Tag

Tập trung tháo gỡ "điểm nghẽn" trong phát triển công nghiệp văn hóa

Văn hóa 22/11/2023 13:55
aa
TTTĐ - Sáng 22/11, Đoàn giám sát số 3 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong làm Trưởng đoàn đã giám sát công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU và Nghị quyết số 09-NQ/TU trên địa bàn huyện Mỹ Đức.
Nhiều quy định mang tính đặc thù để phát triển văn hóa, giáo dục Chính sách cụ thể để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu chỉ đạo tại cuộc giám sát.
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu chỉ đạo tại cuộc giám sát

Cùng dự có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn.

Thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội chuyển biến tích cực

Báo cáo với Đoàn giám sát, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mỹ Đức Đỗ Trung Hai cho biết, huyện có 282 di tích, trong đó, có di tích quốc gia đặc biệt là quần thể di tích danh thắng Hương Sơn (chùa Hương), 16 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 90 di tích xếp hạng cấp thành phố. Huyện có 67 lễ hội truyền thống, 1 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 60 di sản văn hóa phi vật thể.

Cùng với đó, nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống như: Hát chèo, múa rối, nghệ thuật cồng chiêng được bảo tồn và phát huy. Đây là những điều kiện thuận lợi để huyện Mỹ Đức phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như phát triển công nghiệp văn hóa.

Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức Nguyễn Anh Dũng cho biết, việc thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU và Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội hơn 2 năm qua được Ban Thường vụ Huyện ủy cụ thể hóa, tổ chức triển khai thực hiện gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của huyện. Trong đó, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội có nhiều chuyển biến tích cực. Việc bảo tồn, phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống được các cấp, ngành và Nhân dân tham gia hưởng ứng.

Hệ thống thiết chế văn hóa từng bước được đầu tư xây dựng và hoàn thiện; hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ngày càng phát triển, thu hút được đông đảo Nhân dân tham gia; công tác giáo dục phổ thông có nhiều chuyển biến. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được thực hiện có hiệu quả.

Tuy nhiên, lãnh đạo huyện cũng thừa nhận, nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, an sinh xã hội trên địa bàn còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác phát triển công nghiệp văn hóa chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Các thiết chế văn hóa ở một số cơ sở có nơi còn gặp khó khăn. Một số công trình di tích đình, chùa chưa được tập trung đầu tư nguồn lực tu bổ, tôn tạo.

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mỹ Đức Đỗ Trung Hai trình bày báo cáo.
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mỹ Đức Đỗ Trung Hai trình bày báo cáo

Trên cơ sở đó, lãnh đạo huyện đề nghị thành phố quan tâm, chỉ đạo, sớm phê duyệt quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn (chùa Hương) theo Quyết định số 380/QĐ-TTG ngày 13/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án đổi mới mô hình tổ chức và phương thức quản lý di tích và quản lý hoạt động du lịch, tham quan thắng cảnh tại quần thể di tích, thắng cảnh quốc gia đặc biệt Hương Sơn theo Thông báo số 20-TB/BCĐ ngày 25/7/2023 của Ban Chỉ đạo quản lý tổ chức bộ máy, biên chế thành phố Hà Nội.

Thành phố quan tâm, hỗ trợ ngân sách đầu tư, xây dựng các trường học đạt chuẩn quốc gia; đầu tư xây dựng trường liên cấp và tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, phát triển du lịch trên địa bàn huyện theo nghị quyết của HĐND thành phố.

Thay đổi tư duy Nhà nước “làm thay” trong phát triển công nghiệp văn hóa

Phát biểu chỉ đạo, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong ghi nhận nỗ lực của huyện Mỹ Đức trong cụ thể hóa các nội dung quan trọng trong Chương trình số 06-CTr/TU và Nghị quyết số 09-NQ/TU, thông qua việc ban hành các đề án, kế hoạch, đặc biệt là quan tâm đầu tư cho giáo dục và y tế. Nhờ đó, nhận thức của người dân về vấn đề văn hóa, nguồn nhân lực trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực.

Cùng với đó, huyện đã quan tâm đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa; phát huy giá trị các di tích lịch sử, di sản văn hóa dày đặc trên địa bàn; đồng thời, chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân.

Thẳng thắn chỉ ra những khó khăn, hạn chế, đồng chí Nguyễn Văn Phong cho rằng, nhận thức của huyện về phát triển công nghiệp văn hóa chưa được chú trọng và cần thay đổi tư duy về vấn đề này. Trong đó, Nghị quyết số 09-NQ/TU nhấn mạnh đến các nhóm lĩnh vực cần ưu tiên phát triển như du lịch văn hóa, ẩm thực… Đây là những lĩnh vực mà huyện có nhiều tiềm năng, thế mạnh cần phải được phát huy hơn nữa thời gian tới.

