Tag

Thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong trái tim thế hệ trẻ

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 06/01/2025 14:15
aa
TTTĐ - Những câu chuyện từ chiến trường Thành cổ Quảng Trị, phong trào "Ba sẵn sàng" đến khát vọng hòa bình, được các nhân chứng lịch sử chia sẻ tại chương trình “Ngòi pháo Chín tháng Giêng” đã thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong trái tim thế hệ trẻ.
Xây dựng thế hệ thanh niên giàu lòng yêu nước, tự lực, tự cường Khơi dậy lòng yêu nước của tuổi trẻ qua các câu chuyện lịch sử

Sáng 6/1, nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên (9/1/1950 - 9/1/2025), Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam và Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tổ chức chương trình nói chuyện truyền thống “Ngòi pháo Chín tháng Giêng”.

Qua chương trình, Ban tổ chức mong muốn các bạn học sinh hiểu sâu sắc về lịch sử của phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên từ thời kỳ kháng chiến cứu quốc và khơi dậy lòng tự hào, khát vọng cống hiến cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của toàn thể thế hệ học sinh, sinh viên.

Tiết mục văn nghệ của các bạn học sinh tại chương trình
Tiết mục văn nghệ của các bạn học sinh tại chương trình

Chương trình được tổ chức tại Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, nơi khởi nguồn phong trào “Ba sẵn sàng”. Với khí thế “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, hàng vạn sinh viên viên từ các trường đại học đã tình nguyện nộp đơn xin nhập ngũ, chiến đấu và hy sinh anh dũng, góp phần mở đầu phong trào cách mạng sôi nổi, hào hùng của lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam thế kỉ XX.

Khách mời giao lưu tại chương trình có, nhà báo Phùng Huy Thịnh - nguyên là trinh sát pháo binh thuộc Sư đoàn 325 bảo vệ Thành cổ Quảng Trị; Đại tá. TS. Đặng Đức Quy - Bí thư chi bộ TDP17, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, chiến sĩ tham gia phong trào Ba sẵn sàng, xung phong lên đường nhập ngũ tham gia chiến đấu tại Thành cổ Quảng Trị năm 1972; Nhạc sĩ Trương Quý Hải - chiến sĩ Sư đoàn 356 tại mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang giai đoạn 1979 - 1989.

Các vị khách mời giao lưu tại chương trình
Các vị khách mời giao lưu tại chương trình

Nhớ lại khí thế ngày ấy, nhà báo Phùng Huy Thịnh - nguyên là trinh sát pháo binh thuộc Sư đoàn 325 bảo vệ Thành cổ Quảng Trị cho biết: “Tôi đã từng chết hụt hơn 20 lần trước những trận bắn của kẻ địch. Nhưng tôi không sợ. Trước đó, chúng tôi - sinh viên khoa Văn của Trường Đại học Tổng hợp cùng hàng trăm thầy trò của 33 trường đại học, cao đẳng tình nguyện viết thư bằng máu với tinh thần sẵn sàng gác bút nghiên lên đường đánh giặc”.

Với Đại tá. TS. Đặng Đức Quy, một người chiến sĩ từng tham gia phong trào Ba sẵn sàng, xung phong lên đường nhập ngũ tham gia chiến đấu tại Thành cổ Quảng Trị. Năm 1972 khi trở về, sống ở thời bình, ông đã luôn trăn trở, làm sao để truyền tải giá trị văn hóa, truyền thống hào hùng của thế hệ trước tới thế hệ trẻ hôm nay.

Thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong trái tim thế hệ trẻ
Đại tá. TS. Đặng Đức Quy chia sẻ tại chương trình

“Ngày ấy, hàng vạn sinh viên ưu tú, tinh hoa của đất nước phải đưa ra mặt trận, vì đất nước lâm nguy, không ai có thể ngồi nhà. Tình yêu Tổ quốc, tình yêu đất nước và lòng tự trọng là điều thôi thúc chúng tôi sẵn sàng. Vì vậy, trong những lúc khó khăn nhất, đối diện với cái chết, chúng tôi vẫn luôn có một niềm tin sẽ chiến thắng, sẽ sống. Hôm nay, tôi còn cơ hội ngồi đây, để chứng minh điều đó”, Đại tá. TS. Đặng Đức Quy chia sẻ.

