Tag

Thái Nguyên: Lãnh đạo huyện Đại Từ đòi “bảo kê”, chèn ép "triệt hạ" doanh nghiệp?

Đường dây nóng 05/08/2020 21:00
aa
TTTĐ - Sau nhiều lần bị các tổ công tác của huyện Đại Từ (Thái Nguyên) thanh kiểm tra hoạt động khai thác than, chặn bắt các xe vận chuyển, lãnh đạo Công ty Cổ phần Yên Phước đã gửi đơn kêu cứu nhiều nơi, đồng thời tố một số lãnh đạo huyện đòi “bảo kê” không được, đã chèn ép, "triệt hạ" doanh nghiệp đến bờ vực phá sản.
Thái Nguyên: Quản lý chặt nguồn thải, tránh phát sinh “điểm nóng” môi trường Thái Nguyên: Bắt nghi phạm chém trọng thương người phụ nữ đang chở con nhỏ đi trên đường Thái Nguyên: Lời khai của kẻ “ngáo đá” gây ra vụ thảm sát khiến 6 người thương vong

Đòi “bảo kê” không được quay ra "triệt hạ"

Mới đây báo Tuổi trẻ Thủ đô nhận được đơn kêu cứu khẩn cấp và tố cáo (lần 3 có bổ sung chứng cứ mới) của bà Châu Thị Mỹ Linh – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Yên Phước, có trụ sở tại xóm Nhất Trí, xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Công ty CP Yên Phước là chủ đầu tư khai thác kinh doanh mỏ than Minh Tiến (xã Minh Tiến, xã Na Mao, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên).

Trong đơn kêu cứu, bà Châu Thị Mỹ Linh đã tố cáo 3 lãnh đạo của huyện Đại Từ là ông Lê Kim Phúc – Bí thư Huyện ủy, ông Lê Thanh Sơn – Phó Chủ tịch UBND huyện và bà Đàm Hương Huệ là đồng phạm giúp sức. Nhóm cán bộ này đã lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ nhằm triệt hạ doanh nghiệp Yên Phước dẫn đến công ty đứng bên bờ vực phá sản.

1805 dt2
Trụ sở Huyện ủy, UBND huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Theo đơn kêu cứu, ngày 4/3/2019, Công ty Yên Phước ký hợp đồng với Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương về việc khai thác mỏ, chế biến vận chuyển, kinh doanh than và vận chuyển “xít” đổ. Trong suốt thời gian từ ngày 4/3/2019 đến 1/3/2020, ông Lê Kim Phúc – Bí thư Huyện ủy Đại Từ, ép doanh nghiệp tăng giá vận chuyển từ 100.000đồng/tấn lên 130.000đồng/tấn. Do không đủ chi phí trả nhân công và đầu tư tái sản xuất nên Công ty Yên Phước không đồng ý.

Sau đó ông Phúc liên tục cho bà Đàm Hương Huệ “sân sau” của ông Phúc, đe dọa: “Nếu không lên giá vận chuyển hoặc không cho bà Huệ vận chuyển than và các sản phẩm khác mà cho người khác vận chuyển, bà Huệ sẽ báo cho ông Phúc cho thanh tra, kiểm tra đóng cửa mỏ và cấm xe vận chuyển than qua cầu đập tràn Cây Biêu có tải trọng 13 tấn, xã Phú Cường, huyện Đại Từ”.

Sau khi bà Huệ đe dọa, đầu tháng 1/2020, ông Phúc và ông Lê Thanh Sơn – Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Từ, chỉ đạo tổ chức thanh tra doanh nghiệp, mỏ than của Công ty Yên Phước; Liên tục tổ chức họp đông người mà không có kế hoạch, đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo…

Căn cứ quy định của Luật Thanh tra và các Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì Công ty Yên Phước là doanh nghiệp tư nhân được thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, không phải cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện. “Việc ông Phúc và ông Sơn thanh tra doanh nghiệp chúng tôi là vi phạm quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 27, Luật Thanh tra”, đơn kêu cứu của bà Linh khẳng định.

1918 dt5
Ông Phạm Quang Anh, Chủ tịch UBND huyện Đại Từ (Thái Nguyên) trao đổi sự việc với PV báo Tuổi trẻ Thủ đô

Trong đơn, bà Linh cũng phản ánh việc từ tháng 3/2020, ông Phúc và ông Sơn thường xuyên chỉ đạo đoàn liên ngành từ 20 - 40 người liên tục, đột xuất vào thanh kiểm tra doanh nghiệp và mỏ than của Công ty Yên Phước, bất chấp Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội để phòng chống đại dịch Covid-19.

