Tag

Thói quen tiêu dùng của người Việt thay đổi thế nào trong dịch COVID-19?

Xã hội 12/05/2020 08:21
aa
TTTĐ - Dịch COVID-19 kéo dài đã gây ra những xáo trộn trong cuộc sống của nhiều người dân Việt Nam nhưng mặt khác lại đang thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ và tạo ra những thay đổi đáng kể trong thói quen tiêu dùng của người Việt.

Thói quen tiêu dùng của người Việt thay đổi thế nào trong dịch COVID-19?

Người dùng có xu hướng đặt hàng trên GrabMart nhiều hơn vào giữa tuần và cuối tuần

Việt Nam ghi nhận ca nhiễm COVID-19 đầu tiên vào ngày 23/1/2020. Ngay sau đó, Chính phủ và các cơ quan chức năng đã chủ động thực hiện hàng loạt biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả, bao gồm phát hiện, giám sát, cách ly tất cả trường hợp mắc COVID-19. Cùng với ý thức tuân thủ và tinh thần trách nhiệm của mỗi người dân, đến nay có thể xem Việt Nam là một trong những quốc gia ứng phó hiệu quả nhất với dịch COVID-19.

Trong giai đoạn chống dịch này, thói quen tiêu dùng của người dân đã thay đổi ra sao, họ lựa chọn mua sắm, ăn uống thế nào…? Dữ liệu tổng hợp từ nền tảng Grab có thể mang đến một góc nhìn về những thay đổi thú vị diễn ra trong thời gian vừa qua. Dữ liệu được thống kê tại thời điểm giữa tháng 10/2019 - trước dịch COVID-19 so với giữa tháng 4/2020 - trong dịch COVID-19.

Mua sắm trực tuyến bứt tốc

Các biện pháp kiểm soát dịch trên quy mô lớn, thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế di chuyển, tạm ngừng các dịch vụ không thiết yếu… đã trở thành “chất xúc tác" giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Chuyển đổi số giờ đây trở thành xu hướng tất yếu, các cơ sở dịch vụ chuyển từ offline sang online để duy trì hoạt động kinh doanh, người dân chuyển từ offline sang online để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Chính phủ cũng khuyến khích đẩy mạnh mua sắm trực tuyến, thương mại điện tử để góp phần hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

GrabMart được triển khai tại TP HCM từ ngày 23/3/2020 và nhanh chóng được mở rộng ra Hà Nội chỉ 14 ngày sau đó. Có thể xem GrabMart là hình thức “đi siêu thị hộ”, người dùng chỉ cần mở ứng dụng Grab, chọn các cửa hàng tiện lợi, chuỗi cửa hàng bán lẻ, siêu thị… đang có trên GrabMart và thoải mái chọn mua thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn, trái cây tươi, thức uống đóng chai, rau củ quả… Sau đó, đơn hàng sẽ được gửi trực tiếp đến máy nhận đơn của các đối tác GrabMart, giúp loại bỏ quy trình ghi nhớ đơn hàng, mua hộ, thanh toán thủ công. Đối tác tài xế Grab chỉ cần đến cửa hàng, báo số đơn, chờ nhận hàng và giao hàng đến tận nơi cho người mua, tất cả chỉ trong vòng 1 giờ.

GrabMart được triển khai tại TP HCM từ ngày 23/3/2020 và nhanh chóng được mở rộng ra Hà Nội
GrabMart được triển khai tại TP HCM từ ngày 23/3/2020 và nhanh chóng được mở rộng ra Hà Nội

Số lượng đơn hàng GrabMart đã tăng đến 91% chỉ sau 1 tuần triển khai. Dữ liệu trên hệ thống Grab ghi nhận ngày 31/3/2020 là ngày đạt số lượng đơn hàng GrabMart cao kỷ lục, ngay trước thời điểm thực hiện cách ly toàn xã hội.

