Tag

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tiếp tục bị Kiểm toán Nhà nước "điểm tên" sai phạm

Doanh nghiệp 13/08/2021 08:00
aa
TTTĐ - Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam tiếp tục bị Kiểm toán Nhà nước chỉ ra vi phạm trong cổ phần hoá các công ty có vốn Nhà nước, có dấu hiệu thất thoát tài sản Nhà nước lên tới hơn trăm tỷ đồng.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đến nay đã sai phạm những gì? Để mất hơn 10.000ha đất, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nói gì? Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam để mất gần 11.000ha đất chỉ bị chấn chỉnh, khắc phục?
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tiếp tục bị Kiểm toán Nhà nước "điểm tên"
Năm 2019, 2020 Tập đoàn Cao su liên tục bị KTNN và Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều sai phạm nghiêm trọng

Tại Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2020, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã tiến hành kiểm toán tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (có mã chứng khoán GVR) liên quan việc quyết toán giá trị phần vốn Nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.

Qua kiểm toán, KTNN phát hiện Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Tập đoàn Cao su) đối chiếu, xác nhận công nợ phải thu, phải trả chưa đầy đủ.

Tập đoàn Cao su đã lập báo cáo tài chính tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần chưa chính xác, kết quả kiểm toán xác định tăng giá trị thực tế vốn Nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần tại các doanh nghiệp với số tiền lên tới 113,54 tỷ đồng.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tiếp tục bị Kiểm toán Nhà nước "điểm tên"
Trước đó, Tập đoàn VRG bảo lãnh cho Công ty CP Gỗ MDF VRG Kiên Giang trả nợ thay, chưa thu hồi 100,87 tỷ đồng

Trước đó, Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2019, KTNN đã chỉ ra nhiều vi phạm của Tập đoàn Cao su Việt Nam có dấu hiệu thất thoát tài sản công lên tới hàng trăm tỷ đồng như: Các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Cao su (VRG) còn xảy ra nhiều vi phạm như Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông đã thực hiện việc trích lập dự phòng nợ thu khó đòi, cùng với đó Tập đoàn Cao su đưa ra khấu hao tài sản Công đoàn lên tới 3 tỷ, theo KTNN là không đúng quy định.

Ngoài ra, Tập đoàn Cao su còn bảo lãnh cho các công ty con vay vốn tại các tổ chức tín dụng, phải trả nợ thay chưa thu hồi 200,68 tỷ đồng. Trong đó, Tập đoàn bảo lãnh cho Công ty CP Gỗ MDF VRG Kiên Giang trả nợ thay, chưa thu hồi 100,87 tỷ đồng; Công ty CP Cao su Phú Riềng - Kratie 92,28 tỷ đồng, Công ty CP Chứng khoán cao su 7,3 tỷ đồng.

Nhiều công ty con của tập đoàn sản xuất, kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ lớn, luỹ kế tính đến ngày 31/12/2018, Tập đoàn Cao su có hàng loạt công ty thua lỗ nặng như: Công ty CP TM DV và Du lịch Cao su lỗ 344 tỷ đồng, Công ty CP Gỗ MDF VRG Kiên Giang 140 tỷ, Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh lỗ 48 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Cao su Mang - Yang lỗ 42 tỷ đồng, Công ty CP Quasa - Geruco 43 tỷ đồng…

Một số khoản đầu tư của Tập đoàn VRG vào các công ty liên kết dài hạn khác bị thua lỗ mất vốn. Cụ thể, Công ty mẹ VRG với 11 công ty liên kết lỗ lũy kế 1.050 tỷ đồng, đầu tư dài hạn khác tại 3 công ty có lỗ lũy kế lên tới 134 tỷ đồng.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tiếp tục bị Kiểm toán Nhà nước "điểm tên"
Tập đoàn Cao su để Công ty TNHH MTV TCT Cao su Đồng Nai chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài khi chưa được cấp giấy chứng nhận đầu tư

Ngoài ra, tại Tập đoàn Cao su còn để đơn vị thành viên chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài khi chưa được cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với Công ty TNHH MTV TCT Cao su Đồng Nai, Công ty TNHH MTV Cao su Chư Pa’h.

Tập đoàn còn để đơn vị thành viên là Công ty CP Cao su Phước Hòa trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính không đúng quy định. Ngoài ra, tập đoàn còn để Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh chi vượt 49,38 tỷ đồng (tính đến lũy kế ngày 31/12/2018).