Câu chuyện của các nhân chứng lịch sử không chỉ là những hồi ức xúc động mà còn là lời nhắn nhủ sâu sắc đến thế hệ trẻ hôm nay. Anh Nguyễn Đức Nguyên, Phó Trưởng ban Thanh niên Trường học Trung ương Đoàn, chia sẻ: “Những câu chuyện từ các nhân chứng lịch sử đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong lòng mỗi bạn trẻ. Thế hệ hôm nay có nhiệm vụ viết tiếp những trang sử vẻ vang của dân tộc bằng tri thức, sự sáng tạo và lòng nhiệt huyết”.

Chương trình "Ngòi pháo Chín tháng Giêng" không chỉ là một dịp để ôn lại những ký ức lịch sử mà còn là lời nhắc nhở cho thế hệ trẻ về trách nhiệm với Tổ quốc. Khi chiến tranh đã qua đi, điều còn lại là những câu chuyện anh hùng mà chúng ta cần phải giữ gìn, phát huy, để không quên đi sự hy sinh của lớp người đi trước và biết ơn vì những gì chúng ta đang có hôm nay.

Ngày 9/1/1950, Đoàn Thanh niên cứu quốc và Đoàn học sinh Sài Gòn - Chợ Lớn đã vận động và tổ chức cho hơn 2.000 học sinh, sinh viên các trường cùng nhiều giáo viên và 7.000 nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn biểu tình đòi đảm bảo an ninh cho học sinh, sinh viên học tập và trả tự do cho những học sinh, sinh viên bị bắt và mở lại trường học. Đoàn biểu tình đã bị đàn áp dã man. Cuộc đàn áp đẫm máu ngày 9/1/1950 và tinh thần chiến đấu hy sinh oanh liệt của anh Trần Văn Ơn làm dấy lên trong học sinh, sinh viên, nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn lòng căm thù giặc và ý chí đấu tranh kiên quyết chống thực dân Pháp xâm lược và bè lũ tay sai.

Với sự kiện lịch sử đó, noi gương và ghi nhận tinh thần đấu tranh bất khuất của anh Trần Văn Ơn và học sinh, sinh viên trong những ngày đầu kháng chiến, Đại hội toàn quốc Liên đoàn thanh niên Việt Nam lần thứ nhất tháng 2/1950 tại Việt Bắc đã quyết định lấy ngày 9/1 hàng năm làm Ngày truyền thống học sinh - sinh viên. Hình ảnh học sinh, sinh viên đã cầm bút và cầm súng, trở thành ngọn lửa thiêng liêng của phong trào cách mạng.

Đọc thêm

Thanh niên trong công cuộc chống lãng phí và tinh gọn bộ máy Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thanh niên trong công cuộc chống lãng phí và tinh gọn bộ máy

TTTĐ - Thanh niên đang trở thành lực lượng chủ chốt trong công cuộc chống lãng phí và tinh gọn bộ máy với hành động thiết thực từ việc sử dụng thời gian, cơ hội phát triển bản thân đến việc tham gia các phong trào, chương trình tiết kiệm. Các tổ chức Đoàn luôn nỗ lực truyền tải những thông điệp quan trọng về quản lý tài nguyên, thời gian và đóng góp vào quá trình đổi mới, sắp xếp bộ máy chính trị để tạo dựng một hệ thống hiệu quả, tiết kiệm và phát triển bền vững.
Bài 4: Khơi dậy tiềm năng thanh niên trong kỷ nguyên công nghệ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 4: Khơi dậy tiềm năng thanh niên trong kỷ nguyên công nghệ

TTTĐ - Trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh chuyển đổi số và tiến đến kỷ nguyên công nghệ, thanh niên là lực lượng quan trọng góp phần vào sự phát triển đó. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhóm thanh niên đều có cơ hội tiếp cận bình đẳng với những cơ hội mà chuyển đổi số mang lại. Những giải pháp hỗ trợ, định hướng và thúc đẩy sự tham gia của thanh niên vào quá trình chuyển đổi số trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Bài 3: Những đôi giày từ công nghệ in 3D và nhựa tái chế Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 3: Những đôi giày từ công nghệ in 3D và nhựa tái chế