Người dùng có xu hướng đặt hàng trên GrabMart nhiều hơn vào giữa tuần và cuối tuần. Cụ thể, hệ thống Grab thường xuyên ghi nhận số lượng đơn hàng tăng đột biến vào lúc 16h chiều thứ 3, lúc 10h sáng thứ 7 và 15h chiều thứ 7. Đây có thể là những thời điểm người dùng bổ sung thực phẩm giữa tuần; hoặc chuẩn bị nấu nướng cuối tuần cho cả gia đình và dự trữ thực phẩm cho tuần kế tiếp.

Top 5 mặt hàng được tìm kiếm nhiều nhất trên GrabMart cũng là những thực phẩm quen thuộc hằng ngày của đại đa số người tiêu dùng Việt: Sữa; Mì ăn liền; Sữa đậu nành; Nước soda; Xúc xích heo..

Hiện GrabMart đang liên kết với cả các đối tác bán lẻ uy tín lẫn các cửa hàng nhỏ lẻ, bao gồm BigC, Co.op Xtra, Co.op Food, Farmers’ Market, Annam Gourmet, Cheers, Dalat Hasfarm, Bếp Mộc, Cửa hàng trái cây Chợ Phố, Coca-Cola, Meat World…

Trà sữa “soán ngôi" cơm, trở thành món được đặt nhiều nhất trên GrabFood trong dịch COVID-19

Tương tự thói quen mua sắm trực tuyến, thói quen đặt món trực tuyến trong mùa dịch COVID-19 của người dùng Việt cũng có những thay đổi đáng kể so với trước đó. Với yêu cầu hạn chế di chuyển, trường học tạm đóng cửa... các đối tác giao nhận thức ăn của Grab đã hoạt động năng nổ hơn bao giờ hết để đảm bảo đáp ứng nhu cầu ăn uống hằng ngày của người dùng một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất.

Trước COVID-19, hệ thống của chúng tôi ghi nhận cơm là món ăn được đặt nhiều nhất trên nền tảng GrabFood. Trà sữa xếp thứ 2 trong danh sách, tiếp tục là thức uống yêu thích của người trẻ tuổi và dân văn phòng. Xếp ngay sau trà sữa là bún, mì, thức ăn nhanh, trà, cà phê… vốn là những món ăn quen thuộc, phổ biến với mọi người.

Với việc học sinh tạm rời trường học, nhân viên văn phòng tạm rời công sở, trà sữa đã “bứt phá” trở thành lựa chọn số một của người dùng GrabFood trong mùa dịch. Cơm rơi xuống vị trí số hai, trong khi các món ăn khác vẫn giữ nguyên thứ tự.

Thói quen tiêu dùng của người Việt thay đổi thế nào trong dịch COVID-19?

Dữ liệu trên GrabFood cũng cho thấy trong dịch COVID-19, người dùng Việt có vẻ thích ăn ngọt hơn hẳn trước đó. Số lượng đơn hàng các món tráng miệng trong dịch COVID-19 tăng đến 52% so với thời điểm trước khi có dịch, và đây cũng là mức tăng cao nhất trong số các nước Đông Nam Á!

Giá trị trung bình của một đơn hàng GrabFood trong dịch COVID-19 cũng tăng 26% so với trước khi có dịch, có thể vì lý do các thành viên trong gia đình đều ở nhà và ăn uống cùng nhau. Dữ liệu chúng tôi cũng ghi nhận giá trị trung bình của đơn hàng GrabFood cho mọi bữa ăn đều tăng, trong đó mức tăng nhiều nhất thuộc về bữa tối. Cụ thể hơn, trong thời gian phòng chống dịch COVID-19, bữa tối là bữa ăn “tốn kém" nhất của người dùng GrabFood; trong khi trước đó, tại thời điểm chưa có dịch, vị trí bữa ăn có giá trị đơn hàng trung bình cao nhất trên GrabFood thuộc về bữa xế.

Hiện GrabFood đang có mặt tại 18 tỉnh, thành phố, đóng vai trò tích cực trong việc đáp ứng nhu cầu ăn uống hằng ngày của hàng triệu người dùng khắp cả nước. Với xu hướng chuyển đổi số ngày càng gia tăng, GrabFood đang trở thành một nền tảng hiệu quả giúp các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME), đặc biệt là các hàng quán kinh doanh truyền thống đảm bảo hoạt động và có thêm lợi nhuận.

