Tag

Thị trường hàng khô phục vụ Tết Nguyên đán: Dồi dào nguồn cung, giá cả ổn định

Kinh tế 02/01/2020 10:13
aa
TTTĐ - Chỉ còn gần một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Canh Tý. Thời điểm này, các tiểu thương kinh doanh mặt hàng khô như: măng, miến, mộc nhĩ, nấm hương... đang tất bật chuẩn bị nguồn hàng dự trữ để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu của người dân. Theo khảo sát của phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô, giá những mặt hàng này tại các chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội chưa có nhiều biến động mặc dù sức mua đã tăng cao.

Thị trường hàng khô phục vụ Tết Nguyên đán: Dồi dào nguồn cung, giá cả ổn định

Các tiểu thương đã chuẩn bị sẵn nguồn hàng để phục vụ người dân dịp Tết Nguyên đán

Bài liên quan

Chợ bán hàng “chạy bão”, siêu thị giá cả ổn định

Đảm bảo ATM không quá tải trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020

Cuối năm, lại lo chuyện... thực phẩm Tết

Hoa quả tăng giá chóng mặt dịp sát Tết

Chủ động sẵn nguồn hàng

Thời điểm này người tiêu dùng đang rục rịch mua sắm các mặt hàng thực phẩm khô, bánh kẹo… chuẩn bị Tết Nguyên đán. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tránh tình trạng khan hiếm hàng, từ tháng 12, nhiều tiểu thương đã dự trữ đủ để phục vụ Tết.

Chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm, Hà Nội), được coi là đầu mối lớn của Hà Nội, nơi đây cung cấp tất cả các mặt hàng nhu yếu phẩm phục vụ người dân trong đó có: Miến dong, mộc nhĩ, nấm hương, măng khô... Đây đều là những thực phẩm cần thiết để phục vụ người tiêu dùng vào dịp Tết Nguyên đán.

Theo nhiều tiểu thương, từ đầu tháng 10 âm lịch, họ đã đặt các mối hàng này với số lượng lớn để tránh tình trạng giáp Tết bị đẩy giá lên cao và khan hiếm.

Bà Nguyễn Thị Loan, một tiểu thương bán hàng khô tại chợ Đồng Xuân, cho biết: "Giáp Tết, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, vì thế chúng tôi cũng phải dự trữ một lượng hàng nhất định ở trong kho để bán cho khách hàng. Hiện tại thời điểm này, các mặt hàng bán chạy là thực phẩm khô gồm: Bánh kẹo, các loại gia vị... Tuy nhiên, so với mọi năm, năm nay lượng bánh kẹo nhập về cũng ít hơn để tránh tình trạng hàng bị tồn kho sau Tết dẫn đến việc thu hồi vốn chậm”.

Việc tích trữ hàng hóa phục vụ Tết không chỉ diễn ra ở các chợ đầu mối mà ngay cả chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ tại các huyện ngoại thành cũng được các tiểu thương chuẩn bị. Do vậy, người tiêu dùng không nên lo lắng, yên tâm mua sắm Tết.

Các tiểu thương đã chuẩn bị sẵn nguồn hàng để phục vụ người dân dịp Tết Nguyên đán
Các tiểu thương đã chuẩn bị sẵn nguồn hàng để phục vụ người dân dịp Tết Nguyên đán

Trên địa bàn huyện Gia Lâm (Hà Nội), nhiều chủ cửa hàng tạp hóa cũng đã tích trữ đủ lượng hàng hóa bán vào dịp Tết. Ngoài các loại mặt hàng khô, bánh kẹo, các tiểu thương còn tích trữ nhiều loại nước uống đóng chai được sử dụng trong dịp Tết.

Chị Nguyễn Thị Hoa, chủ cửa hàng tạp hóa xã Đa Tốn (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết: “Những năm gần đây, kinh tế phát triển thu nhập của người dân ở khu vực nông thôn cũng tăng cao nên nhu cầu mua sắm những mặt hàng chất lượng.

Do vậy, ngay từ khoảng tháng 10 âm lịch, cửa hàng của tôi đã chuẩn bị dự trữ lượng lớn các loại thực phẩm khô có chất lượng, nguồn gốc rõ ràng để phục vụ người dân. Khoảng một tháng trở lại đây, lượng tiêu thụ các mặt hàng Tết đã tăng cao, tuy nhiên do có sự chuẩn bị trước về nguồn hàng nên giá cả vẫn ổn định".

