Tag

Thanh niên luôn lạc quan, chủ động thay đổi tư duy, đối diện với thời cuộc

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 30/03/2022 17:03
aa
TTTĐ - Sáng 30/3, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam phối hợp tổ chức Diễn đàn chính sách quốc gia đối với thanh niên với chủ đề “Đào tạo nghề cho thanh niên”.
Nhiều công trình, phần việc mang dấu ấn thanh niên Đoàn viên, thanh niên hưởng ứng năm an toàn giao thông bằng hành động cụ thể Cơ hội để thanh niên chia sẻ nguyện vọng, kiến nghị về đào tạo nghề

Tiếp nối các hoạt động trong Tháng Thanh niên năm 2022; Nhân dịp chào mừng kỷ niệm 91 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2022) và hướng tới chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022 - 2027, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam phối hợp tổ chức Diễn đàn chính sách quốc gia đối với thanh niên với chủ đề “Đào tạo nghề cho thanh niên”.

Thanh niên sẽ luôn lạc quan, chủ động thay đổi tư duy để đối diện với thời cuộc
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại diễn đàn (Ảnh: Minh Đức)

Dự và chủ trì diễn đàn có các đồng chí: Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội; Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban quốc gia về Thanh niên; Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Diễn đàn là hoạt động có ý nghĩa thiết thực trong bối cảnh dịch bệnh và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ. Diễn đàn góp phần nâng cao nhận thức của thanh niên và toàn xã hội về chính sách đào tạo nghề; Là cơ hội để thanh niên chia sẻ nguyện vọng, kiến nghị với cơ quan nhà nước về công tác đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.

Diễn đàn sẽ cung cấp cơ sở cho Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ các chính sách về đào tạo nghề cho thanh niên phù hợp với thực tiễn.

Thanh niên sẽ luôn lạc quan, chủ động thay đổi tư duy để đối diện với thời cuộc
Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội phát biểu tại diễn đàn

Nội dung trao đổi tại diễn đàn gồm các vấn đề: Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên; Công tác đào tạo nghề cho thanh niên các khối đối tượng: Thanh niên nông thôn, thanh niên công nhân, thanh niên khuyết tật, thanh niên dân tộc thiểu số, bộ đội xuất ngũ, học sinh, sinh viên; Các chính sách và khuyến nghị về đào tạo nghề cho thanh niên trong tình hình dịch bệnh COVID-19 và cuộc cách mạng 4.0 cùng các vấn đề khác có liên quan đến chủ đề diễn đàn.

Nhiều cơ hội và thách thức

Phát biểu khai mạc chương trình, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban quốc gia về Thanh niên nhấn mạnh: “Thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức và bất ổn khó lường, đặc biệt là đến từ tác động mạnh mẽ của sự bùng phát đại dịch COVID-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Có thể coi đây là “Thử thách kép” đối với thị trường lao động toàn cầu, vừa gây đứt gãy thị trường lao động trẻ vừa đẩy nhanh quá trình chuyển đổi việc làm và đào tạo nghề nhằm thích ứng với những điều chỉnh mang tính cấu trúc của nền kinh tế toàn cầu.

Việt Nam là nước có dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm gần 60% dân số, trong đó lực lượng thanh niên đóng vai trò nòng cốt. Qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, thanh niên luôn là lực lượng nhạy bén trong điều chỉnh, đổi mới chính mình, thích ứng, thích nghi nhanh chóng để phát triển nhanh và bền vững hơn. Do vậy, dù là trong bối cảnh nào, thử thách nào, chúng ta vẫn luôn tin tưởng thanh niên sẽ phát huy tinh thần lạc quan, chủ động thay đổi tư duy, cách thức làm việc, biến “nguy” thành “cơ” để đối diện với thời cuộc một cách chủ động nhất.

Diễn đàn chính sách quốc gia về thanh niên Việt Nam hôm nay là hoạt động tiếp nối những nỗ lực và ưu tiên của Quốc hội, Chính phủ Việt Nam trong chủ trương duy trì, phục hồi và thúc đẩy phát triển kinh tế, trong đó tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp, cho người dân nói chung và thanh niên Việt Nam nói riêng. Chúng ta tin tưởng rằng, từ diễn đàn sẽ góp phần nâng cao nhận thức của thanh niên và toàn xã hội về chính sách đào tạo nghề, cung cấp cho Quốc hội, Chính phủ các cơ sở thực tiễn trong quá trình hoạch định, xây dựng chính sách cho thanh niên ngày càng đáp ứng yêu cầu của thực tiễn hiện nay”.

Thanh niên sẽ luôn lạc quan, chủ động thay đổi tư duy để đối diện với thời cuộc
Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban quốc gia về Thanh niên phát biểu tại diễn đàn

Trình bày tham luận tại chương trình về vai trò quản lý Nhà nước của Bộ Nội vụ trong việc phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao, đồng chí Trương Hải Long, Thứ trưởng Bộ Nội vụ đề nghị rằng khi ban hành các Chính sách về thanh niên cần quy định cụ thể các tiêu chí về thanh niên trong chỉ tiêu thống kê; Bên cạnh đó, cần xây dựng triển khai các chính sách, thực hiện nghiêm túc các báo cáo chỉ số về thanh niên tại từng địa phương để cung cấp chính xác nguồn dữ liệu quản lý thanh niên.