GrabFood đang có mặt tại 18 tỉnh, thành phố
GrabFood đang có mặt tại 18 tỉnh, thành phố

Thói quen sử dụng tiền mặt đang thay đổi mạnh mẽ

Xu hướng mua sắm trực tuyến tăng mạnh trong mùa dịch cũng góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của thanh toán không tiền mặt, góp phần thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của người dân. Thanh toán không dùng tiền mặt cũng trở thành yếu tố quan trọng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, khi từ người dùng cho đến các MSME đều chọn lựa các phương thức thanh toán trực tuyến để đảm bảo giao dịch an toàn trong mùa dịch.

Dịch COVID-19 đã thúc đẩy một bộ phận người dân lần đầu tiên tiếp cận với các phương thức thanh toán trực tuyến. Theo dữ liệu của Moca, đối tác chiến lược của Grab, số người dùng lần đầu tiên thanh toán không dùng tiền mặt trên nền tảng Grab vào tháng 03/2020 đã tăng đến 22,5% so với tháng trước đó.

Cũng theo đối tác Moca, nhìn trên tổng thể hệ sinh thái Grab, trong dịch COVID-19, tỉ lệ giao dịch không dùng tiền mặt trên toàn bộ nền tảng Grab chiếm đến 43%. Đặc biệt, riêng với dịch vụ GrabMart, tỉ lệ giao dịch không dùng tiền mặt chiếm đến 70%.

Thông qua hợp tác chiến lược với Moca, ứng dụng Grab đang ngày càng trở nên tiện lợi hơn cho người dùng, đặc biệt trong trong bối cảnh thực hiện các biện pháp phòng, chống COVID-19. Đồng thời, Moca và Grab cũng đang gia tăng trải nghiệm cho người dùng Grab thông qua hệ sinh thái thanh toán không dùng tiền mặt, bao gồm các tính năng thanh toán cho các chuyến xe, đặt thức ăn, giao nhận hàng, chuyển tiền trong ví cho nhau, thanh toán tại cửa hàng, nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn.

Hiện nay, đối tác Moca đang liên kết trực tiếp với 24 ngân hàng và 1 ngân hàng số, có khả năng tiếp cận tới hơn 92% người sở hữu thẻ ATM tại Việt Nam.

Dịch COVID-19 - khi sự tử tế, tốt bụng được lan tỏa

Giữa muôn vàn khó khăn trong dịch COVID-19, những tấm lòng tử tế và tinh thần “lá lành đùm lá rách” vẫn lan tỏa ấm áp khắp mọi nơi. Từ những điểm phát miễn phí khẩu trang y tế, tặng dung dịch rửa tay sát khuẩn cho đến ATM gạo… mọi người cố gắng san sẻ nhiều hơn để giúp nhau vượt qua đại dịch.

Dữ liệu của chúng tôi cũng ghi nhận, số lượng chuyến xe và đơn hàng mà đối tác tài xế Grab nhận được “tip” trong dịch COVID-19 đã tăng 23% so với trước khi có dịch. Khoản tiền “tip” không chỉ là lời cảm ơn về mặt vật chất, mà còn là sự động viên đầy ý nghĩa về mặt tinh thần để các bác tài tiếp tục tận tụy với những cuốc xe trong mùa dịch.

Hiện nay, người dùng Grab có thể gửi thêm tiền “tip" ngay trên ứng dụng cho các bác tài GrabCar, GrabBike, GrabFood và GrabExpress. Tính năng gửi thêm tiền “tip” chỉ hiển thị sau khi chuyến đi đã kết thúc và hành khách đã đánh giá tài xế đạt “5 sao" và ứng dụng sau đó sẽ có các mức “tip” gợi ý để khách hàng tùy chọn.

Grab chung tay cùng cộng đồng chống dịch COVID-19

Dịch COVID-19 đang gây ra ảnh hưởng cho hầu hết mọi doanh nghiệp và Grab cũng không phải là ngoại lệ. Ngay trong những ngày khó khăn nhất của dịch, giữ vững cam kết Grab Vì cộng đồng, tiếp tục phục vụ và hỗ trợ mọi người là cách hiệu quả nhất để tất cả chúng ta vượt qua đại dịch.

