Tag

Thông tin tiếp về “Ngôi chùa "khủng" và xây nhanh hiếm thấy tại Quỳnh Phụ - Thái Bình”: Hé lộ nhiều "chuyện lạ"

Bạn đọc 08/05/2017 21:00
aa
TTTĐ.VN- Như đã phản ánh, vì sao Công ty TNHH Lâm Linh - một đơn vị không có thương hiệu nổi tiếng lại đứng ra đầu tư xây dựng và quyên góp nhiều chục tỷ đồng để xây dựng ngôi chùa “khủng” tại Quỳnh Phụ Thái Bình, và trúng thầu nhiều công trình trọng điểm.

Thông tin tiếp về “Ngôi chùa

* Ngôi chùa "khủng" xây nhanh hiếm thấy tại Quỳnh Phụ - Thái Bình
* Điện thờ tư nhân trái phép ở Thái Bình: Trùng tên nhiều lãnh đạo trên bia công đức


Qua tìm hiểu, thực tế bất ngờ cho thấy, có nhiều “chuyện lạ” dần hé lộ xung quanh về năng lực thực sự của công ty này.


Công ty Lâm Linh là của ai?


Như chúng tôi đã thông tin về công trình chùa Phúc An được xây dựng “khủng” tại làng An Ký (xã Quỳnh Minh, huyện Quỳnh Phụ), đây là quê hương của một vị lãnh đạo cấp cao tỉnh Thái Bình. Đơn vị đứng ra quyên góp và đầu tư là Công ty TNHH Lâm Linh (có địa chỉ tại Tổ 21, đường Nắn Cải Cầu Bo, phường Hoàng Diệu, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình).


Theo tìm hiểu được biết, thực tế xuất phát điểm của Cty Lâm Linh là lò đốt vôi, được thành lập năm 2008, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng và thi công san lấp mặt bằng, tính đến nay đã 6 lần thay đổi giấy phép kinh doanh. Lần đổi giấy phép kinh doanh gần đây nhất là 02/12/2015 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình cấp. Giám đốc Cty Lâm Linh là bà Hoàng Thị Bình; công ty có vốn điều lệ là 25 tỷ đồng.


Nhưng khi tìm đến trụ sở Công ty TNHH Lâm Linh, tại địa chỉ này là chỉ một ngôi nhà 5 tầng mới xây đang hoàn thiện, không có biển công ty, không thấy người làm việc. Và ngôi nhà được đăng ký là trụ sở Cty Lâm Linh này cũng là nhà riêng của bà Bình - Giám đốc Công ty.



Thông tin tiếp về “Ngôi chùa

Giấy xác nhận thay đổi đăng ký kinh doanh của Công ty Lâm Linh


Điều lạ là, một công ty ít ai biết, không có thương hiệu, nhưng Cty Lâm Linh lại chính là đơn vị trúng thầu nhiều dự án trọng điểm của tỉnh Thái Bình, cụ thể: Cty Lâm Linh đã trúng thấu Gói thầu số 09 xây lắp công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc Dự án Xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư, khu dân cư và các công trình công cộng tại tổ 40, phường Hoàng Diệu, TP Thái Bình với tổng mức đầu tư trên12 tỷ đồng, được UBND TP Thái Bình ra Quyết định số 6682/QĐ-UBND ngày 04/12/2014, thực hiện trong vòng 210 ngày.


Đồng thời, cùng ngày 04/12/2014, Cty Lâm Linh lại tiếp tục trúng Gói Xây lắp công trình hạ tầng Quảng trường Thái Bình thuộc Dự án Quảng trường Thái Bình, xây dựng tượng đài. Công trình này được đấu thầu rộng rãi trong cả nước với mức đầu tư trên 148 tỷ đồng, được UBND TP Thái Bình kí Quyết định số 6681/QĐ-UBND ngày 04/12/2014 với thời gian thi công là 710 ngày.