Bà Linh cho rằng, lãnh đạo huyện Đại Từ thường xuyên chỉ đạo các đoàn công tác đông người thanh, kiểm tra công ty, ngăn chặn xe vận chuyển sản phẩm là cố tình triệt hạ doanh nghiệp; Đi ngược với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

Đơn kêu cứu cũng cho biết, ngày 30/5/2020 Công ty Yên Phước gửi đơn tố cáo số 011/YP-TC đến lãnh đạo các cấp, thì ngay lập tức ông Phúc chỉ đạo các lực lượng chức năng huyện Đại Từ tổ chức ngăn chặn, bắt giữ xe vận chuyển than và “xít” của khách hàng Công ty Yên Phước bên ngoài mỏ. Đại diện công ty đã thắc mắc, phản đối việc các lực lượng chức năng của huyện Đại Từ chốt chặn, kiểm tra xe vận chuyển sản phẩm mà không có quyết định của cơ quan có thẩm quyền, gây nhũng nhiễu, phiền hà cho doanh nghiệp.

Ngay sau đó ngày 3/7/2020, ông Phạm Quang Anh – Chủ tịch UBND huyện Đại Từ đã ký Quyết định số 3678/QĐ-UBND thành lập Tổ công tác tuần tra, kiểm soát việc vận chuyển, tập kết hàng hóa than, khoáng sản trên địa bàn xã Phú Cường, huyện Đại Từ. Đây là quyết định nhằm hợp thức hóa các hành vi trái pháp luật của ông Phúc, ông Sơn…

Các tổ công tác hoạt động thường xuyên, liên tục chỉ nhằm bắt giữ xe của Công ty Yên Phước? Phải chăng đây là hành vi thù hằn cá nhân do không đạt được mục đích tham nhũng, lợi ích nhóm nên sẵn sàng lợi dụng chức vụ, quyền hạn… để tiêu diệt doanh nghiệp, không cho Yên Phước hoạt động kinh doanh sản xuất theo đúng quy định của pháp luật.

Lãnh đạo huyện Đại Từ nói gì?

Để xác minh thông tin phản ánh trong đơn kêu cứu nêu trên, PV của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã liên lạc với ông Lê Kim Phúc – Bí thư Huyện ủy Đại Từ. Ông Phúc cho biết, liên quan đến đơn thư tố cáo cán bộ thì Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thái Nguyên đang làm việc. UBND tỉnh Thái Nguyên cũng đã chỉ đạo Sở Công thương kiểm tra mỏ than (mỏ than của Công ty Yên Phước – PV).

2027 dt3
Đầu đường dẫn vào khu mỏ được lập chốt, chặn barie thuộc xã Phú Cường, huyện Đại Từ, Thái Nguyên

Liên quan tới sự việc trên, ngày 17/7, PV của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có buổi trao đổi với ông Phạm Quang Anh – Chủ tịch UBND huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Ông Phạm Quang Anh cho biết, UBND huyện Đại Từ đã nhận được đơn thư tố cáo của Công ty Yên Phước.

“Do đồng chí Bí thư Huyện ủy và Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Từ là do Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Hiện Thường trực Tỉnh ủy đang giao cho Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy xác minh và làm rõ các nội dung trong đơn. Cá nhân các đồng chí bị tố cáo cũng đã có nội dung làm việc với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy. Khi có kết luận của chúng tôi sẽ thông tin tới các cơ quan báo chí”, ông Phạm Quang Anh nói.

2601 dt1
Trên đường đi tìm hiểu thực tế vụ việc tại huyện Đại Từ, PV ghi nhận nhiều chốt trạm kiểm soát dừng xe tải để kiểm tra

Trả lời câu hỏi của PV về việc Công ty Yên Phước có đề nghị UBND huyện Đại Từ cho san lấp để mở tuyến đường nội bộ vận chuyển than và các sản phẩm khác để tránh qua đập tràn Cây Biêu. Phía UBND huyện đã có văn bản đồng ý về mặt chủ trương, khi công ty bỏ tiền đầu tư thi công xây dựng gần xong thì huyện lại bắt dừng gây khó cho doanh nghiệp?

Ông Phạm Quang Anh cho biết, quý I năm 2020, UBND huyện Đại Từ có văn bản đồng ý về chủ trương cho Công ty Yên Phước mở tuyến đường nội bộ để vận chuyển than, giao các phòng ban chức năng hướng dẫn công ty thực hiện các bước theo trình tự quy định của pháp luật. Khi chưa có thẩm định thiết kế, xin cấp phép, phê duyệt đấu nối hạ tầng thì Công ty đã tự ý san lấp như vậy là sai quy định. Vì vậy, nên huyện yêu cầu dừng.

Cũng theo vị Chủ tịch UBND huyện Đại Từ, trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty Yên Phước đã gây ảnh hưởng đến môi trường, cuộc sống của người dân, cử tri trên địa bàn cũng nhiều lần kiến nghị. UBND huyện đã cho kiểm tra, yêu cầu phía công ty Yên Phước cam kết đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn cuộc sống người dân. UBND tỉnh Thái Nguyên đã lập đoàn thanh tra để kiểm tra việc khai thác than của Công ty Yên Phước.

Khi PV đề cập được cung cấp các chứng cứ phản ánh của người dân liên quan đến công ty An Phước gây ô nhiễm môi trường và các quyết định liên quan đến việc lập đoàn thanh kiểm tra việc khai thác than Công ty An Phước… Chủ tịch UBND huyện Đại Từ đã từ chối cung cấp trực tiếp, đề nghị PV phải có công văn mới cung cấp.

