Tag

Khí đốt và LNG là mấu chốt cho sự phát triển kinh tế của đất nước

Môi trường 06/09/2024 12:31
aa
TTTĐ - Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc vào các khoản đầu tư chiến lược vào cơ sở hạ tầng khí đốt, hợp đồng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và những cải cách chính sách quan trọng, khi nhu cầu về khí đốt của quốc gia dự kiến tăng trung bình 12% mỗi năm và có thể tăng gấp ba lần vào giữa những năm 2030 - theo nghiên cứu của công ty nghiên cứu và tư vấn thị trường năng lượng Wood Mackenzie.
Lập Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt cần độ chính xác lớn, tính khả thi cao

Tiêu thụ khí đốt sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu năng lượng ngày càng cao hơn, từ 8 triệu tấn dầu quy đổi (Mtoe) vào năm 2020 lên 20 Mtoe vào năm 2035. Trong quá trình chuyển đổi này, tỷ trọng than tiêu thụ sẽ giảm 7 Mtoe vào năm 2050.

Ông Joshua Ngu, Phó Chủ tịch Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Wood Mackenzie, cho biết ngành điện lực sẽ tiếp tục dẫn đầu trong tiêu thụ khí đốt, với dự báo nhiên liệu này sẽ đóng góp tới 14% tổng sản lượng điện vào năm 2030.

Ông Joshua Ngu cho biết: “Việc phát điện từ khí đốt đang ngày càng cần thiết để hạn chế khả năng xảy ra tình trạng thiếu điện trong tương lai gần. Khi sản lượng điện từ than chững lại trong giai đoạn tới và năng lượng tái tạo tiếp tục đối mặt với những thách thức như hiệu suất gián đoạn hay các hạn chế của lưới điện, khí đốt và LNG sẽ là những nguồn nhiên liệu quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia cũng như hỗ trợ kinh tế tăng trưởng bền vững”.

Nguồn: Wood Mackenzie (đơn vị mmcfd - triệu feet khối mỗi ngày)
Nguồn: Wood Mackenzie (đơn vị mmcfd - triệu feet khối mỗi ngày)

Nhu cầu khí đốt của Việt Nam theo từng ngành

Bên cạnh nhu cầu khí đốt được dự báo tăng lên, Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức trong sản lượng nội địa. Các mỏ khí hiện tại - chủ yếu nằm ở khu vực Đông Nam Bộ - đang bước vào giai đoạn cạn kiệt, dẫn đến nguồn cung khí đốt nội địa giảm 25% trong 5 năm qua. Tuy nhiên, với những dự án phát triển gần đây - như Quyết định đầu tư (FID) Lô B ở Lưu vực Malay - dự kiến sẽ tăng thêm 0,4 tỷ feet khối (tương đương 11.3 triệu mét khối) sản lượng khí đốt mỗi ngày (bcfd) vào năm 2030. Ngoài ra, việc xây dựng đường ống dẫn khí từ lô hợp đồng phân chia sản lượng dầu khí Tuna (Indonesia) ở Biển Natuna được kỳ vọng sẽ có thể vận chuyển khí đốt cho Việt Nam kể từ những năm 2030 trở đi.

Wood Mackenzie dự đoán trong tương lai, lượng khí đốt Yet-To-Find (YTF) sau năm 2030 sẽ được phân bổ ở cả miền Bắc và miền Nam Việt Nam.

Nhu cầu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và hợp đồng mua bán LNG tại Việt Nam (Nguồn: Wood Mackenzie)
Nhu cầu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và hợp đồng mua bán LNG tại Việt Nam (Nguồn: Wood Mackenzie)

Tiềm ẩn rủi ro biến động giá trong thị trường khí đốt Việt Nam do thiếu hụt nguồn cung khí LNG đảm bảo

Nghiên cứu của Wood Mackenzie cho thấy Việt Nam chỉ đang hoàn toàn tiếp xúc với thị trường khí LNG mua và giao ngay, chưa ký bất kỳ hợp đồng mua bán LNG dài hạn nào.

