Thế giới ghi nhận tháng 11 nóng nhất trong lịch sử
Tin tức thế giới 4/12: 2020 là một trong 3 năm nóng nhất lịch sử Matxcơva đón Năm mới 2020 trong tiết trời ấm áp lạ thường Liên hợp quốc cảnh báo đây là thập kỷ nóng nhất trong lịch sửno |
Nhiệt độ tăng cao nhất trên một khu vực rộng lớn Bắc Âu, Siberia và Bắc Băng Dương. Còn Mỹ, Nam Mỹ, Nam Phi, cao nguyên Tây Tạng, Nam Cực và hầu hết Australia cũng có nhiệt độ cao hơn mức trung bình.
Tính trên toàn cầu, tháng 11 có nền nhiệt trung bình cao hơn gần 0,8 độ C so với mức trung bình của giai đoạn 1981 - 2010 và cao hơn 0,1 độ C so với năm ngoái.
Ở Australia, một đám cháy rừng đã bùng phát ngoài tầm kiểm soát trong sáu tuần nay tại địa điểm du lịch nổi tiếng, đảo Fraser. Hỏa hoạn đã thiêu rụi hơn 80.000ha rừng, gần bằng một nửa diện tích của đảo Fraser.
Được biết, đảo Fraser có khoảng 200 cư dân, nổi tiếng thế giới với những khu rừng nhiệt đới và cồn cát. Đảo Fraser nằm trong danh sách di sản thế giới của UNESCO.
Châu Âu ghi nhận nhiệt độ mùa thu 2020 cao nhất trong lịch sử (Ảnh: DW) |
Các khu vực khác của Australia cũng trở nên oi bức bởi một đợt nắng nóng kỷ lục khi nhiệt độ trung bình nhiều nơi vào khoảng 40 độ C. Tại các vùng gần biển, nhiệt độ thấp hơn nhờ nhiều gió.
Carlo Buontempo, Giám đốc phụ trách mảng Biến đổi Khí hậu Copernicus tại Trung tâm Dự báo Thời tiết tầm trung Châu Âu (ECMWF) cho biết: “Những ghi nhận này phù hợp với xu hướng ấm lên của khí hậu toàn cầu về lâu dài”.
Ông cho biết, tháng 11 là “một tháng đặc biệt ấm áp” trên toàn cầu. Nhiệt độ ở Bắc Cực và Bắc Siberia vẫn luôn ở mức cao trong khi lượng băng ở biển gần chạm mức thấp nhất. Ông cũng nhấn mạnh xu hướng này liên quan đến việc giám sát toàn diện Bắc Cực, vì nó đang ấm lên nhanh hơn so với các khu vực khác trên thế giới.
Do đó, các nhà hoạch định chính sách nên ưu tiên giảm thiểu rủi ro khí hậu và nên xem những số liệu này là hồi chuông cảnh báo và suy nghĩ nghiêm túc hơn về cách tuân thủ các cam kết trong Hiệp định Paris về về biến đổi khí hậu năm 2015.
Dữ liệu của Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus cũng cho thấy năm 2020 có thể là năm nóng nhất từng được ghi nhận. Hiện mức nhiệt đang ngang bằng với năm 2016. Tuy nhiên, nếu nền nhiệt không giảm xuống trong tháng cuối cùng của năm, nhiệt độ trung bình năm nay có thể cao hơn năm 2016 và xác lập kỷ lục mới.
Thế giới ghi nhận tháng 11 nóng nhất lịch sử (Ảnh: ABC News) |
Theo báo cáo của Copernicus, mặc dù dữ liệu của tháng 12 sẽ mang tính quyết định nhưng gần như chắc chắn năm 2020 sẽ ấm nhất đối với Châu Âu. Khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 11 ấm hơn 0,5 độ C so với cùng thời kỳ trong năm 2019 - năm ấm nhất được ghi nhận và ấm hơn ít nhất 0,4 độ C so với bất kỳ năm nào khác.
Vào tháng 9, 10 và 11, nhiệt độ trung bình của Châu Âu cao hơn 1,9 độ C so với giai đoạn 1981 - 2010 và cao hơn 0,4 độ so với năm 2006. Phần lớn Châu Âu chứng kiến nhiệt độ trên mức trung bình. Trong đó, nhiệt độ tăng cao nhất ở khu vực phía Bắc và phía Đông Châu Âu.
Ở khu vực Bắc Cực và phần lớn phía Bắc Siberia, về cơ bản nhiệt độ trên mức trung bình cả năm 2020, không chỉ mùa thu. Độ phủ băng biển đặc biệt thấp kể từ đầu mùa hè và cháy rừng ở Siberia đã giải phóng lượng khí thải kỷ lục.
Một nghiên cứu trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences đăng hồi đầu tháng 5, dự báo khoảng 3,5 tỷ người, tương đương khoảng 1/3 dân số thế giới sẽ sống ở các khu vực cực kỳ nóng bức vào năm 2070.
Ngay cả các kịch bản cân nhắc nhiều khả năng hoặc ít nghiêm trọng hơn thì trong vòng 50 năm nữa, vài tỷ người sẽ sống ở những nơi quá nóng nếu không có điều hòa nhiệt độ.