Để mất hơn 10.000ha đất, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nói gì?
Tập đoàn Cao su có né tránh trách nhiệm?
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (gọi tắt là Tập đoàn Cao su) cho hay: Sau khi có Thông báo kết luận của Thanh tra Chính phủ phía Tập đoàn đã có dự thảo báo cáo gửi Thanh tra Chính Phủ. Theo báo cáo trên Tập đoàn này giải thích về đất lấn chiếm diện tích 10.347ha được Tập đoàn đưa ra nguyên nhân xảy ra là chủ yếu trong giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2000 thì giai đoạn này các địa phương chỉ giao đất theo bản đồ quy hoạch đất, khoanh vùng chuyên canh cao su vào Pháp để lại, không có đăng gửi chi tiết trên thực địa, một số diện tích đã có người dân sinh sống. Một số bàn giao nguyên trạng, chưa ra soát đồ đạc và chuẩn xác nhận tích đất theo quy định quyết định giao của các địa phương.
Việc quản lý, cho thuê tại trụ sở Tập đoàn Cao su đã được TTCP chỉ rõ vi phạm trong thông báo kết luận thanh tra vừa qua |
Đất được giao theo quy hoạch nằm ở vùng sâu vùng xa vùng biên giới khi nhận bàn giao và tiến hành khai hoang trồng cao su thì phát hiện trường hợp một số diện tích người dân địa phương đã canh tác lâu năm nhưng cũng chưa có pháp lý đất đai. Tương tự khi tiếp nhận bàn giao của các công ty nông lâm trường của tỉnh thì cũng có diện tích người dân đã sử dụng canh tác từ lâu, trường hợp này chủ yếu xảy ra ở khu vực Tây Nguyên mà Duyên Hải miền Trung và miền núi phía Bắc, với diện tích gần 9.646ha.
Một số diện tích các địa phương giao, cho thuê trồng cao su, tuy nhiên kèm theo quản lý diện rừng; với lực lượng bảo vệ mỏng, không đủ chức năng thẩm quyền để xử lý các vụ việc lấn chiếm, thâm canh nên một số diện tích trồng cao su cũng bị lấn chiếm, đối với các đối tượng lấn chiếm chủ yếu là người đồng bào dân tộc nên rất khó xử lý, nếu thực hiện biện pháp cứng rắn thì dễ dẫn đến xung đột, đã đi nhiều lần đề nghị bàn giao diện tích rừng giao cho địa phương quản lý vì không có đủ năng xử lý và lực lượng bảo vệ mỏng...
Tính đến thời điểm hiện nay diện tích đất bị lấn chiếm so với kết luận thanh tra đã giải quyết là 7.140,61ha trên 10.347,36ha và sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương để giải quyết dứt điểm.
Đối với diện tích đất tranh chấp, chồng lấn, nguyên nhân chủ yếu là do đo đạc sai lệch, cấp trùng hồ sơ pháp lý đất đai, chồng lấn ranh giới sử dụng đất, một số diện tích khoán trước đây người nhận khoán không trả lại. Thủ tục giải quyết tranh chấp tương đối phức tạp, thường đưa ra xử lý ở tại tòa án nên tình trạng này kéo dài. Tính đến thời điểm hiện nay diện tích đang bị tranh chấp, chồng lấn so với kết luận của Thanh tra Chính phủ đã giải quyết là 189,79ha/1.624,24ha và sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương để giải quyết dứt điểm.
Một khu đất được TTCP phát hiện Tập đoàn Cao su giao cho một đơn vị thành viên để sau đó sử dụng sai mục đích. |
Trước những câu trả lời trên, dư luận cho rằng Tập đoàn triển khai từ năm 1975 đến năm 2000, đến nay sau 21 năm Tập đoàn vẫn để tình trạng lấn chiếm kéo dài? Đặc biệt, tại TB KLTTCP nêu rõ nội dung thanh tra: “ Thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai… thời kỳ từ ngày 1/1/2010 đến 31/12/2017”. Việc giải thích hầu hết diện tích lấn, chiếm từ trước năm 2000 của Tập đoàn Cao su khiến dư luận cho rằng Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đang chối bỏ trách nhiệm?
Khi Thanh tra kiến nghị Tập đoàn Cao su mới bắt đầu trình?
Sau khi Thanh tra Chính phủ kiến nghị đối với Tập đoàn Cao su: Xử lý các tồn tại, vi phạm trong việc cho thuê văn phòng làm việc, cho thuê, mượn nhà, đất không đúng nơi quy định, để xảy ra tình trạng lấn, chiếm nhà, đất để nhà trống không sử dụng gây lãng phí; rà soát, xử lý và chịu trách nhiệm đối với một số đơn vị thuộc Tập đoàn mua một số cơ sở nhà, đất với giá cao, chưa đúng quy định.
Lập hồ sơ, trình các cơ quan chức năng, thực hiện việc sắp xếp, xử lý tài sản công đối với 716 cơ sở nhà đất theo quy định tại Nghị định số 167 ngày 31/12/2017 của Chính phủ, Thông tư 37 ngày 16/4/2018 của Bộ Tài chính. Vừa qua, phía Tập đoàn mới bắt đầu và lập có văn bản xin ý kiến chỉ đạo từ Bộ Tài chính.