2219 dt4
Con đường gồ ghề dẫn vào khu mỏ của Công ty Yên Phước (huyện Đại Từ, Thái Nguyên)

Trong một diễn biến có liên quan, mới đây Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03), Bộ Công an có Phiếu chuyển đơn tới Thanh tra tỉnh Thái Nguyên để giải quyết.

Theo đó, C03 nhận được đơn của bà Châu Thị Mỹ Linh, Tổng Giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ phần Yên Phước có địa chỉ tại xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Đơn có nội dung phản ánh Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên và một số cá nhân chỉ đạo thanh tra và thành lập đoàn thanh tra liên ngành, tổ tuần tra, kiểm soát, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Theo quy định của pháp luật, C03 chuyển đơn đến Thanh tra tỉnh Thái Nguyên để giải quyết theo thẩm quyền.

2334 van ban cua c03 bo cong an
Phiếu chuyển đơn tới Thanh tra tỉnh Thái Nguyên để giải quyết

Trao đổi với báo chí, Chánh Thanh tra tỉnh Thái Nguyên xác nhận, Thanh tra tỉnh đã nhận được Phiếu chuyển đơn của Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an.

Về nội dung tố cáo Bí thư Huyện uỷ Đại Từ thì Ủy ban Kiểm tra Tỉnh uỷ đang xác minh, làm rõ. Do vậy, Thanh tra tỉnh được giao xác minh các nội dung đơn thư tố cáo Chủ tịch UBND huyện Đại Từ và một số cá nhân khác chỉ đạo thanh tra và thành lập đoàn thanh tra liên quan, tổ tuần tra, kiểm soát gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Do đơn tố cáo đứng tên đơn vị nên Thanh tra tỉnh sẽ mời đơn vị lên làm việc để xác định rõ người đứng đơn tố cáo, làm rõ các nội dung tố cáo để thụ lý, xác minh theo quy định pháp luật.

Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin sự việc tới bạn đọc.

Đọc thêm

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì? Đường dây nóng

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì?

TTTĐ - Việc tự ý xây dựng nhà ở hoặc công trình trên đất nông nghiệp mà không thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một vấn đề đáng quan tâm từ lâu. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn kéo theo nhiều rủi ro nghiêm trọng về tài sản, quyền lợi và thậm chí trách nhiệm hình sự.
Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai Đường dây nóng

Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai

TTTĐ - Luật Đất đai 2024 quy định rõ trách nhiệm quản lý cũng như xử lý vi phạm nếu để sai phạm, gây thiệt hại trong quản lý đất đai. Trong đó, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại địa phương theo thẩm quyền.
Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn Đường dây nóng

Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn

TTTĐ - Trong bối cảnh quản lý đất đai tại các đô thị lớn như Hà Nội ngày càng phức tạp bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu sử dụng đất gia tăng và tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai diễn biến tinh vi, công tác phòng ngừa vi phạm từ sớm, từ xa đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Trong đó, hai giải pháp mang tính căn cơ là: Phát huy vai trò tổ công tác liên ngành và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, dân vận tại cơ sở.
Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm Đường dây nóng

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm

TTTĐ - Việc quản lý đất đai trong những năm qua được xác định là bài toán khó đối với nhiều địa phương, trong đó có huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Mặc dù huyện đã tập trung chỉ đạo siết chặt quản lý đất đai, trật tự xây dựng, nhưng một số địa phương sắp sáp nhập vẫn còn để xảy ra tình trạng né tránh, nể nang, dẫn đến phát sinh vi phạm mới. Việc tổ chức cưỡng chế, xử lý vi phạm ở một số nơi còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc…
Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo Đường dây nóng

Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo

TTTĐ - Nhiều địa phương của Hà Nội quán triệt quan điểm sẽ truy trách nhiệm lãnh đạo địa phương nếu buông lỏng quản lý hoặc thiếu kiên quyết trong công tác xử lý vi phạm đất đai, xây dựng.
Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, các quận, huyện, thị xã đều tăng cường xử lý vi phạm trong công tác quản lý đất đai, xây dựng, môi trường, kể cả việc tạm đình chỉ công tác.
Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập Đường dây nóng

Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

TTTĐ - Trước tình trạng lấn chiếm đất đai, đồng ruộng và xây dựng trái phép gia tăng trong giai đoạn sắp xếp các đơn vị hành chính, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã liên tục chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các cấp, ngành siết chặt quản lý, xử lý nghiêm vi phạm nhằm đảm bảo kỷ cương pháp luật và ổn định xã hội.
Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng Bạn đọc

Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng

TTTĐ - Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, huyện Hoài Đức đã vào cuộc quyết liệt xử lý tình trạng vi phạm đất đai, trật tự xây dựng.
Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Ngày 29/4, Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã ban hành Công điện số 02 yêu cầu các xã, thị trấn và các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Chỉ đạo của Phó Thủ tướng về tình hình lúa chết cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau Đường dây nóng

Chỉ đạo của Phó Thủ tướng về tình hình lúa chết cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chỉ đạo xử lý về tình hình lúa chết cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.
Xem thêm