Tag

Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về pháp lý để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Tin tức 29/06/2023 14:16
aa
TTTĐ - Sáng 29/6, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6/2023. Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà, Trần Lưu Quang; các bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quang ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Hà Nội tăng tốc, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu quan tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về pháp lý để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu quan tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về pháp lý để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chính phủ xem xét, cho ý kiến về 4 nội dung

Chính phủ xem xét, cho ý kiến về 4 nội dung: Đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo (Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì); dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi) (Bộ Nội vụ chủ trì); đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hóa chất (Bộ Công thương chủ trì); về việc sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến đầu tư, ngân sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các dự án đầu tư công (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì).

Tại phiên họp, Chính phủ nghe cơ quan chủ trì báo cáo tóm tắt nội dung cơ bản của các đề nghị xây dựng pháp luật, dự án luật; ý kiến của cơ quan thẩm định, thẩm tra; quá trình tiếp thu ý kiến hoàn thiện các dự thảo luật; đồng thời thảo luận về trình tự, thủ tục, sự cần thiết ban hành luật, nguyên tắc, yêu cầu xây dựng luật, đặc biệt thảo luận kỹ các nội dung của các luật.

Đối với đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo, Chính phủ tập trung thảo luận tập trung 5 nhóm chính sách: Khái niệm nhà giáo, vị trí, vai trò, quyền và nghĩa vụ của nhà giáo; tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; quản lý nhà nước về nhà giáo.

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chủ trì tiếp tục hoàn thiện các dự án, đề nghị xây dựng luật, trình Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định, bảo đảm tiến độ và nâng cao chất lượng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chủ trì tiếp tục hoàn thiện các dự án, đề nghị xây dựng luật, trình Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định, bảo đảm tiến độ và nâng cao chất lượng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Với dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi), Chính phủ tập trung thảo luận về: Số hóa tài liệu lưu trữ và quản lý tài liệu lưu trữ số; quản lý tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt; lưu trữ tư; cấp chứng chỉ hành nghề lưu trữ; quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ.

Về đề nghị xây dựng Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hóa chất, Chính phủ tập trung thảo luận các nội dung liên quan: Phát triển bền vững ngành công nghiệp hóa chất thành ngành công nghiệp nền tảng, hiện đại; quản lý hóa chất đồng bộ trong toàn bộ vòng đời; quản lý hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm; nâng cao hiệu quả đảm bảo an toàn hóa chất.

Về việc sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến đầu tư, ngân sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các dự án đầu tư công, Chính phủ thảo luận các quy định liên quan đến đầu tư, ngân sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các dự án đầu tư công; tạo thuận lợi trong tổ chức thực hiện các dự án đầu tư công, nhất là các dự án đầu tư về hạ tầng, giao thông...

Gỡ vướng quy định để khơi thông nguồn lực phát triển

Điều hành thảo luận, cho ý kiến vào từng nội dung của các dự án luật, kết luận giao nhiệm vụ tiếp tục hoàn thiện các dự thảo các luật, hồ sơ đề nghị xây dựng luật, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu thể chế hóa đầy đủ, đồng bộ chủ trương, quan điểm của Đảng; thực hiện theo đúng các nội dung mà Chính phủ, Thường trực Chính phủ đã có ý kiến, chỉ đạo.

Các đơn vị tiếp tục tổng kết các quy định pháp luật liên quan, kế thừa những quy định đã được thực tế chứng minh, áp dụng có hiệu quả; bổ sung các quy định để xử lý những bất cập, vướng mắc phát sinh trên thực tiễn; Rà soát, bảo tính đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan; Tích cực tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tham khảo có chọn lọc, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của Việt Nam.

Các bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quang ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ dự phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6/2023 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quang ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ dự phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6/2023 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tích cực tham vấn, truyền thông chính sách để tạo sự đồng thuận; tích cực phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan; Cần đánh giá tác động chính sách một cách kỹ lưỡng, bảo đảm chính sách được đưa ra là hợp lý, sát thực tế, khả thi, hiệu quả.

Thủ tướng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện thể chế theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nêu rõ trách nhiệm của các cơ quan từ Trung ương tới cơ sở; các cơ quan ở Trung ương tập trung vào các nhiệm vụ xây dựng thể chế, chiến lược, quy hoạch, giám sát, kiểm tra, thi đua, khen thưởng, xử lý vi phạm…

Thủ tướng cũng nhấn mạnh yêu cầu xây dựng các quy định thông thoáng, phù hợp với điều kiện, truyền thống văn hóa lịch sử của đất nước. Thủ tướng lưu ý, có những quy định phù hợp với điều kiện các nước phát triển nhưng không khả thi trong điều kiện Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi.

Cơ quan chức năng quan tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về pháp lý để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng); tháo gỡ được vướng mắc về quy định thì mới tháo gỡ, khơi thông được nguồn lực, thúc đẩy được tăng trưởng; phải phân cấp, phân quyền thì mới nâng cao tính chủ động của các cấp.