Khảo sát của phóng viên tại thời điểm hiện tại cho thấy, giá một số mặt hàng thực phẩm khô vẫn ở mức trung bình như khoảng thời gian trong năm, một số mặt hàng giá có tăng nhưng không nhiều. Cụ thể: nấm hương có giá từ 350.000 - 400.000 đồng/kg; miến 40.000 - 80.000 đồng/kg; mộc nhĩ có giá từ 200.000 - 250.000 đồng/kg; măng khô “lưỡi lợn” loại 1 có giá 300.000 - 350.000 đồng/kg; hạt sen 140.000 - 170.000 đồng/kg…

Không để xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá

Để chuẩn bị đủ hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, mới đây UBND TP Hà Nội đã có văn bản giao Sở Công thương Hà Nội tổ chức triển khai hiệu quả chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu. Đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp tổ chức bán hàng về nông thôn, khu công nghiệp để cung ứng sớm và đầy đủ hàng hóa cho nhân dân, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu, dẫn đến tăng giá đột biến.

UBND TP Hà Nội cũng giao Sở Công thương phối hợp với Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội và lực lượng công an, các ngành liên quan thành lập đoàn kiểm tra chống các hành vi đầu cơ, găm hàng để tăng giá, đưa tin thất thiệt về cung cầu, giá cả hàng hóa nhằm thu lợi bất chính.

Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết: Sở đã chỉ đạo, phối hợp với các doanh nghiệp triển khai dự trữ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu với tổng giá trị hàng hóa phục vụ người dân Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 đạt 31.200 tỷ đồng, tăng khoảng 10% so với kế hoạch dự trữ hàng hóa Tết năm 2019.

Trong đó gạo hơn 191 nghìn tấn, thịt gia cầm gần 15 nghìn tấn, thịt bò hơn 12 nghìn tấn, trứng gia cầm 260 triệu quả, rau củ hơn 247 nghìn tấn, thực phẩm chế biến gần 13 nghìn tấn, thủy hải sản hơn 11 nghìn tấn, nông lâm sản khô khoảng 3.500 tấn… Đồng thời, Sở Công thương cũng lên kế hoạch tổ chức bán hàng ở 25 trung tâm thương mại, 141 siêu thị, 454 chợ trên địa bàn.

Thời điểm này, các tiểu thương buôn bán các mặt hàng khô như măng, miến, mộc nhĩ, nấm hương... đang tất bật chuẩn bị nguồn hàng dự trữ để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu của người dân
Thời điểm này, các tiểu thương buôn bán các mặt hàng khô như măng, miến, mộc nhĩ, nấm hương... đang tất bật chuẩn bị nguồn hàng dự trữ để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu của người dân

"Việc doanh nghiệp tổ chức các chuyến bán hàng lưu động phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết Nguyên đán là hoạt động góp phần thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Vì vậy, Sở Công thương đã yêu cầu các doanh nghiệp tham gia phải bày bán hàng Việt Nam chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý. Bên cạnh đó, Sở đề nghị các quận, huyện tạo điều kiện và hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh tổ chức tốt công tác dự trữ hàng hóa", bà Trần Thị Phương Lan nhấn mạnh.

Để đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân dịp Tết, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cũng cho biết thêm, các đơn vị doanh nghiệp cung cấp các mặt hàng phục vụ Tết phải căn cứ tình hình thực tế kinh doanh dịp Tết Nguyên đán 2019 và tình hình thị trường 2020 để chủ động xây dựng số lượng hàng hóa dự trữ hợp lý. Riêng các đơn vị tham gia chương trình bình ổn giá cả thị trường cần xây dựng lượng hàng hóa dự trữ ở mức cao nhất khi tham gia chương trình kinh doanh Tết 2020. Các hệ thống siêu thị lớn như Big C, Vinmart… cũng phải chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, tránh khan hàng, sốt giá.

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những ngày gần đây, giá thịt lợn đã có dấu hiệu ổn định và đi xuống khi mỗi ngày nhiều doanh nghiệp và hộ chăn nuôi bán ra thị trường vài nghìn con lợn. Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đã giảm giá từ 1.000 đến 2.000 đồng/kg lợn.

Trong đó, giá lợn hơi của Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, Tập đoàn DABACO ổn định ở mức 83.000 đồng/kg. Tại Hưng Yên, giá lợn hơi đã giảm còn 87.000 đồng/kg so với 95.000 đồng/kg trong những ngày trước. Tại các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, giá lợn hơi chỉ còn 93.000 đồng/kg. Tại Phú Thọ ở mức 90.000 đồng/kg.

Tại miền trung - Tây Nguyên ghi nhận mức giá giảm từ 2.000 đến 4.000 đồng/kg. Tại khu vực miền nam giá lợn hơi dao động trong khoảng 88.000 - 95.000 đồng/kg. Cụ thể, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tiền Giang, Tây Ninh cùng bằng mức giá 93.000 đồng/kg. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho biết, nguồn cung thực phẩm cho dịp Tết Nguyên đán sẽ được bảo đảm.