Cho rằng, văn hóa, giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực còn những “điểm nghẽn”, đồng chí Nguyễn Văn Phong đề nghị huyện tập trung tháo gỡ khó khăn để phát triển những lĩnh vực quan trọng này. Trong đó, cần thay đổi tư duy “làm thay” cho người dân, doanh nghiệp trong phát triển công nghiệp văn hóa, bởi khi có sự chung tay của cộng đồng thì văn hóa mới phát triển bền vững.

Với nhiều lợi thế về địa bàn cùng hệ thống các di tích lịch sử văn hóa đa dạng, đồng chí Nguyễn Văn Phong đề nghị huyện tập trung phát triển du lịch nghỉ dưỡng cùng với du lịch tâm linh. Trước mắt, huyện cần xây dựng sản phẩm du lịch mới gắn với danh lam thắng cảnh chùa Hương. Đồng thời, huyện khai thác các tiềm năng, thế mạnh của đa dạng văn hóa trên địa bàn.

Bên cạnh đó, đồng chí Nguyễn Văn Phong yêu cầu huyện sớm xây dựng đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gồm: Cán bộ, công chức, giáo viên… trên địa bàn, để qua đó có hướng bồi dưỡng, đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, công việc được giao. Đồng thời, huyện sớm xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU với từng mốc thời gian, nhiệm vụ và phương hướng rõ ràng để thực hiện hiệu quả.

Đọc thêm

Phát động bình chọn "Những bản hùng ca đất nước" Văn hóa

Phát động bình chọn "Những bản hùng ca đất nước"

TTTĐ - Tối 18/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”.
Thư viện Hà Nội trưng bày chuyên đề mừng sinh nhật Bác Văn hóa

Thư viện Hà Nội trưng bày chuyên đề mừng sinh nhật Bác

TTTĐ - Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Thư viện Hà Nội tổ chức trưng bày sách, báo chuyên đề “Hồ Chí Minh - Trọn cuộc đời vì nước, vì dân”.
Nguyệt Khuê - mẫu nhí cá tính và học giỏi Thời trang - Làm đẹp

Nguyệt Khuê - mẫu nhí cá tính và học giỏi

TTTĐ - Võ Minh Nguyệt Khuê gia nhập làng mode chưa lâu nhưng mới đây, mẫu nhí 10 tuổi đã ghi dấu ấn khi catwalk thần thái trong BST “Nghiên" của NTK Đức Lương tại "NDQ Fashion Show Tinh hoa đất Rồng".
Nghiên cứu văn hóa cội nguồn và tôn vinh Hùng Vương Văn hóa

Nghiên cứu văn hóa cội nguồn và tôn vinh Hùng Vương

TTTĐ - Vừa qua, tại Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân (Đền Nội Bình Đà, Thanh Oai, Hà Nội), Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa cội nguồn và Tôn vinh Hùng Vương đã chính thức ra mắt.
Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật mừng sinh nhật Bác Điện ảnh - Âm nhạc

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật mừng sinh nhật Bác

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), thực hiện sự phân công của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, 5 đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở sẽ tổ chức biểu diễn phục vụ Nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.
Top One Studio ký kết hợp tác chiến lược với SpaceSpeakers Label và Suboi Điện ảnh - Âm nhạc

Top One Studio ký kết hợp tác chiến lược với SpaceSpeakers Label và Suboi

TTTĐ - Top One Studio vừa ký kết hợp tác chiến lược với SpaceSpeakers Label và Suboi, công bố các dự án sáng tạo đột phá
Những vở kịch hấp dẫn dành cho thiếu nhi dịp hè 2024 Điện ảnh - Âm nhạc

Những vở kịch hấp dẫn dành cho thiếu nhi dịp hè 2024

TTTĐ - Chào đón Quốc tế Thiếu nhi 1/6 và dịp hè 2024, Nhà hát Tuổi trẻ ra mắt dự án biểu diễn có tên gọi “Mùa hè yêu thương”.
Á hậu Lâm Kiều Anh sẽ về Việt Nam hoạt động nghệ thuật Giải trí

Á hậu Lâm Kiều Anh sẽ về Việt Nam hoạt động nghệ thuật

TTTĐ - Á hậu Đại dương Lâm Kiều Anh vừa tốt nghiệp khoa tài chính của trường Bucknell University Pennsylvania ở Mỹ và cho biết sẽ trở về Việt Nam để hoạt động nghệ thuật trong thời gian tới.
Phát triển văn hóa thành sức mạnh nội sinh của kinh tế Việt Nam Văn hóa

Phát triển văn hóa thành sức mạnh nội sinh của kinh tế Việt Nam

TTTĐ - Sáng 14/5, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa, giai đoạn 2025-2035.
30 đơn vị tham gia Tiếng hát cựu thanh niên xung phong Điện ảnh - Âm nhạc

30 đơn vị tham gia Tiếng hát cựu thanh niên xung phong

TTTĐ - Chung khảo Liên hoan Tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong - Hà Nội năm 2024 có 30 đơn vị quận, huyện, thị xã tham gia. Chương trình do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) Hà Nội tổ chức.
Xem thêm