Thay huyết tương 4 lần cứu bệnh nhân ung thư bị suy gan cấp
Theo thông tin của Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc (Bệnh viện Hữu Nghị), bệnh nhân Đ.T.T.H (nữ, 43 tuổi, địa chỉ Hưng Yên) nhập viện trong tình trạng bị hôn mê do biến chứng suy gan cấp của viêm gan virus B.
Bệnh nhân này cũng có tiền sử ung thư vú, vào viện tại Khoa Điều trị theo yêu cầu vì mệt mỏi, chán ăn, sốt.
Bệnh nhân được khám và chẩn đoán viêm gan virus B, đo tải lượng virus tăng cao. Do đó, bệnh nhân được điều trị thuốc kháng virus, hỗ trợ chức năng gan.
![]() |
Bệnh nhân hồi phục sau lọc máu, thay huyết tương. Ảnh: BVCC |
Tuy nhiên, tình trạng bệnh nhân cải thiện ít, men gan tăng cao, kèm theo tình trạng vàng da tiến triển nhanh, rối loạn đông máu, suy giảm ý thức. Bệnh nhân đã được hội chẩn Hồi sức tích cực, qua thăm khám, bệnh nhân đã đi vào tình trạng hôn mê gan.
Các xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân có hàng tỷ virus viêm gan B trong máu; chỉ số men gan và Bilirubin (chất gây vàng da, niêm mạc) tăng gấp hàng chục lần bình thường khiến cho bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê. Tình trạng rối loạn đông máu rất nặng, nguy cơ xuất huyết não, xuất huyết tiêu hoá rất cao.
Bệnh nhân được chẩn đoán: Hôn mê gan do suy gan cấp, viêm gan virus B, trên nền ung thư vú. Theo bác sĩ, suy gan cấp là một biến chứng khá thường gặp khi bệnh nhân bị viêm gan virus B đợt cấp. Tình trạng suy gan cấp có thể dẫn đến rối loạn đông máu gây chảy máu da, niêm mạc, xuất huyết tiêu hoá, đặc biệt là xuất huyết não.
Mặt khác, tình trạng tăng Bilirubin máu trong suy gan cấp có thể gây nên tình trạng hôn mê và bệnh nhân có thể tử vong.
Việc thay huyết tương là biện pháp lọc máu trong đó huyết tương chứa "mầm bệnh" hoặc "các chất độc hại" trong máu người bệnh được lọc bỏ, và sau đó được thay thế bằng huyết tương "khoẻ mạnh" của người hiến máu. Từ đó giúp loại bỏ các yếu tố gây bệnh, hỗ trợ chức năng gan trong giai đoạn suy yếu, tạo điều kiện cho gan của bệnh nhân có thể hồi phục.
Phương pháp hiện đại này đã hỗ trợ điều trị và cứu sống được nhiều bệnh nhân bị suy gan cấp do viêm gan virus, hoặc do ngộ độc tại Bệnh viện Hữu Nghị trong thời gian qua.
Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc đã tiến hành thay huyết tương 4 lần cho bệnh nhân với tổng số 12 lít huyết tương đã được sử dụng. Sau từng lần lọc máu, bệnh nhân cải thiện dần ý thức, tỉnh táo và đỡ mệt dần, tình trạng vàng da, tăng men gan và rối loạn đông máu đã cải thiện tốt.
Hiện tại, bệnh nhân đã tỉnh táo, tự ăn uống đường miệng và vận động tại giường được. Bệnh nhân sẽ được chuyển về Khoa Điều trị theo yêu cầu để tiếp tục theo dõi chức năng gan và điều trị thuốc kháng virus duy trì.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đẩy mạnh phát triển y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại

"Gỡ khó" về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực dược

Bệnh viện Nam Thăng Long đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử

Thêm bệnh viện thứ 15 hoàn thành triển khai bệnh án điện tử

Traphaco CNC: Nền tảng xanh cho chiến lược phát triển bền vững

Nâng cao chất lượng quản lý và phòng chống ung thư tại Việt Nam

Vì sao chiều cao người Việt vẫn “lùn” hơn khu vực?

Chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”

TP Hồ Chí Minh siết chặt công tác quản lý kinh doanh mỹ phẩm