Nhiều đơn vị thành viên của Tập đoàn Cao su giao khoán đất cho các hộ dân chưa đúng quy định như: Giao khoán đất cho các cá nhân cư trú ngoài địa bàn (Công ty CP Cao su Phước Hòa giao 61,47ha; Công ty CP Cao su Tân Biên giao 13,43ha); Các công ty này còn giao khoán vượt định mức với Công ty Cao su Phước Hoà là 1 trường hợp, cao su Tân Biên 4 trường hợp.

Trong công tác thực hiện thoái vốn, tập đoàn chưa thoái vốn đầu tư theo kế hoạch được duyệt đối với Công ty CP Cao su Phước Hòa là 2 đơn vị.

Trong năm 2020, Tập đoàn Cao su còn bị Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều sai phạm “khủng” vi phạm Luật Đất đai như: Trong công tác quản lý đất đai, tính đến ngày 31/12/2017, các đơn vị thuộc Tập đoàn Cao su để 10.710,36ha đất bị lấn, chiếm tập trung ở các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên… vi phạm Luật Đất đai.

Việc tập đoàn cho thuê một phần đất diện tích văn phòng làm việc chưa thực hiện đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013 với hàng loạt vị trí “vàng” như: Tại số 177, Hai Bà Trưng, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh; số 56 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội và cho mượn đất làm nhà ở để bị lấn, chiếm chưa thu hồi được tại nhà E1, phố Tạ Quang Biểu, quận Hai Bà Trưng…

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tiếp tục bị Kiểm toán Nhà nước "điểm tên"
Nhiều vi phạm về đất đai của Tập đoàn Cao su bị Thanh tra Chính phủ chỉ rõ (Ảnh minh họa)

Tập đoàn Cao su ban hành Quyết định số 183 ngày 3/3/2008 cho phép Công ty Cao su Phú Riềng chuyển giao 96,18ha đất cao su, sau đó UBND tỉnh Bình Phước thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đối với trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su (không phải là tổ chức kinh tế nên không được thuê đất để thực hiện dự án đầu tư) là chưa thực hiện đúng quy định Luật Đất đai 2003.

Việc Giám đốc Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú cho cán bộ, công nhân viên mượn đất (đất phi nông nghiệp) làm nhà ở với tổng diện tích 0,81ha tại trụ sở Nông trường Tân Thành xã Tân Thành, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước (lô đất này đã được địa phương cấp GCNQSD đất ngày 20/9/2007 cho công ty), đến nay có 33 cán bộ, công nhân viên đang sử dụng diện tích này làm nhà ở là vi phạm khoản 3, Điều 12, Luật Đất đai năm 2003.

Việc Giám đốc Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Cao su Đồng Nai cho 44 công nhân mượn 2.575,75m2 nhà để ở trên diện tích 3,2ha đất là sử dụng đất sai mục đích, vi phạm Luật Đất đai năm 2013.

Trong công tác xử lý, sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước sau 10 năm (tính đến ngày 31/12/2017), Tập đoàn chỉ thực hiện được 5,7%; Số cơ sở nhà đất còn lại chưa được phê duyệt xử lý, sắp xếp theo quy định là 716 cơ sở, chiếm 94,3% (diện tích đất 1.185ha, diện tích nhà 1.133.989m2), hiện mới hoàn tất công tác kiểm tra hiện trạng.

Tạp đoàn cũng vi phạm Nghị định 07/2003; Nghị định 52/1999; Nghị định 199/2004 của Chính phủ khi Công ty Tài chính cao su ký hợp đồng mua tài sản là quyền sử dụng đất năm 2004, 2005 để làm trụ sở Văn phòng Công ty (nếu so với giá đất do UBND TP HCM ban hành năm 2018 thì giá mua cao hơn) nhưng không lập báo cáo nghiên cứu khả năng, chưa có dự án đầu tư được phê duyệt.

Với hàng loạt các vi phạm được KTNN và TTCP chỉ ra trong việc quản lý đất đai, kinh doanh, cổ phần hoá các công ty có vốn nhà nước... của Tập đoàn Cao su thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm với những sai phạm trên?

Cuối năm 2017, hàng loạt cán bộ nguyên lãnh đạo và thành viên của Tập đoàn Cao su đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can liên quan đến vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tập đoàn Cao su (mã chứng khoán là GVR).