Trước đó, việc cho thuê tại số 177, Hai Bà Trưng, thành phố Hồ Chí Minh và 56 Nguyễn Du (Hà Nội), Tập đoàn Cao su cho rằng là không sai, không vi phạm khi "vị trí số 177, Hai Bà Trưng được thiết kế xây dựng làm văn phòng cho công ty mẹ và các đơn vị thành viên (Viện nghiên cứu cao su, tạp chí Cao su và văn phòng đại diện các đơn vị), hiện nay chỉ có công ty mẹ Tập đoàn đang làm việc, do các đơn vị chưa có nhu cầu mở văn phòng đại diện; Nhờ bố trí tiết kiệm diện tích sử dụng cho người lao động và tránh lãng phí công năng, giảm chi phí quản lý, Tập đoàn đã cho thuê diện tích sàn xây dựng chưa sử dụng.
Việc cho thuê này thực chất là không cho thuê đất mà chỉ cho thuê diện tích sàn của trụ sở làm việc (chiếm 30% diện tích xây dựng). Ngoài ra, trụ sở làm việc được đầu tư bằng vốn của Tập đoàn và đã được định giá khi cổ phần hoá Tập đoàn, việc cho thuê giúp Tập đoàn sớm thu hồi vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trường hợp cho thuê tại Văn phòng số 55 Nguyễn Du (Hà Nội) tương tự. Việc cho thuê được thực hiện theo đúng thông lệ về cho thuê văn phòng."
Gần 100 ha, TTCP phát hiện thành viên Tập đoàn Cao su giao đất không đúng đối tượng cho Trường cao đằng Công nghiệp Cao su tại Bình Phước. |
Còn về việc bị lấn chiếm tại địa điểm E1 Tạ Quang Bửu (Hà Nội) Tập đoàn Cao su cho biết: đây là vấn đề mang tính lịch sử từ năm 80 - 90, Tập đoàn đã chỉ đạo Văn phòng đại diện tại Hà Nội làm việc với các cơ quan chức năng để có hướng xử lý phù hợp. Tuy nhiên phía Tập đoàn chưa biết việc đến nay quá trình giải quyết vấn đề xử lý thế nào, vẫn chưa có hướng xử lý cụ thể nào.
Về việc Công ty tài chính Cao su và Công ty Mang Yang mua nhà thì Tập đoàn lấy lý do xuất phát từ nhu cầu làm văn phòng giao dịch, công ty đã thuê thẩm định giá để xác định giá mua hợp lý, giá thẩm định đã đánh giá các yếu tố tác động như cung cầu trên thị trường, giao dịch mua bán đã thực hiện tại khu vực. Tập đoàn lấy dẫn chứng là giá nhà hiện nay cũng đã tăng nhiều so với giá trước đây.
Thanh tra Chính phủ sau khi có TBKLTT thì đến nay Tập đoàn Cao su mới đang thực hiện thủ tục sắp xếp các cơ sở nhà đất trên địa bàn 16 tỉnh. Theo Tập đoàn Cao su thông tin thì đến nay Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính phê duyệt phương án sắp xếp đối với các cơ sở nhà, đất trên địa bàn 11 tỉnh. Chủ trì kiểm tra hiện trạng và thực hiện các thủ tục tiếp theo đối với các cơ sở nhà đất tại TP. HCM tại văn bản 2063/UBQLV-NN ngày 24/11/2020.
Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum ( Công ty thuộc Tập đoàn Cao su) hiện đang có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng trong đấu giá |
Đồng thời, UBNQLVNN tại doanh nghiệp đã lấy ý kiến các tỉnh còn lại; hiện Tập đoàn đang phối hợp làm việc với các tỉnh này để sớm có ý kiến theo yêu cầu của UBQLVNN tại doanh nghiệp.
Trong TBKLTT trong chấp pháp của 3 tập đoàn lớn trong quản lý, sử dụng đất đai, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị chuyển sang cơ quan Cảnh sát điều tra hàng loạt khu đất công, tại Kết luận với hàng loạt sai phạm, trong quản lý, sử dụng tài sản công, đất công… dù bị lấn, chiếm hơn 10.000ha nhưng Tập đoàn cao su khẳng định “Tập đoàn không có nội dung kiến nghị phải chuyển cơ quan cảnh sát điều tra”.
Việc Tập đoàn Cao su để lấn, chiếm hơn 10.000ha nhưng theo TB KLTT của Thanh tra Chính phủ thì Tập đoàn chỉ bị kiến nghị "chấn chỉnh, khắc phục, xử lý đối với những khuyết điểm, vi phạm của Tập đoàn như kết luận thanh tra". Dư luận cho rằng: Với các vi phạm nghiêm trọng của Tập đoàn Cao su nhưng chỉ bị kiến nghị khắc phục vi phạm có quá nhẹ đối với vi phạm của Tập đoàn này?