Với đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo, Thủ tướng lưu ý cần cơ chế tập trung, tổng thể với đội ngũ nhà giáo, các chính sách vừa bảo đảm đặc thù, vừa phù hợp, hài hòa với tổng thể chung; vừa bảo đảm tính hiện đại, hội nhập, vừa phù hợp với văn hóa-lịch sử của đất nước, truyền thống "tôn sư trọng đạo" của dân tộc.

Với dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi), Thủ tướng lưu ý yêu cầu ứng dụng khoa học công nghệ, cải cách thủ tục hành chính trong quản lý lưu trữ; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa các tài liệu, tư liệu lưu trữ phù hợp với chủ trương phát triển Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số và công dân số.

Về đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hóa chất, Thủ tướng đề nghị cần tiếp tục tổng kết Luật Hóa chất hiện hành và các quy định có liên quan, bảo tính đồng bộ, thống nhất và đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền, ứng dụng khoa học công nghệ, cải cách thủ tục hành chính trong quản lý hóa chất.

Về việc đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến đầu tư, ngân sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các dự án đầu tư công, Thủ tướng cho biết, việc đề nghị xây dựng luật hoặc nghị quyết của Quốc hội để sửa đổi, bổ sung nhiều luật liên quan đầu tư, ngân sách là yêu cầu thực tiễn, được nhiều bộ, ngành, địa phương đề xuất, kiến nghị.

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu quan tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về pháp lý để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu quan tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về pháp lý để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, xây dựng phương án phù hợp trên cơ sở rà soát các chính sách đang thực hiện, thí điểm có hiệu quả để áp dụng, những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn đã được nhiều ý kiến đề nghị cần tháo gỡ, nhất là liên quan đến xây dựng các dự án đường bộ; Tách khâu giải phóng mặt bằng khỏi dự án đầu tư, xây dựng; Vướng mắc do quy định đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các tuyến cao tốc, quốc lộ phải dùng nguồn ngân sách Trung ương, không dùng nguồn ngân sách địa phương…

Việc xây dựng luật hoặc nghị quyết phải nghiên cứu, đánh giá kỹ tác động, nêu rõ căn cứ, cơ sở pháp lý, thực tiễn, khoa học để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi trong tổ chức thực hiện các dự án đầu tư công.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan chủ trì tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ; tiếp tục tổ chức các cuộc hội thảo, tham khảo ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đối tượng tác động; tiếp tục hoàn thiện các dự án, đề nghị xây dựng luật, trình Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định, bảo đảm tiến độ và nâng cao chất lượng.

Đọc thêm

Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm nội dung mới Tin Y tế

Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm nội dung mới

TTTĐ - Chiều 21/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng Tin tức

Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù cho Huế để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố và Trung ương cho đầu tư phát triển.
Thành lập thành phố Huế là nhiệm vụ chính trị chung của cả nước Tin tức

Thành lập thành phố Huế là nhiệm vụ chính trị chung của cả nước

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương được thực hiện gắn kết, đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong yêu cầu nhiệm vụ chính trị chung của cả nước.
Tạo nguồn hứng khởi cho các địa phương triển khai Đề án 06 Tin tức

Tạo nguồn hứng khởi cho các địa phương triển khai Đề án 06

TTTĐ - Kết quả triển khai Đề án 06 của Hà Nội góp phần đặc biệt quan trọng trong dẫn dắt, tạo nguồn hứng khởi cho địa phương khác triển khai Đề án...
Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước Tin tức

Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

TTTĐ - Các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đã diễn ra thành công tốt đẹp, trang trọng, ý nghĩa, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Thủ đô và đất nước.
Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao Tin tức

Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho biết mình may mắn trải nghiệm đường sắt tốc độ cao ở Châu Âu, nên ông rất khao khát Việt Nam có được loại hình giao thông này.
Thống nhất 32 nội dung trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Quảng Trị Tin tức

Thống nhất 32 nội dung trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Quảng Trị

TTTĐ - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị nội dung trình HĐND tỉnh, bảo đảm chất lượng, tiến độ và quy định để thảo luận, thống nhất trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh khóa VIII.
Lan tỏa tinh thần quyết liệt chống lãng phí Thời sự

Lan tỏa tinh thần quyết liệt chống lãng phí

TTTĐ - Hà Nội là thành phố đầu tiên trong cả nước thành lập Ban chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí; thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lãng phí của thành phố.
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo Giáo dục

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

TTTĐ - Sáng 20/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.
Trao các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ Nhịp sống phương Nam

Trao các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ

TTTĐ - Ngày 19/11, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Ban Bí thư về chỉ định tham gia BCH Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhiệm kỳ 2020-2025.
Xem thêm