Đọc thêm

Mondelez Kinh Đô hỗ trợ thực phẩm cho đồng bào vùng bão lũ Doanh nghiệp

Mondelez Kinh Đô hỗ trợ thực phẩm cho đồng bào vùng bão lũ

TTTĐ - Mondelez Kinh Đô phối hợp cùng Ngân hàng thực phẩm Việt Nam (Foodbank Việt Nam) tiếp tục gửi tặng hơn 2.300 thùng bánh kẹo, tương đương 66.400 hộp sản phẩm để cứu trợ khẩn cấp cho đồng bào vùng bão lũ, tổng giá trị khoảng 1 tỷ đồng.
BAC A BANK phát hành 15 triệu trái phiếu đáp ứng nhu cầu thị trường cuối năm Doanh nghiệp

BAC A BANK phát hành 15 triệu trái phiếu đáp ứng nhu cầu thị trường cuối năm

TTTĐ - Với mục đích gia tăng cơ hội đầu tư an toàn và sinh lời hiệu quả dành cho khách hàng cũng như đáp ứng nhu cầu thị trường trái phiếu đang “ấm” dần, từ ngày 7/10/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức chào bán 15 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng lần 2 - đợt 2, với tổng giá trị chào bán 1.500 tỷ đồng.
Huyện Thanh Trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Huyện Thanh Trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1057/QĐ-TTg ngày 30/9/2024 công nhận huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Cộng đồng góp 1, Vinamilk góp thêm 1, để nhân đôi hỗ trợ cho học sinh vùng thiên tai Doanh nghiệp

Cộng đồng góp 1, Vinamilk góp thêm 1, để nhân đôi hỗ trợ cho học sinh vùng thiên tai

TTTĐ - Hơn 1,2 triệu sản phẩm dinh dưỡng Vinamilk, tương đương 6 tỷ đồng được hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại các tỉnh bị ảnh hưởng bão lũ Yagi. Đây là cam kết của Vinamilk từ chương trình “Vượt thiên tai – Tiếp bước tương lai”, phối hợp cùng Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, theo hình thức nhân viên, cộng đồng đóng góp 1 thì Vinamilk sẽ góp thêm 1, để nhân đôi số sản phẩm hỗ trợ.
MB tri ân 30 năm đồng hành bền vững cùng doanh nghiệp Việt Nam Doanh nghiệp

MB tri ân 30 năm đồng hành bền vững cùng doanh nghiệp Việt Nam

TTTĐ - MB kỷ niệm sinh nhật 30 năm với chương trình Chào MB 30 "Sinh nhật rộn ràng - ngập tràn quà tặng" tri ân khách hàng doanh nghiệp, khẳng định sự gắn kết và cam kết đồng hành lâu dài với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Mức vay tối đa cho các dự án vốn tín dụng chính sách Thị trường - Tài chính

Mức vay tối đa cho các dự án vốn tín dụng chính sách

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu Nông thôn mới

Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Có thể thấy, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Vì vậy, để nông nghiệp phát triển cân bằng, đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, việc nghiên cứu đưa ra các phương pháp canh tác nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh là yêu cầu cấp bách hiện nay.
BAC A BANK giảm lãi vay, đồng hành cùng khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi Doanh nghiệp

BAC A BANK giảm lãi vay, đồng hành cùng khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi

Nhằm chung tay tháo gỡ khó khăn, tái thiết cuộc sống sau bão lũ, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức triển khai gói vay với lãi suất hấp dẫn, linh hoạt, hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi bão Yagi sớm ổn định, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công chúng trầm trồ thưởng lãm nghệ thuật ánh sáng cùng Techcombank dịp 31 năm thành lập Doanh nghiệp

Công chúng trầm trồ thưởng lãm nghệ thuật ánh sáng cùng Techcombank dịp 31 năm thành lập

TTTĐ - Ngôn ngữ nghệ thuật Generative Art với hơn 13 triệu tia sáng đại diện cho những khách hàng luôn đồng hành cùng Techcombank đã làm người xem mãn nhãn tại các Hội sở Techcombank Quang Trung, Lê Duẩn và Trần Duy Hưng. Đây là một trong chuỗi hoạt động chào mừng 70 năm giải phóng Thủ đô Hà Nội, tưng bừng kỉ niệm 31 năm thành lập Techcombank “không ngừng tiến tới phiên bản vượt trội”.
Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai Nông thôn mới

Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai

TTTĐ - Sau khi bão và hoàn lưu bão đi qua, ngành nông nghiệp Hà Nội đã và đang chuẩn bị mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả, khôi phục lại sản xuất nông nghiệp sau khi nước lũ rút nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô trong thời gian sớm nhất.
Xem thêm