Quyết định khởi tố điều tra về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165, Bộ luật Hình sự gồm các bị can: Lê Quang Thung - nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Cao su Việt Nam; Nguyễn Thành Châu - nguyên Giám đốc Công ty Cao su Đồng Nai; Nguyễn Văn Minh - nguyên Kế toán trưởng Công ty Cao su Đồng Nai; Nguyễn Hồng Phú - nguyên Giám đốc Công ty Cao su Phú Riềng; Hoàng Văn Sơn - Kế toán trưởng Công ty Cao su Phú Riềng.

Đọc thêm

PV GAS định hướng đầu tư và hợp tác kinh doanh sản phẩm khí Doanh nghiệp

PV GAS định hướng đầu tư và hợp tác kinh doanh sản phẩm khí

TTTĐ - Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) vừa tổ chức Hội nghị định hướng đầu tư và hợp tác kinh doanh các sản phẩm khí của PV GAS tại khu vực Bắc Bộ.
Công ty Cổ phần In Hospitality - chủ của GEM Center bị xử phạt Doanh nghiệp

Công ty Cổ phần In Hospitality - chủ của GEM Center bị xử phạt

TTTĐ - Do vi phạm công bố thông tin, chủ của GEM Center - Công ty Cổ phần In Hospitality bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt 92,5 triệu đồng.
Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO Doanh nghiệp

Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO

TTTĐ - SABECO vừa ra mắt Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO, hướng đến làm chủ công nghệ cùng phát triển ngành đồ uống Việt Nam ngang tầm thế giới.
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu đô la Mỹ Doanh nghiệp

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu đô la Mỹ

TTTĐ - Ngày 20/11/2024, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thông báo tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank từ 75 triệu USD lên 115 triệu USD. Sự kiện này không những tiếp tục khẳng định uy tín của Eximbank trên thị trường tài chính quốc tế mà còn mở ra cơ hội để ngân hàng tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế.
Prudential và CarePlus ký kết hợp tác chiến lược Doanh nghiệp

Prudential và CarePlus ký kết hợp tác chiến lược

TTTĐ - Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam (Prudential) và Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus (CarePlus) vừa ký kết thỏa thuận triển khai chương trình hợp tác chiến lược nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tầm soát tốt nhất trên toàn hệ thống của CarePlus tới các khách hàng của Prudential.
Vingroup thành lập công ty nghiên cứu và phát triển người máy Doanh nghiệp

Vingroup thành lập công ty nghiên cứu và phát triển người máy

TTTĐ - Tập đoàn Vingroup công bố chính thức thành lập Công ty Cổ phần Nghiên cứu Phát triển và Ứng dụng người máy VinRobotics với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Mục tiêu của VinRobotics là góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tối ưu hóa quy trình trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và đời sống.
Đưa cuộc vận động thành động lực phát triển kinh tế địa phương Doanh nghiệp

Đưa cuộc vận động thành động lực phát triển kinh tế địa phương

TTTĐ - Sáng 20/11, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” TP Hà Nội đã đi kiểm tra việc triển khai thực hiện cuộc vận động trên địa bàn huyện Đông Anh.
Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao cho nông dân Việt Nam Doanh nghiệp

Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao cho nông dân Việt Nam

TTTĐ - Với rất nhiều nỗ lực, cố gắng, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh. Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
Chiến lược cho hợp tác kinh tế giữa Long An và doanh nghiệp Đức Doanh nghiệp

Chiến lược cho hợp tác kinh tế giữa Long An và doanh nghiệp Đức

TTTĐ - Ngày 18/11, tại Cologne, đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Được làm trưởng đoàn đã tham dự “Hội nghị bàn tròn thương mại đầu tư Long An - Cologne” và xúc tiến các buổi gặp gỡ, trao đổi tích cực với các tổ chức doanh nghiệp và nhà đầu tư hàng đầu tại Đức.
Hải Phòng: Thẩm định các doanh nghiệp tham gia giải Sao Vàng đất Việt Doanh nghiệp

Hải Phòng: Thẩm định các doanh nghiệp tham gia giải Sao Vàng đất Việt

TTTĐ - Ngày 19/11, Đoàn thẩm định số 51, Ban tổ chức giải Sao Vàng đất Việt thuộc Hội Doanh nghiệp trẻ (DNT) Việt Nam do anh Nguyễn Đức Cường, Ủy viên Trung ương Hội DNT Việt Nam, Chủ tịch Hội DNT tỉnh Hà Nam làm Trưởng đoàn, đã về thẩm định 3 doanh nghiệp (DN) của Hải Phòng.
Xem thêm