“Thiếu hụt trong nguồn cung khí LNG theo hợp đồng, cùng với nguồn tài nguyên trong nước ngày càng cạn kiệt, làm tăng nguy cơ biến động giá ở Việt Nam cũng như nguy cơ mất điện hoặc phân phối khí đốt trong tương lai. Sự chênh lệch giữa giá điện sản xuất từ khí LNG, các hợp đồng mua bán điện, các dự án điện khí LNG chưa có nhiều tiến triển đã và đang trở thành những trở ngại đáng kể đối với việc ký kết hợp đồng LNG tại Việt Nam”, ông Raghav Mathur, chuyên gia nghiên cứu và phân tích lĩnh vực khí đốt & LNG của Wood Mackenzie cho biết.

Cơ sở hạ tầng mới và các chính sách hỗ trợ là rất cần thiết

Wood Mackenzie cho biết việc phát triển cơ sở hạ tầng khí đốt mới sẽ giảm bớt lo ngại về tình trạng thiếu khí đốt. Mạng lưới đường ống chính của Việt Nam hiện tập trung ở khu vực phía Nam, nơi có trung tâm kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Hai kho cảng khí LNG đã được xây dựng ở miền Nam Việt Nam, với cảng LNG Thị Vải đã hoạt động và cảng Hải Linh dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào tháng 9 năm 2024. Một số công trình kho cảng LNG khác đang ở giai đoạn nghiên cứu tính khả thi và dự kiến có thể đi vào hoạt động vào đầu những năm 2030.

“Việc chính phủ Việt Nam phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII vào tháng 5 năm 2023 nhấn mạnh tầm quan trọng của các dự án điện khí LNG, hướng tới việc tăng thêm 22,4 GW công suất điện từ khí LNG vào năm 2030”, bà Yulin Li, chuyên gia nghiên cứu về khí đốt & LNG tại Wood Mackenzie cho biết. Tuy nhiên, để Việt Nam tận dụng triệt để tiềm năng của khí đốt và LNG, cần có một cơ chế năng lượng chuyên biệt để tập trung vào chính sách và quy định về năng lượng. “Một khung chính sách mạnh mẽ là điều cần thiết để thu hút đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng khí đốt trung và hạ nguồn”, bà Li nhấn mạnh.

Theo phân tích của Wood Mackenzie, Việt Nam nên phát triển thêm quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp giải pháp có khả năng đáp ứng yêu cầu của quốc gia. Hiện nay, có nhiều nhà cung cấp uy tín đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó có thể kể đến PETRONAS.

Là một trong những nhà sản xuất LNG tích hợp lớn nhất thế giới, PETRONAS sản xuất hơn 36 triệu tấn khí LNG mỗi năm với các cơ sở ở Bintulu, Úc, Ai Cập và sắp tới là Canada. Mạng lưới rộng lớn này củng cố thương hiệu uy tín của PETRONAS để cung cấp khí LNG cho Việt Nam.

Khởi đầu là một nhà cung cấp năng lượng cho thị trường nội địa Malaysia, PETRONAS đã mở rộng cung cấp năng lượng cho các nền kinh tế chủ chốt ở châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Sự mở rộng này nhấn mạnh chuyên môn, hiểu biết sâu sắc của PETRONAS về các yếu tố, xu hướng ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của các thị trường ở khu vực châu Á cũng như có khả năng cung cấp các giải pháp chuyên biệt, linh hoạt theo từng điều khoản thương mại và hợp đồng.

Với tầm nhìn mang đến một tương lai xanh hơn, PETRONAS sản xuất khí LNG một cách có trách nhiệm, tận dụng và cải tiến công nghệ để giảm phát thải. Các biện pháp như điện khí hóa, ngăn chặn xả thải và đốt bỏ, cũng như công nghệ thu giữ và lưu trữ carbon (CCS) là những nỗ lực quan trọng trong quá trình này. Ngoài ra, kể từ khi bước vào thị trường Việt Nam vào năm 1991, PETRONAS đã tích lũy kiến thức sâu rộng về nhu cầu năng lượng của Việt Nam qua 33 năm hoạt động, hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền và các đối tác quan trọng trong ngành. Mối quan hệ này ngày càng được củng cố nhờ những nỗ lực hợp tác của các bên thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong chuỗi giá trị năng lượng của đất nước.