Ngoài ra, trong năm 2014, Cty Lâm Linh cùng một công ty khác cũng đã được UBND tỉnh Thái Bình cấp giấy chứng nhận đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng kinh doanh khu vui chơi thể thao thuộc dự án Công viên Kỳ Bá. Đây cũng là một dự án trọng điểm của TP Thái Bình cũng như của tỉnh Thái Bình.

Công ty Lâm Linh có đủ năng lực?


Tiến độ dự án mà Cty Lâm Linh đang thực hiện như thế nào? Tại Dự án xây dựng công trình Quảng trường Thái Bình, xây dựng Tượng đài "Bác Hồ với nông dân" - Hạng mục san lấp mặt bằng, đắp núi cảnh quan giai đoạn 1, theo báo cáo mới nhất (24/4/2017) của Ban Quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng TP. Thái Bình (BQLDAXDCSHT) thì tổng số tiền thực hiện gói thầu là 165,195 tỷ đồng (trong đó theo hợp đồng là 148,868 tỷ đồng; bổ sung theo phụ lục hợp đồng 16,322 tỷ đồng), theo đó số tiền đã thanh toán cho gói thầu xây lắp là 54,1 tỷ đồng. Thời gian thi công gói thầu từ 06/12/2014, tức là đến 31/3/2017 phải hoàn thành.


Tuy nhiên, đến thời điểm ghi nhận của PV (ngày 14/4/2017), hiện trạng Dự án vẫn chưa giải phóng mặt bằng xong, tại khu vực Tổ 40, phường Hoàng Diệu vẫn còn một số hộ dân chưa di dời do chưa nhận được tiền đền bù. Phía trong Dự án mới chỉ thảm được một số diện tích đường nội bộ dạng thô, trồng được vài hàng cây xanh và đắp được 5 quả núi. Nhiều hạng mục chưa được hoàn thành như: đá lát, các tuyến đường dạo, đài phun nước và một số hạng mục khác vẫn đang thi công dở dang. Hiện tại, công trường chỉ có một tốp công nhân trồng cỏ…



Thông tin tiếp về “Ngôi chùa

Một góc của gói thầu xây lắp hạ tầng Dự án Quảng trường Thái Bình còn nhiều dang dở.


Tiếp đến là Dự án Xây dựng công trình Hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư, khu dân cư và các công trình công cộng tại tổ 40, phường Hoàng Diệu (TP. Thái Bình). Ở đây mới triển khai được một số đường nhánh phía trong, có đoạn vẫn đang san lấp đấu nối giữa đường chính và đường nội bộ, nhiều đoạn đường nội bộ chưa được thảm nhựa, có đoạn lát vỉa hè nhưng đã xuống cấp, nền vỡ vụn sụp xuống cống thoát nước. Nhiều diện tích đất trong dự án vẫn là hồ nước thả vịt, chưa được san lấp.



Thông tin tiếp về “Ngôi chùa
Thông tin tiếp về “Ngôi chùa

Nhiều hạng mục chưa hoàn thành, thậm chí có chỗ đã xuống cấp tại dự án Hạ tầng Khu tái định cư tổ 40, phường Hoàng Diệu.


Còn tại dự án Công viên Kỳ Bá, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Triển - Giám đốc BQLDACSHT TP. Thái Bình cho biết: “Công ty Lâm Linh là đơn vị lập dự án đầu tư xây dựng Công viên Kỳ Bá từ năm 2014. Đây là dự án lớn nên công ty làm đề án đề xuất trực tiếp với UBND tỉnh, sau đó được đồng ý về mặt chủ trương rồi đưa ra đấu thầu rộng rãi.”


Phản ánh tại Dự án này chỉ là bãi đất hoang, không được treo biển báo công trình, nhiều chỗ bị đào nham nhở, cỏ mọc um tùm, không có đơn vị nào thi công, ông Triển cho hay, hiện dự án đang bị UBND tỉnh Thái Bình yêu cầu tạm dừng để điều chỉnh quy hoạch, lựa chọn lại nhà đầu tư.


