Thông qua danh mục 2.839 công trình, dự án thu hồi đất năm 2024
Bổ sung biện pháp cụ thể để tháo gỡ vướng mắc
Theo đó, danh mục được thông qua gồm 2.839 công trình, dự án thu hồi đất năm 2024 với diện tích 12.722,55ha (trong đó, số dự án thu hồi đất năm 2023 chuyển tiếp sang danh mục thu hồi đất năm 2024 là 2.306 dự án, với diện tích 9.486,3ha). Danh mục 3 dự án chuyển mục đích đất trồng lúa năm 2024 với diện tích là 3,844ha.
Về kinh phí bố trí để bồi thường, giải phóng mặt bằng, trên cơ sở danh mục dự án được HĐND thành phố thông qua, đối với dự án sử dụng vốn ngân sách thành phố đã có trong kế hoạch đầu tư công của thành phố được cân đối trong Nghị quyết về phân bổ dự toán ngân sách thành phố năm 2024 của HĐND thành phố và cơ chế thanh toán linh hoạt trong tổng nguồn vốn giao theo dự toán năm 2024 được duyệt (không phụ thuộc mức vốn giao của từng dự án thuộc Kế hoạch đầu tư công năm 2024 và Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 của thành phố).
Các dự án thuộc ngân sách cấp quận, huyện để các quận, huyện bố trí. Các dự án ngoài ngân sách do chủ đầu tư bố trí theo tiến độ đầu tư, đảm bảo bố trí đủ kinh phí phần giải phóng mặt bằng trong năm 2024.
Tại tờ trình về việc thông qua danh mục, UBND thành phố thông tin về kết quả thực hiện công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất ước đến hết ngày 30/11/2023 là 1.932 công trình, dự án với tổng diện tích khoảng 7.078,9ha, đạt 61,5% kế hoạch.
Các đại biểu tham gia biểu quyết về nội dung tờ trình |
Các dự án đủ hồ sơ pháp lý đã được thẩm định đúng quy định của pháp luật, đảm bảo đúng thời gian quy định góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công trên địa bàn thành phố.
Kết quả thu hồi đất, giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của quốc gia và của địa phương.
Tuy nhiên, vẫn còn một số dự án trong danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2023 đã được HĐND thành phố thông qua còn chậm triển khai, chưa hoàn thành theo tiến độ.
Thẩm tra tờ trình và dự thảo Nghị quyết, các Ban HĐND thành phố đề nghị UBND thành phố cần xem xét rà soát kỹ, giảm số lượng dự án đăng ký đối với một số quận, huyện; đồng thời bổ sung các biện pháp cụ thể, căn cơ để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn và dự kiến khả năng hoàn thành kế hoạch năm 2024 khi số lượng danh mục công trình, dự án thu hồi đất đăng ký rất lớn.
Tỷ lệ gia đình giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa đạt từ 86-88%
Cũng trong chiều 6/12, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Đề án xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, mục tiêu cụ thể được đề án xác định, thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 100% số huyện trên địa bàn đạt chuẩn Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; 20% số huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao; 40% số xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao; 20% số xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu; ít nhất 2.000 sản phẩm OCOP được thành phố đánh giá, phân hạng.
Thu nhập của nông dân khu vực nông thôn đạt 70 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt trên 95%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 75-80%; tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 55-60%; cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn của thành phố; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế ở các huyện, thị xã đạt trên 95%.
Biểu dương các gia đình văn hóa tiêu biểu của Thủ đô |
Tỷ lệ thôn, làng được công nhận và giữ danh hiệu thôn, làng văn hóa đạt 65%; tỷ lệ gia đình được công nhận giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa đạt từ 86-88%. Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc giá từ 80-85%. TP duy trì 100% xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế xã. 100% số thôn có nhà văn hóa - khu thể thao thôn.
Tỷ lệ xã có điểm phục vụ bưu chính có người phục vụ đạt 100%; tỷ lệ thôn được phủ sóng 3G/4G/5G hoặc internet băng rộng đạt 100%. Tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch đạt 100%. Duy trì 100% số xã đạt tiêu chí về an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, HĐND TP cũng thông qua Nghị quyết quy định chế độ hỗ trợ học phí cho trẻ em mẫu giáo và học sinh phổ thông của thành phố Hà Nội thuộc hộ cận nghèo.
Cụ thể, theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, trẻ em mẫu giáo và học sinh phổ thông ngoài các đối tượng chính sách được hưởng chế độ miễn học phí (gồm học sinh khuyết tật, mồ côi, hộ nghèo...) còn có các đối tượng được giảm học phí, trong đó có học sinh thuộc hộ cận nghèo, đối tượng này được giảm 50% học phí và phải đóng 50% học phí theo quy định.
Với mức thu học phí của năm học 2023-2024, mức học phí của các đối tượng này phải đóng thấp nhất 25.000 đồng/học sinh/tháng và cao nhất 150.000 đồng/học sinh/tháng.
Nhiều dự án nhà ở xã hội được tiếp cận gói vay ưu đãi Bí quyết cho người lần đầu mua căn hộ chung cư Kiên quyết cắt giảm vốn dự án đầu tư công không giải ngân được |