Đọc thêm

Người dân chủ động phòng ngừa, giảm thiệt hại do mưa to, gió lớn Môi trường

Người dân chủ động phòng ngừa, giảm thiệt hại do mưa to, gió lớn

TTTĐ - Sau khi đạt cấp siêu bão, bão số 3 tiếp tục duy trì cường độ, di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10 - 15km/giờ. Dự kiến chiều tối 7/9, bão đổ bộ đất liền khu vực Bắc Bộ (từ Quảng Ninh đến Nam Định) với cường độ cấp 9 - 12, giật cấp 13 - 14. Do ảnh hưởng của bão số 3, từ sáng 7 đến ngày 9/9, thành phố Hà Nội có mưa to đến rất to và dông.
Tính toán cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường từ sớm, từ xa Môi trường

Tính toán cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường từ sớm, từ xa

TTTĐ - Sáng 6/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp, cho ý kiến hoàn thiện Dự thảo nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định số 08/NĐ-CP/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (Dự thảo Nghị định).
Đêm nay, siêu bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp vịnh Bắc Bộ Môi trường

Đêm nay, siêu bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp vịnh Bắc Bộ

TTTĐ - Cơn bão số 3 (tên quốc tế Yagi) là một trong những cơn bão mạnh nhất trong hàng chục năm trở lại đây. Khi đổ bộ đất liền, bão có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân tại nhiều địa phương, trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Đề phòng nguy cơ xảy ra dông, lốc và gió giật mạnh trước khi bão đổ bộ Môi trường

Đề phòng nguy cơ xảy ra dông, lốc và gió giật mạnh trước khi bão đổ bộ

TTTĐ - Hồi 10 giờ ngày 6/9, vị trí tâm siêu bão ở vào khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 130km về phía Đông Đông Nam; cách Quảng Ninh khoảng 570km về phía Đông Đông Nam.
Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh khẩn trương triển khai ứng phó siêu bão Môi trường

Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh khẩn trương triển khai ứng phó siêu bão

TTTĐ - Bão số 3 (Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được dự báo có cường độ rất mạnh, mức độ rủi ro thiên tai lớn, diễn biến phức tạp. Trước tình hình đó, bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Ninh chủ động các phương án để phòng, chống và ứng phó.
Cận cảnh nhà máy xử lý nước thải lớn nhất nước Môi trường

Cận cảnh nhà máy xử lý nước thải lớn nhất nước

TTTĐ - Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) với công suất 480.000m3/ngày là dự án nhà máy xử lý nước thải lớn nhất nước. Hiện dự án đã đạt hơn 40% tiến độ. Diện tích đất dành xây dựng nhà máy khoảng 38ha, với tổng vốn đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng. Dự kiến nhà máy đưa vào hoạt động vào năm 2025.
Bão số 3 giật trên cấp 17, cách Quảng Ninh khoảng 600km Môi trường

Bão số 3 giật trên cấp 17, cách Quảng Ninh khoảng 600km

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, hồi 7h ngày 6/9, vị trí tâm siêu bão ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 112,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 160km về phía Đông Đông Nam; cách Quảng Ninh khoảng 600km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15-20km/h.
Quảng Ninh cấm biển, tạm dừng khai thác các chuyến bay Môi trường

Quảng Ninh cấm biển, tạm dừng khai thác các chuyến bay

Thực hiện chỉ đạo từ Cục Hàng không Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn sẽ tạm ngừng tiếp thu, khai thác tàu bay từ 4h đến 16h ngày 7/9.
Công nhân thoát nước Hà Nội chủ động ứng trực, phòng chống bão số 3 Môi trường

Công nhân thoát nước Hà Nội chủ động ứng trực, phòng chống bão số 3

TTTĐ - Trước ảnh hưởng của bão số 3, Công ty TNHH Một thành viên (MTV) Thoát nước Hà Nội đã chủ động triển khai nhiều kế hoạch, phương án cụ thể nhằm đảm bảo công tác thoát nước, phòng chống ngập lụt và an toàn giao thông trên địa bàn Thủ đô.
Siêu bão số 3: Bốn sân bay phải đóng cửa tạm thời Infographic

Siêu bão số 3: Bốn sân bay phải đóng cửa tạm thời

Nhận định cơn bão số 3 có cường độ rất mạnh, mức độ rủi ro thiên tai lớn, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng đã yêu cầu tạm ngừng tiếp thu, khai thác máy bay tại một số sân bay.
Xem thêm