Về vấn đề đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số và miền núi, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc Hội Đinh Thị Phương Lan cho rằng, cần nghiên cứu, ban hành chính sách riêng về hỗ trợ đào tạo, dạy nghề cho lực lượng lao động nông thôn vùng dân tộc và miền núi, trong đó quy định rõ chính sách hỗ trợ đối với lực lượng lao động là thanh niên. Bên cạnh đó, việc xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề phù hợp với đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc và nhu cầu thực tế của địa phương là yếu tố hết sức quan trọng.

Tạo điều kiện tối đa cho thanh niên

Tại diễn đàn, các đại biểu tham dự trực tiếp đã có những trao đổi đầy đủ, thẳng thắn để giải quyết những thắc mắc trong các vấn đề về thanh niên.

Anh Nguyễn Quang Cường nêu vấn đề về các bạn trẻ bộ đội xuất ngũ, trường học nghề không phù hợp địa bàn khi xuất ngũ. Trong đó, nhấn mạnh việc mong muốn được tạo điều kiện về các khoản vay ngân hàng để đăng ký học nghề.

Bạn trẻ Phạm Đức Hiếu, quân nhân xuất ngũ nêu quan điểm: Thẻ học nghề trong vòng 1 năm nhưng cá nhân anh cho rằng, có thẻ học nghề mà chưa kịp định hướng ngành nghề đã hết hạn. Bạn Đức Hiếu mong muốn việc gia hạn thẻ học nghề sẽ được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế và tạo điều kiện tối đa cho thanh niên.

Bạn Lê Nguyễn Hồng Phương từng tham gia nhiều chương trình khởi nghiệp của Đoàn nêu ý kiến rằng các lĩnh vực nghề đang “hot” nhưng thực tế các giáo viên trường nghề lại chưa nắm bắt tình hình, kiến thức để thanh niên tận dụng chuyển đổi số.

Bạn Mai Anh đến từ Công ty NTHH một thành viên Dệt 8/3 nêu vấn đề, nhiều máy móc thiết bị không giống như được nhắc đến ở trường học. Từ đó đặt ra câu hỏi liệu sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp đang thực sự hiệu quả?

Ông Phạm Nhật Quang, chuyên gia nghiên cứu lĩnh vực chuyển đổi số cho rằng, Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang đến cơ hội đặc biệt cho thanh niên vì tạo ra nhiều việc làm mới, cả trong nước và toàn cầu. Biến động thế giới và dịch bệnh cũng được coi là cơ hội cho thanh niên và chuyển đổi số không phải là thêm việc để làm mà là thêm cách để làm.

PGS.TS Mạc Văn Tiến đưa ra giải pháp giúp thanh niên có việc làm bằng cách tăng cường gắn kết doanh nghiệp với người lao động. Từ đó, hình thành phân lớp thị trường lao động và sự hợp tác rất chặt chẽ Đoàn Thanh niên với Tổng cục Lao động.

Phát biểu chỉ đạo tại chương trình, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đánh giá cao sáng kiến phối hợp của các đơn vị. Đồng chí cũng tin tưởng, thông qua diễn đàn với nhiều tham luận, chia sẻ ấn tượng, bức tranh tổng thể về đào tạo nghề, giải quyết việc làm thanh niên sẽ được chú trọng, tạo kiện tối đa để phát triển nguồn nhân lực quốc gia mà trong đó, thanh niên đóng vai trò chủ chốt.

Đồng chí Trần Thanh Mẫn cũng đề nghị các cơ quan, địa phương nghiên cứu để có giải pháp hiệu quả, chuyển các ý tưởng, lời nói thành hành động cụ thể để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động...

Thanh niên sẽ luôn lạc quan, chủ động thay đổi tư duy để đối diện với thời cuộc
Đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại diễn đàn

Tai diễn đàn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng trong thế giới ngày nay, dù là hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế nhưng diễn biến vô cùng khó lường. Đồng chí cũng nhấn mạnh đến vấn đề “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” và sự đóng góp của giới trẻ tham gia chương trình cộng đồng. Phó Thủ tướng yêu cầu, giáo dục nghề cần thực hiện tinh thần học tập suốt đời và đảm bảo công bằng, không phân biệt.

“Ông bà chúng ta có nhiều câu nói hay không phải lúc nào cũng đề cao tính khoa bảng. Học tập suốt đời và quan trọng nhất của cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người hiểu biết chứ không đơn giản là nghề để làm việc. Hướng nghiệp ngay từ phổ thông; Nhận thức nghề phải được hướng nghiệp từ sớm.