Theo đó, được biết, ngày 17/6/2016, UBND tỉnh Thái Bình có Quyết định số 1525/QĐ-UBND thu hồi hơn 23.000m2 đất thương mại dịch vụ mà Cty Lâm Linh đang triển khai tại Dự án. Đồng thời, đến ngày 29/7/2016, UBND tỉnh Thái Bình tiếp tục có Quyết định số 2088/QĐ-UBND chấm dứt hoạt động dự án, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư xây dựng kinh doanh khu vui chơi giải trí và dịch vụ thương mại tổng hợp tại Công viên Kỳ Bá của công ty này.


Qua đó, có thể thấy các dự án mà Cty Lâm Linh đang triển khai vẫn còn ngổn ngang nhiều hạng mục chưa hoàn thành, dù thời gian đã vượt quá nhiều tháng. Thực tế, Cty Lâm Linh chưa có kinh nghiệm về thi công các công trình lớn, đặc biệt là các công trình văn hóa, nên bất đắc dĩ UBND tỉnh Thái Bình mới phải ra Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đầu tư tại dự án Công viên Kỳ Bá vì thiếu năng lực. Do vậy, với công trình có ý nghĩa chính trị và văn hóa như công trình Quảng trường Thái Bình, xây dựng Tượng đài "Bác Hồ với nông dân" thì liệu Cty Lâm Linh có đủ năng lực để thực hiện, hoàn thành hay không?.


Có hay không “lợi ích nhóm”?


Cũng phải nói thêm rằng, tại thời điểm 04/12/2014, Cty Lâm Linh trúng thầu Gói Xây lắp công trình hạ tầng Quảng trường Thái Bình thuộc Dự án Quảng trường Thái Bình xây dựng tượng đài '"Bác Hồ với nông dân" thì đơn vị này mới chỉ có chức năng xây dựng công trình công ích, đến lần đổi giấy phép kinh doanh gần đây nhất là 02/12/2015 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình cấp, như đã nói ở trên mới bổ sung thêm chi tiết lĩnh vực hoạt động: Xây dựng công trình văn hóa vào giấy phép. Phải chăng “con voi đã chui lọt lỗ kim” trong công tác chấm thầu?


Nhiều dấu hỏi đặt ra về năng lực thi công của Cty Lâm Linh ở các dự án trọng điểm trên, liệu quá trình đấu thầu đã được công khai, minh bạch? Để làm rõ những nội dung trên, phóng viên đã nhiều lần liên hệ đặt lịch làm việc với Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và đầu tư, đặc biệt UBND TP. Thái Bình. Tuy nhiên thật bất ngờ, thông tin phản hồi từ các cơ quan trên chỉ nhận được là lời hứa, là xin ý kiến trên, chờ chỉ đạo.


Phải đến ngày 28/4/2017, sau nhiều lần đến liên hệ làm việc với lãnh đạo UBND. TP Thái Bình không nhận được phản hồi, phóng viên đã sang làm việc trực tiếp với Sở Thông tin và Truyền thông để phản ánh và tìm hiểu quy chế cung cấp thông tin cho báo chí. Tiếp phóng viên là bà Vũ Thị Lan Anh - Trưởng phòng Báo chí Xuất bản. Tiếp nhận thông tin, bà Lan Anh đã phản hồi thông tin đến UBND TP Thái Bình sau đó mới nhận được hồi âm trả lời từ Văn phòng UBND TP. Thái Bình sẽ bố trí lịch tiếp phóng viên.


Tuy nhiên, tại buổi làm việc ngày 5/5/2017, dù đã có nội dung làm việc từ trước nhưng lãnh đạo BQLDAXDCSHT và Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Thái Bình cũng chỉ cung cấp được một báo cáo sơ sài về tiến độ thực hiện các Dự án mà Cty Lâm Linh đang triển khai.


