Tag

Tháo gỡ vướng mắc, kịp thời công bố bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Môi trường 19/08/2021 08:00
aa
TTTĐ - Công tác kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 ở các địa phương đã chậm trễ trong việc hoàn thành ảnh hưởng đến tiến độ chung của cả nước. Tháng 7/2021, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyết định 1435/QĐ-BTNMT về việc phê duyệt và công bố kết quả kiểm kê diện tích đất đai năm 2019.
Dự án đầu tư sử dụng đất phải bảo đảm không làm ô nhiễm, thoái hóa chất lượng đất Bộ TN-MT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đôn đốc kiểm kê đất đai Vụ khiếu kiện Quyết định hành chính khó hiểu tại Quảng Nam Thủ tướng chỉ thị kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019

Về vấn đề kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 17/6/2019. Công tác này sẽ làm cơ sở cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp giai đoạn 2021 - 2030 và là cơ sở quan trọng để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ngay ở thời điểm đó, Tổng cục Quản lý đất đai cũng đã tham mưu trình Lãnh đạo Bộ ban hành các Thông tư hướng dẫn, ban hành phương án thực hiện công tác này và hướng dẫn và đôn đốc các địa phương thực hiện.

Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Đặc biệt, Tổng cục cũng đã tổ chức các đoàn công tác đôn đốc, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện tại các tỉnh, thành phố. Cụ thể, các đoàn công tác đã đôn đốc và hướng dẫn tại 10 tỉnh; kiểm tra kết quả thực hiện cấp xã tại 12 tỉnh; kiểm tra kết quả ở các cấp 20 tỉnh.

Tuy nhiên công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 dù đã được ngành tài nguyên môi trường tích cực hỗ trợ vẫn chậm về tiến độ. Nguyên nhân chủ quan là do các địa phương chưa quyết liệt chỉ đạo, Sở Tài nguyên và Môi trường ở nhiều nơi còn chưa chủ động đôn đốc sát sao...

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của nguyên nhân khách quan là đại dịch COVID-19 trong hai năm 2020 - 2021 đã khiến công tác thực hiện ở các địa phương bị chậm lại sau mỗi đợt giãn cách xã hội làm cho tiến độ chung của cả địa phương và Trung ương đều phải chậm lại không thực hiện đúng theo kế hoạch đã đề ra; khó khăn về kinh phí để triển khai các hoạt động kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 ở nhiều địa phương...

Đến tháng 6/2021, sau hơn nửa năm chậm trễ với ít nhất 2 lần xin gia hạn thời gian thực hiện “báo cáo kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019” theo tinh thần Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 17/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện kiểm kê đất đai của 63 tỉnh, thành phố.

Ngày 22/7/2021, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyết định 1435/QĐ-BTNMT về việc phê duyệt và công bố kết quả kiểm kê diện tích đất đai năm 2019.

Trên cơ sở đó, mới đây, ngày 2/6/2021, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản 3676/VPCP-NN thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố kết quả kiểm kê đất đai năm 2019 của cả nước.

Tháo gỡ vướng mắc, kịp thời công bố bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Ảnh minh hoạ

Theo đánh giá của ông Bùi Văn Hải, kết quả kiểm kê đất đai năm 2019 đã phản ánh hiện trạng sử dụng đất đai tại thời điểm hiện nay. Trong đó cơ cấu sử dụng các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp có sự thay đổi tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao; nhất là việc chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang trồng các cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản và chuyển đất cây hàng năm sang đất trồng cây công nghiệp lâu năm; chuyển đất rừng sản xuất là rừng trồng sang trồng cây lâu năm (đất trồng cây lâu năm tăng 459.520 ha).

Ngoài ra, mức độ khai thác đất chưa sử dụng trong 5 năm qua của cả nước cho các mục đích khá lớn (trung bình mỗi năm đã đưa vào sử dụng khoảng 185.000ha đất chưa sử dụng). Số liệu kiểm kê diện tích đất đai năm 2019 được sử dụng thống nhất trong cả nước.

