc quyền, sở hữu nhà nước.
Trong vài năm trở lại đây, doanh nghiệp công nghệ tại Israel đã bùng nổ. Trong năm 2015, các nguồn quỹ đầu tư cá nhân và đầu tư mạo hiểm tại đây đã phá vỡ nhiều kỷ lúc, tạo cơ hội cho các công ty khởi nghiệp (startup) xuất hiện.
Có thể kể đến một vài startup nổi tiếng từ Insrael như Waze – công ty bản đồ vừa được Google mua lại, iOnRoad – ứng dụng di động cảnh báo tài xế khi họ đến quá gần chiếc xe khác ở trước mặt, hay Conduit – thanh toolbar cộng đồng được toàn thế giới chú ý.
Israel cũng là nơi sản sinh ra những công ty sáng tạo và đổi mới nổi tiếng như Teva – công ty sản xuất thuốc với giá trị thị trường là 43 tỷ USD và Check Point – công ty công nghệ phần mềm có trị giá 11 tỷ USD.
Năm 2008, lượng vốn đầu tư mạo hiểm rót vào Israel đạt gần 2 tỷ USD, bằng với nguồn vốn tương tự chảy vào Vương Quốc Anh (với 61 triệu dân) hay vào Đức và Pháp cộng lại (với hơn 145 triệu dân). Cũng Israel là quốc gia ngoài nước Mỹ có nhiều công ty niêm yết nhất trên sàn chứng khoán NASDAQ. Tính từ thập niên 1980 đến nay, có hơn 250 công ty Israel đã thực hiện chào bán trên sàn chứng khoán đầu tiên trên NASDAQ.
Không sợ thất bại, lạc quan, dám nghĩ dám làm và luôn đặt câu hỏi, đó là những yếu tố giúp cho Israel trở thành một quốc gia khởi nghiệp.
Học hỏi văn hoá chấp nhận thất bại và rủi ro
Tại hội thảo quốc tế: “Tạo dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - bài học thực tiễn từ Israel”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Việt Nam cần học tập cả về lý luận, thực tiễn của quốc gia này. Văn hóa khởi nghiệp (start up) không phải đơn thuần là giải quyết việc làm cho sinh viên mới ra trường như trước, mà nay, khởi nghiệp phải là của cả quốc gia, của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp lớn, diễn ra không ngừng nghỉ.
“Phải học văn hóa chấp nhận thất bại và rủi ro vì đây là hình thức đầu tư mạo hiểm; là văn hóa chia sẻ - hợp tác của những startup đã thành công với những ý tưởng mới hình thành”- Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Khởi nghiệp là sự dấn thân của người tiên phong, dám chấp nhận mạo hiểm. Mười ý tưởng khởi nghiệp thì có tới 7 ý tưởng “thua”, 3 “thắng” nhưng có thể mang lại lợi nhuận rất lớn cho các nhà đầu tư. Chính phủ mong muốn các startup mạnh dạn hơn nữa, chấp nhận rủi ro, tăng cường chia sẻ hợp tác, xây dựng văn hóa khởi nghiệp; cộng đồng startup đổi mới hơn sáng tạo hơn nữa; chủ động đề xuất sáng kiến chính sách cho Chính phủ, chính quyền địa phương.
Bà Lee Singer, Phó đại sứ, đại diện Đại sứ quán Israel Việt Nam chia sẻ: "Từ một quốc gia nhỏ bé, không có tài nguyên thiên nhiên nhưng với một tinh thần khởi nghiệp lớn được truyền tải tới từng người dân, doanh nghiệp… Israel đã vươn lên trong chuỗi giá trị và trở thành một quốc gia hùng mạnh về kinh tế".
Thực tế, ở Israel, hầu hết mọi người dân đều gia nhập quân đội trước khi vào đại học. Trong quân đội, rất nhiều người trở thành chuyên gia về công nghệ, bởi công nghệ là một yếu tố chủ chốt trong việc giao tiếp và hoạt động ở đây. Môi trường và văn hóa trong quân đội của Israel cũng rất khuyến khích khởi nghiệp và sự lãnh đạo. Sau khi rời quân đội, rất nhiều các người lính trẻ nhận ra rằng họ muốn tạo nên 1 công ty có thể giải quyết các vấn đề trên thế giới qua giải pháp công nghệ. Họ chỉ cần chọn vấn đề nào họ muốn giải quyết.
Điều thú vị là ở Israel, nhân viên có thể đặt câu hỏi với cấp trên một cách quyết liệt nhưng không ngạo mạn. Văn hóa tranh luận cởi mở, dám đột phá, được thấm nhuần trong mỗi người dân, ở mọi môi trường.
Để Việt Nam học hỏi kinh nghiệm phát triển quốc gia khởi nghiệp của Israel, hai nước đang ngày càng có nhiều hoạt động hợp tác liên quan đến lĩnh vực khởi nghiệp, Israel còn cung cấp chuyên gia về khởi nghiệp để hỗ trợ Việt Nam.