Còn toàn bộ tài liệu về năng lực dự thầu của Cty Lâm Linh, quy trình chấm thầu thì không có. Bất thường hơn, ông Nguyễn Đỗ Chính, Phó Giám đốc BQLDAXDCSHT TP. Thái Bình còn cho biết, nội dung báo cáo của BQLDAXD báo cáo lãnh đạo được viết dựa trên các văn bản được copy từ trên mạng(?!). Còn hồ sơ dự thầu sẽ được tìm và bố trí cung cấp cho phóng viên qua Email.


Vì sao phóng viên đã để lại nội dung rõ ràng, chuẩn bị trước nhiều tuần nhưng lãnh đạo TP. Thái Bình vẫn phải xin ý kiến, chờ chỉ đạo? Trong khi tỉnh Thái Bình đã ban hành quy chế người phát ngôn thì phải chờ ai chỉ đạo?

Tin liên quan

Đọc thêm

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì? Đường dây nóng

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì?

TTTĐ - Việc tự ý xây dựng nhà ở hoặc công trình trên đất nông nghiệp mà không thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một vấn đề đáng quan tâm từ lâu. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn kéo theo nhiều rủi ro nghiêm trọng về tài sản, quyền lợi và thậm chí trách nhiệm hình sự.
Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai Đường dây nóng

Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai

TTTĐ - Luật Đất đai 2024 quy định rõ trách nhiệm quản lý cũng như xử lý vi phạm nếu để sai phạm, gây thiệt hại trong quản lý đất đai. Trong đó, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại địa phương theo thẩm quyền.
Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn Đường dây nóng

Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn

TTTĐ - Trong bối cảnh quản lý đất đai tại các đô thị lớn như Hà Nội ngày càng phức tạp bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu sử dụng đất gia tăng và tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai diễn biến tinh vi, công tác phòng ngừa vi phạm từ sớm, từ xa đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Trong đó, hai giải pháp mang tính căn cơ là: Phát huy vai trò tổ công tác liên ngành và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, dân vận tại cơ sở.
Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm Đường dây nóng

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm

TTTĐ - Việc quản lý đất đai trong những năm qua được xác định là bài toán khó đối với nhiều địa phương, trong đó có huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Mặc dù huyện đã tập trung chỉ đạo siết chặt quản lý đất đai, trật tự xây dựng, nhưng một số địa phương sắp sáp nhập vẫn còn để xảy ra tình trạng né tránh, nể nang, dẫn đến phát sinh vi phạm mới. Việc tổ chức cưỡng chế, xử lý vi phạm ở một số nơi còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc…
Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo Đường dây nóng

Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo

TTTĐ - Nhiều địa phương của Hà Nội quán triệt quan điểm sẽ truy trách nhiệm lãnh đạo địa phương nếu buông lỏng quản lý hoặc thiếu kiên quyết trong công tác xử lý vi phạm đất đai, xây dựng.
Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, các quận, huyện, thị xã đều tăng cường xử lý vi phạm trong công tác quản lý đất đai, xây dựng, môi trường, kể cả việc tạm đình chỉ công tác.
Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập Đường dây nóng

Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

TTTĐ - Trước tình trạng lấn chiếm đất đai, đồng ruộng và xây dựng trái phép gia tăng trong giai đoạn sắp xếp các đơn vị hành chính, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã liên tục chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các cấp, ngành siết chặt quản lý, xử lý nghiêm vi phạm nhằm đảm bảo kỷ cương pháp luật và ổn định xã hội.
Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng Bạn đọc

Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng

TTTĐ - Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, huyện Hoài Đức đã vào cuộc quyết liệt xử lý tình trạng vi phạm đất đai, trật tự xây dựng.
Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Ngày 29/4, Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã ban hành Công điện số 02 yêu cầu các xã, thị trấn và các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bảo vệ người tiêu dùng

Tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 205/TB-VPCP ngày 28/4/2025 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc giao ban công tác quý I năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
Xem thêm