TTTĐ - Lọt top 10 dự án xuất sắc nhất “Startup Wheel 2024” - sân chơi khởi nghiệp hàng đầu Đông Nam Á, nhóm bạn trẻ với dự án SENONIKA gây ấn tượng mạnh với mô hình sản xuất giày bằng công nghệ in 3D kết hợp nhựa tái chế. Đây là hành trình của những người trẻ Việt Nam tiên phong trong kỷ nguyên số, nơi sáng tạo hòa quyện cùng công nghệ để tạo nên những giá trị thiết thực.
Sáng mãi niềm tin, tự hào về Đảng quang vinh Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Sáng mãi niềm tin, tự hào về Đảng quang vinh

TTTĐ - “Qua những câu chuyện chân thực, sinh động, gần gũi của thực tế cuộc sống, chúng tôi đã dệt vào những bài báo. Được nhận giải thưởng về xây dựng Đảng vừa là niềm vinh dự đồng thời là cảm xúc liêng thiêng của người cầm bút chúng tôi”.
Trang bị khung pháp lý ứng dụng công nghệ tiên phong cho thanh niên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Trang bị khung pháp lý ứng dụng công nghệ tiên phong cho thanh niên

TTTĐ - Chiều 12/3, Thành đoàn Hà Nội tổ chức hội thảo khung pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp muốn ứng dụng công nghệ tiên phong mới trên thế giới tại Việt Nam
Tình nguyện viên Thủ đô với “Tháng ba biên giới” ở Hà Tĩnh Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tình nguyện viên Thủ đô với “Tháng ba biên giới” ở Hà Tĩnh

TTTĐ - Câu lạc bộ Tình nguyện viên Thủ đô - Cung Thanh niên Hà Nội phối hợp với các đơn vị vừa tổ chức chương trình “Tháng ba biên giới” năm 2025, tại huyện Hương Khê và huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.
135 em nhỏ được tặng danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

135 em nhỏ được tặng danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ

TTTĐ - Chiều 11/3, Huyện đoàn – Hội đồng Đội huyện Thanh Trì, Hà Nội tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025, tuyên dương các tập thể, cá nhân, đội viên xuất sắc tiêu biểu trong học tập, rèn luyện và công tác Đội.
Cán bộ, đảng viên chủ động học tập, vững vàng trong mọi hoàn cảnh Xã hội

Cán bộ, đảng viên chủ động học tập, vững vàng trong mọi hoàn cảnh

TTTĐ - “Mỗi cán bộ đảng viên, nhà báo, phóng viên của báo Tuổi trẻ Thủ đô cần phát huy tính tiên phong, gương mẫu trong công tác chuyên môn và rèn luyện bản thân. Điều này không chỉ thể hiện qua việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, mà còn thông qua việc không ngừng học tập, nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của thời đại chuyển đổi số, “bắt nhịp với “guồng quay” hối hả của nhịp sống “vũ bão” thời khoa học và công nghệ 4.0 và X.0”.
Bài 2: Bản lĩnh người trẻ không gục ngã trước thất bại Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 2: Bản lĩnh người trẻ không gục ngã trước thất bại

TTTĐ - Xuất phát từ niềm tin vào tầm nhìn xanh và tinh thần “không có gì là không thể”, nhóm bạn trẻ đã biến rơm rạ, thứ tưởng chừng vô giá trị thành "gỗ nhân tạo" bền vững. Hành trình ấy không chỉ là sự tiên phong trong đổi mới sáng tạo mà còn là minh chứng cho bản lĩnh thanh niên: dám thử, dám chấp nhận thất bại.
Nữ Bí thư Chi đoàn “truyền lửa”, gắn kết người trẻ ở chung cư Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nữ Bí thư Chi đoàn “truyền lửa”, gắn kết người trẻ ở chung cư

TTTĐ - Giữa nhịp sống hiện đại, nơi những tòa chung cư ngày càng trở thành không gian sống phổ biến, việc xây dựng tinh thần cộng đồng và kết nối giữa cư dân, đặc biệt là thanh niên, trở thành một thách thức lớn nhưng chính trong môi trường đó, những thủ lĩnh Đoàn như bạn trẻ Đỗ Thị Thu, Bí thư Chi đoàn 21 - chung cư Goldmark City phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết, góp phần gắn kết và lan tỏa những giá trị tích cực đến cộng đồng.
Xem thêm