Grab đã dành ra một khoản ngân sách lên đến 70 tỷ đồng để hỗ trợ tài chính trực tiếp cho một số đối tác nhà hàng, đối tác tài xế, cũng như chung tay cùng cộng đồng vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Từ thời điểm dịch COVID-19 bắt đầu, Grab đã trao 65.000 khẩu trang và tặng 45.000 bộ quà tặng an toàn GrabCare cho đối tác tài xế, phun khử khuẩn xe miễn phí, trao tặng 100.000 khẩu trang cho Bộ Y tế…

Tiếp tục hỗ trợ Chính phủ, Grab đã đóng góp 2 tỉ đồng vào Quỹ phòng chống COVID-19 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP HCM nhằm chung tay hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Nhằm san sẻ một phần nỗi lo để các bác tài vượt qua mùa dịch, từ ngày 12/4/2020, Grab đã triển khai chương trình “Tiếp sức bác tài - Vững vàng vượt khó" trao tặng gần 80 tấn gạo và 8.000 thùng mì gói cho các đối tác tài xế Grab có hoàn cảnh khó khăn và có hoạt động tích cực tại nhiều tỉnh, thành phố khắp cả nước.

Có hàng ngàn tài xế xe ôm công nghệ cũng đang vật lộn với những khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy, trong một nỗ lực chưa từng có, Grab đã mở rộng hỗ trợ đến các tài xế 2 bánh của mọi ứng dụng công nghệ khác. Hàng ngàn bác tài 2 bánh thuộc mọi màu áo tại TP HCM, Hà Nội và Đà Nẵng đã nhận được tổng cộng 40 tấn gạo và 8 tấn đường từ chương trình hỗ trợ này.

Grab đã triển khai chương trình “Tiếp sức bác tài - Vững vàng vượt khó
Grab đã triển khai chương trình “Tiếp sức bác tài - Vững vàng vượt khó"

Là một phần trong nỗ lực Grab vì cộng đồng, từ ngày 20/4/2020, Grab phối hợp cùng Quỹ Hy vọng triển khai chương trình “Tiếp sức cộng đồng - Vững vàng vượt khó" trao tặng 15.000 suất ăn miễn phí đến những người có hoàn cảnh khó khăn tại TP HCM và Hà Nội, với mong muốn san sẻ phần nào gánh nặng cuộc sống và tiếp thêm động lực giúp họ vượt qua mùa dịch COVID-19.

Grab cũng kêu gọi người dùng Grab chung tay cùng chương trình mang đến thêm nhiều suất ăn cho nhiều người có hoàn cảnh khó khăn hơn nữa bằng hình thức đổi điểm thưởng GrabRewards. Chỉ sau 1 tuần kêu gọi, đã có hơn 5 triệu điểm GrabRewards được đổi, tương đương với thêm 6.800 suất ăn sẽ được trao đến cho những người khó khăn.

Grab đang nỗ lực hết sức có thể để san sẻ gánh nặng và tiếp sức cho đối tác, cộng đồng vượt qua được giai đoạn khó khăn này. Để biết thêm thông tin về các hoạt động hỗ trợ cộng đồng của Grab, vui lòng truy cập https://www.grab.com/vn/safety/covid-19.

Tin liên quan

Đọc thêm

Chưa chấp thuận họp báo của Công ty "Chị em rọt" Xã hội

Chưa chấp thuận họp báo của Công ty "Chị em rọt"

TTTĐ - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chưa chấp thuận tổ chức họp báo do nội dung thông tin tại buổi họp báo cần có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền
Hà Nội lên phương án “giải bài toán” nhà vệ sinh công cộng Môi trường