Đại dịch làm cho mọi người phải suy nghĩ, tư duy để thích ứng nhưng cũng cho thấy sự đóng góp tuyệt vời của các bạn thanh niên và tính thích ứng của người trẻ. Thực tế đã chứng minh sự thích ứng đó là thước đo sự trí tuệ và đòi hỏi của thanh niên trước đất nước”, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

Thanh niên sẽ luôn lạc quan, chủ động thay đổi tư duy để đối diện với thời cuộc
Diễn đàn là cơ hội để thanh niên chia sẻ nguyện vọng, kiến nghị với cơ quan nhà nước về công tác đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay (Ảnh: Minh Đức)

Với tinh thần cởi mở, thẳng thắn, trách nhiệm, diễn đàn chính sách quốc gia đối với thanh niên năm 2022 với chủ đề “Đào tạo nghề cho thanh niên” sẽ góp phần đưa chính sách vào đời sống thanh niên thiết thực nhất. Từ đó, thanh niên sẽ chủ động nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức để thích ứng với bối cảnh dịch bệnh COVID-19 và yêu cầu phát triển của đất nước.

Đọc thêm

Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ

TTTĐ - Xác định theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học nên ngay khi vào trường Nguyễn Ngọc Phúc Tiên (trường Đại học VinUni) xin làm ở phòng thí nghiệm của thầy cô. Ban đầu, cô gái trẻ phụ dọn dẹp, cân hóa chất, quan sát thầy cô và anh, chị khóa trên nghiên cứu do chưa có kiến thức và kinh nghiệm.
Vượt định kiến giới, chinh phục đam mê khoa học Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Vượt định kiến giới, chinh phục đam mê khoa học

TTTĐ - Lựa chọn ngành học vốn được nhiều người cho là thế mạnh của nam giới nhưng nhiều bạn trẻ đã vươn lên giành nhiều thành tích trong nghiên cứu khoa học và được ghi danh với giải thưởng “Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam”. Các nghiên cứu của họ mang lại gia trị tích cực cho cộng đồng, góp phần phát triển nền khoa học nước nhà.
Hàng triệu người dân được khám bệnh bằng AI Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hàng triệu người dân được khám bệnh bằng AI

TTTĐ - “Tôi năm nay 70 tuổi, mắc một số bệnh như tiểu đường, rối loạn tiền đình… Khi có thông báo được khám bệnh miễn phí với máy móc công nghệ hiện đại, đội ngũ thầy thuốc trẻ ở các bệnh viện tuyến Trung ương, thành phố, tôi đã đến đây. Nhận được sự quan tâm, nhiệt tình của các y, bác sĩ, tôi rất phấn khởi”.
Lan toả câu chuyện xúc động, ấm áp về những thầy cô đặc biệt Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lan toả câu chuyện xúc động, ấm áp về những thầy cô đặc biệt

TTTĐ - Gặp lại học trò cũ, thấy em đã có những thành công, thầy giáo Trần Đại Lượng (công tác tại Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an, vô cùng xúc động. Đây là cuộc hội ngộ bất ngờ, với những nụ cười tươi và cả giọt mắt hạnh phúc.
Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông nhiệm kỳ 2024 - 2027 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông nhiệm kỳ 2024 - 2027

TTTĐ - Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2024 - 2027 đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới

TTTĐ - Tối 14/11, đoàn đại biểu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản trên tàu SSEAYP đã có buổi gặp mặt và đối thoại với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh. Hoạt động như là lời chào, thể hiện sự hiếu khách của thành phố mang tên Bác đối với bạn bè quốc tế.
Để người trẻ hiểu thêm về Logistics và vận tải xanh... Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Để người trẻ hiểu thêm về Logistics và vận tải xanh...

TTTĐ - Chiều 14/11, Thành đoàn - Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học “Thương mại hóa các công nghệ cốt lõi, ứng dụng chuyển đổi số vào lĩnh vực Giao thông vận tải - Logistics” tại trường Đại học Giao thông vận tải.
Nữ sinh “Vật liệu” Phenikaa xuất sắc trên đấu trường tri thức Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nữ sinh “Vật liệu” Phenikaa xuất sắc trên đấu trường tri thức

TTTĐ - Bùi Hạnh Nhung (Sinh năm 2002) - sinh viên năm cuối, ngành Công nghệ vật liệu, Khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa đã xuất sắc trở thành một trong 20 nữ sinh viên tiêu biểu nhận giải thưởng Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024.
Người trẻ “đánh thức” tiềm năng di sản Tôi yêu Hà Nội

Người trẻ “đánh thức” tiềm năng di sản

TTTĐ - Những ngày cuối tuần, tại các công trình di sản Thủ đô đã tiếp đón hàng trăm lượt khách đến tham quan, đặc biệt là sự nhiệt tình tham gia của những người trẻ.
“ Đông ấm ” của tình nguyện Thủ đô trên miền Tây Bắc Tuổi trẻ học và làm theo Bác

“ Đông ấm ” của tình nguyện Thủ đô trên miền Tây Bắc

TTTĐ - “Hành trình “Đông ấm” về với mảnh đất tỉnh Hoà Bình và Yên Bái của các tình nguyện viên Thủ đô khép lại khiến lòng tôi nghẹn ngào, xúc động. Bởi tôi thấy rằng, ở đâu đó vẫn còn nhiều những mảnh đời bất hạnh, vất vả thế nhưng trong ánh mắt họ luôn chứa đựng niềm tin mãnh liệt vượt qua mọi khó khăn”.
Xem thêm