Đọc thêm

Người dân chủ động phòng ngừa, giảm thiệt hại do mưa to, gió lớn Môi trường

Người dân chủ động phòng ngừa, giảm thiệt hại do mưa to, gió lớn

TTTĐ - Sau khi đạt cấp siêu bão, bão số 3 tiếp tục duy trì cường độ, di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10 - 15km/giờ. Dự kiến chiều tối 7/9, bão đổ bộ đất liền khu vực Bắc Bộ (từ Quảng Ninh đến Nam Định) với cường độ cấp 9 - 12, giật cấp 13 - 14. Do ảnh hưởng của bão số 3, từ sáng 7 đến ngày 9/9, thành phố Hà Nội có mưa to đến rất to và dông.
Tính toán cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường từ sớm, từ xa Môi trường

Tính toán cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường từ sớm, từ xa

TTTĐ - Sáng 6/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp, cho ý kiến hoàn thiện Dự thảo nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định số 08/NĐ-CP/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (Dự thảo Nghị định).
Đêm nay, siêu bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp vịnh Bắc Bộ Môi trường

Đêm nay, siêu bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp vịnh Bắc Bộ

TTTĐ - Cơn bão số 3 (tên quốc tế Yagi) là một trong những cơn bão mạnh nhất trong hàng chục năm trở lại đây. Khi đổ bộ đất liền, bão có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân tại nhiều địa phương, trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Khí đốt và LNG là mấu chốt cho sự phát triển kinh tế của đất nước Môi trường

Khí đốt và LNG là mấu chốt cho sự phát triển kinh tế của đất nước

TTTĐ - Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc vào các khoản đầu tư chiến lược vào cơ sở hạ tầng khí đốt, hợp đồng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và những cải cách chính sách quan trọng, khi nhu cầu về khí đốt của quốc gia dự kiến tăng trung bình 12% mỗi năm và có thể tăng gấp ba lần vào giữa những năm 2030 - theo nghiên cứu của công ty nghiên cứu và tư vấn thị trường năng lượng Wood Mackenzie.
Đề phòng nguy cơ xảy ra dông, lốc và gió giật mạnh trước khi bão đổ bộ Môi trường

Đề phòng nguy cơ xảy ra dông, lốc và gió giật mạnh trước khi bão đổ bộ

TTTĐ - Hồi 10 giờ ngày 6/9, vị trí tâm siêu bão ở vào khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 130km về phía Đông Đông Nam; cách Quảng Ninh khoảng 570km về phía Đông Đông Nam.
Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh khẩn trương triển khai ứng phó siêu bão Môi trường

Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh khẩn trương triển khai ứng phó siêu bão

TTTĐ - Bão số 3 (Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được dự báo có cường độ rất mạnh, mức độ rủi ro thiên tai lớn, diễn biến phức tạp. Trước tình hình đó, bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Ninh chủ động các phương án để phòng, chống và ứng phó.
Cận cảnh nhà máy xử lý nước thải lớn nhất nước Môi trường

Cận cảnh nhà máy xử lý nước thải lớn nhất nước

TTTĐ - Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) với công suất 480.000m3/ngày là dự án nhà máy xử lý nước thải lớn nhất nước. Hiện dự án đã đạt hơn 40% tiến độ. Diện tích đất dành xây dựng nhà máy khoảng 38ha, với tổng vốn đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng. Dự kiến nhà máy đưa vào hoạt động vào năm 2025.
Bão số 3 giật trên cấp 17, cách Quảng Ninh khoảng 600km Môi trường

Bão số 3 giật trên cấp 17, cách Quảng Ninh khoảng 600km

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, hồi 7h ngày 6/9, vị trí tâm siêu bão ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 112,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 160km về phía Đông Đông Nam; cách Quảng Ninh khoảng 600km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15-20km/h.
Quảng Ninh cấm biển, tạm dừng khai thác các chuyến bay Môi trường

Quảng Ninh cấm biển, tạm dừng khai thác các chuyến bay

Thực hiện chỉ đạo từ Cục Hàng không Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn sẽ tạm ngừng tiếp thu, khai thác tàu bay từ 4h đến 16h ngày 7/9.
Công nhân thoát nước Hà Nội chủ động ứng trực, phòng chống bão số 3 Môi trường

Công nhân thoát nước Hà Nội chủ động ứng trực, phòng chống bão số 3

TTTĐ - Trước ảnh hưởng của bão số 3, Công ty TNHH Một thành viên (MTV) Thoát nước Hà Nội đã chủ động triển khai nhiều kế hoạch, phương án cụ thể nhằm đảm bảo công tác thoát nước, phòng chống ngập lụt và an toàn giao thông trên địa bàn Thủ đô.
Xem thêm