Hà Nội lên phương án “giải bài toán” nhà vệ sinh công cộng

TTTĐ - Hiện nay, nhiều nhà vê sinh công cộng trên địa bàn Hà Nội đã xuống cấp, hệ thống trang thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Trước tình trạng đó, thành phố Hà Nội đã yêu cầu các quận, huyện sớm cải tạo lại nhà vệ sinh công cộng, góp phần xây dựng hình ảnh Thủ đô xanh - sạch - đẹp.
Đà Nẵng: Chống khai thác IUU, quyết tâm gỡ thẻ vàng của EC Môi trường

Đà Nẵng: Chống khai thác IUU, quyết tâm gỡ thẻ vàng của EC

TTTĐ - Đến nay các tồn tại, hạn chế tại TP Đà Nẵng trong công tác chống khai thác IUU đã cơ bản được khắc phục, như hoàn thành xử lý tàu cá “3 không”, xử lý dứt điểm tất cả tàu cá có dấu hiệu vi phạm khai thác IUU để sẵn sàng cho đoàn thanh tra EC lần 5.
Quảng Ngãi chỉ đạo khẩn trương khắc phục sạt lở bờ biển An Phú Môi trường

Quảng Ngãi chỉ đạo khẩn trương khắc phục sạt lở bờ biển An Phú

TTTĐ - Tình trạng sạt lở bờ biển nghiêm trọng tại khu vực xã An Phú, TP Quảng Ngãi đã gây ra những hậu quả đáng lo ngại, đe dọa trực tiếp đến cuộc sống và tài sản của người dân địa phương.
Hà Nội điều chỉnh một số địa điểm thực hiện TTHC Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội điều chỉnh một số địa điểm thực hiện TTHC

TTTĐ - Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 255/QĐ-TTPVHCC công bố điều chỉnh địa điểm thực hiện thủ tục hành chính (TTHC).
10 giải pháp cấp bách giải quyết ô nhiễm môi trường Thủ đô Môi trường

10 giải pháp cấp bách giải quyết ô nhiễm môi trường Thủ đô

TTTĐ - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề nghị Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội tham mưu UBND TP xây dựng chương trình phối hợp giữa TP với các viện nghiên cứu, các tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học để nghiên cứu hướng giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường của Hà Nội; trước mắt tập trung xử lý ô nhiễm không khí và làm sạch các dòng sông nội đô.
"Chìa khoá" giải quyết các vấn đề môi trường Môi trường

"Chìa khoá" giải quyết các vấn đề môi trường

TTTĐ - Từ câu chuyện làm sạch môi trường tại các địa phương của Nhật Bản, Trung Quốc cho thấy, sự hợp tác giữa người dân, doanh nghiệp, chính quyền và nhà khoa học là chìa khóa để giải quyết các vấn đề môi trường.
Nâng cao chất lượng đối thoại, ký kết thỏa ước lao động tập thể Muôn mặt cuộc sống

Nâng cao chất lượng đối thoại, ký kết thỏa ước lao động tập thể

TTTĐ - Tại Hội thảo “Giải pháp nâng cao chất lượng đối thoại, thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) trong tình hình mới” do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức sáng 14/3, các đại biểu đã làm rõ vai trò, khả năng, năng lực của từng cấp Công đoàn trong việc thương lượng, đàm phán, ký kết và thực hiện TƯLĐTT một cách hiệu quả, đặc biệt là vai trò của Công đoàn cấp trên sau khi hệ thống chính trị, tổ chức Công đoàn được sắp xếp, tinh gọn.
Giàn hoa giấy “khổng lồ” nhuộm tím bờ sông Hàn Môi trường

Giàn hoa giấy “khổng lồ” nhuộm tím bờ sông Hàn

TTTĐ - Cứ vào tháng 3 hàng năm, dọc theo tuyến đường Bạch Đằng, hai bờ sông Hàn (TP Đà Nẵng) những chùm hoa giấy “khổng lồ” lại đua nhau nổ rộ, khoe sắc thắm, thu hút các bạn trẻ đến chụp ảnh check-in.
Xử lý phản ánh doanh nghiệp xả khói thải ra môi trường Đô thị

Xử lý phản ánh doanh nghiệp xả khói thải ra môi trường

TTTĐ - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh Công ty Cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội xả khói thải gây ô nhiễm môi trường.
Xem thêm