Tag

Thông tư 29 có chữa được “bệnh thành tích” của phụ huynh?

Giáo dục 17/02/2025 13:31
aa
TTTĐ - 3 ngày trôi qua kể từ khi Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định những điểm mới về dạy thêm, học thêm có hiệu lực, xôn xao trên các diễn đàn, trang mạng xã hội là những băn khoăn, trăn trở của phụ huynh. Đáng bàn là trước thông tư này, phụ huynh cũng là những người trăn trở nhiều nhất về những tiêu cực của dạy thêm, học thêm… Điều đó cho thấy, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về Thông tư mới ban hành.
Những điểm mới nổi bật về dạy thêm, học thêm từ ngày 14/2

Thông tư 29 và những điều cần làm rõ

Chị Nguyễn Thị Ngọc Anh, quận Đống Đa, Hà Nội là phụ huynh của 2 học sinh lớp 6 và lớp 1. Chị chia sẻ: “Trước đây, sau khi con tan học vào lúc 16h30, tôi thường gửi con cho cô kèm cặp thêm đến 7h30 mới đón về nhà để vệ sinh, ăn uống. Lúc ấy, bài tập con đã làm hết rồi, con chơi rồi hôm sau lại đến trường".

Cũng giống như chị Ngọc Anh, một phụ huynh tên H ở quận Cầu Giấy, Hà Nội thành thật chia sẻ: "Tôi muốn con đi học thêm vì nếu nghỉ học chiều thì không có ai trông, sợ con đi chơi không quản lý được".

hoc-sinh-ha-noi-khai-giang-vao-ngay-59
Học sinh Hà Nội

Tương tự như chị Ngọc Anh, chị H, rất nhiều phụ huynh trên địa bàn thành phố Hà Nội có thói quen gửi con “để cô kèm cặp thêm” sau giờ học chính khóa không phải vì những kiến thức ở giờ học phụ đạo ấy thật sự cần thiết mà vì nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau.

Có người vì bận đi làm về muộn không đón được con. Có người vì không muốn hoặc ngại kèm con học… Điều đó cho thấy trách nhiệm chưa cao, tâm lý “trăm sự nhờ cô” của nhiều phụ huynh học sinh cùng những kỳ vọng quá lớn vào giáo viên, ngành giáo dục. Nhiều người coi lớp học thêm là nơi trông giữ trẻ, phó mặc sự quản lý cho nhà trường, thầy cô.

Theo Bộ GD&ĐT, nhu cầu dạy thêm, học thêm hiện rất lớn, song đây là hoạt động phức tạp, cả ở trong và ngoài nhà trường. Bộ ban hành Thông tư 29 nhằm thắt chặt quản lý.

Cụ thể, trường học chỉ được dạy thêm miễn phí với ba nhóm, gồm: Học sinh chưa đạt; bồi dưỡng học sinh giỏi; học sinh cuối cấp tự nguyện ôn thi. Tổ chức, cá nhân muốn dạy thêm ngoài trường có thu tiền phải đăng ký kinh doanh. Giáo viên không được thu tiền dạy thêm với học sinh chính khóa của mình.

Quy định mới có hiệu lực vào ngày 14/2. Nhiều trường học, giáo viên đồng loạt dừng dạy thêm, khiến phụ huynh lo lắng về thành tích học tập và thi cử của con. Chính tâm lý này ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm.

Chia sẻ với báo chí, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh: "Nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, còn rất cần sự thấu hiểu, vào cuộc, giám sát của phụ huynh và xã hội.

Khi phụ huynh vẫn còn nặng nề về thành tích học tập của con, chưa yên tâm chỉ vì con không đi học thêm, chưa thấy hết vai trò của giáo dục gia đình ngoài nhà trường thì khi đó dạy thêm, học thêm vẫn còn tồn tại ở góc độ tiêu cực".

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng mong phụ huynh không coi điểm số trở thành áp lực mà phối hợp với nhà trường, giáo viên để việc học của con em trở nên nhẹ nhàng, đúng bản chất.

"Chúng ta phải xuất phát từ bản chất của giáo dục, đặc biệt là đối với học sinh, trả lại cho các em tuổi thơ để mỗi ngày đến trường là một ngày vui", Thứ trưởng nói.

Hà Nội hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư 29 như thế nào?

Từ ngày 14/2, Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực. Với mục tiêu vì quyền lợi học sinh, bảo vệ sự tôn nghiêm của nghề giáo, Sở GD&ĐT Hà Nội là một trong các đơn vị đầu tiên ban hành văn bản hướng dẫn triển khai.

Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương, việc Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm là cần thiết. Đây là hoạt động khá phức tạp, phạm vi rộng, nhu cầu của người học ngày càng lớn, trong khi văn bản cũ (Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT) ban hành từ năm 2012 đến nay có nhiều nội dung không còn phù hợp, chưa đủ chế tài quản lý.

Các nội dung tại thông tư mới bao quát được toàn bộ hoạt động dạy thêm, học thêm ở trong và ngoài trường học; trách nhiệm quản lý của UBND cấp tỉnh, Sở GD&ĐT, UBND cấp huyện, phòng GD&ĐT, UBND cấp xã, hiệu trưởng nhà trường…

Các quy định của thông tư mới cũng nhằm hướng đến việc đưa dạy thêm, học thêm vào nền nếp, bảo đảm lợi ích học sinh, giữ gìn hình ảnh và sự tôn nghiêm, mẫu mực của nhà giáo.

Thành phố Hà Nội đang tích cực và quyết liệt trong việc chỉ đạo triển khai nội dung này nhằm xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, vì học sinh, khẳng định vị thế người thầy, góp phần giải quyết những bất cập trong dạy thêm, học thêm.

Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học 2024-2025, quy mô giáo dục Hà Nội có hơn 2.900 cơ sở giáo dục; 2,3 triệu học sinh và 130.000 nhà giáo. Việc tổ chức dạy thêm, học thêm vốn là vấn đề phức tạp, nhu cầu lớn, nếu không có biện pháp quản lý chặt chẽ và phù hợp thì đối tượng chịu thiệt thòi nhiều nhất chính là học sinh.

Xác định rõ điều đó, ngày 11/2/2025, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có văn bản gửi các phòng GD&ĐT, các nhà trường, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên hướng dẫn việc triển khai.

Sở đề nghị các đơn vị, nhà trường phổ biến, tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh những quy định về dạy thêm, học thêm; tổ chức thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và hiệu quả, báo cáo kịp thời về Sở những khó khăn, vướng mắc (nếu có).

Sở GD&ĐT sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp nâng cao năng lực, trách nhiệm của nhà giáo nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh; đẩy mạnh việc đổi mới kiểm tra, đánh giá bảo đảm phù hợp với nội dung, yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 để bảo đảm học sinh học theo đúng chương trình, không cần học thêm.

Đồng thời, Sở cũng sẽ triển khai các giải pháp phát triển quy mô, mạng lưới giáo dục và đầu tư cơ sở vật chất bảo đảm đủ trường học, tăng số trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày; đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm.

Hiện tại, Sở GD&ĐT Hà Nội đang khẩn trương xây dựng dự thảo quy định về dạy thêm, học thêm trình UBND thành phố ban hành với những nội dung cụ thể nhằm đưa dạy thêm, học thêm vào nền nếp, kịp thời chấn chỉnh các sai phạm.

“Để thông tư mới đi vào thực tiễn và có hiệu quả thì việc triển khai đồng bộ các giải pháp là cần thiết, trong đó điều quan trọng sự thay đổi về nhận thức. Vì vậy, việc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và các lực lượng khác có liên quan cần tăng cường.

Việc này nhằm nâng cao ý thức tự tôn, tự trọng của giáo viên để họ “nói không” với dạy thêm sai quy định; đồng thời cũng giúp học sinh, cha mẹ học sinh hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm để thực hiện đúng. Ngoài ra, Hà Nội cũng sẽ quan tâm các chính sách bảo đảm đời sống giáo viên, giúp họ chuyên tâm cống hiến với nghề”, ông Trần Thế Cương nhấn mạnh.

Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cũng nhấn mạnh: Nếu phụ huynh học sinh còn chưa yên tâm vì con không đi học thêm, còn nặng nề về điểm số… thì dù có nỗ lực, ngành Giáo dục cũng khó thể giải quyết căn cơ những bất cập về dạy thêm, học thêm.

"Tôi kêu gọi phụ huynh học sinh hãy tin tưởng, đồng lòng chung sức, khẳng định trách nhiệm gia đình cùng ngành Giáo dục thực hiện và giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy định mới về dạy thêm, học thêm, bảo đảm quyền lợi để các em được phát triển toàn diện", ông Trần Thế Cương chia sẻ.

Đọc thêm

Công bố hội đồng trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội nhiệm kỳ 2024 - 2029 Giáo dục

Công bố hội đồng trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội nhiệm kỳ 2024 - 2029

TTTĐ - Sáng 21/3, trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận Hội đồng trường, Chủ tịch Hội đồng trường và Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Quảng Nam công bố bộ chữ viết Cơ Tu Giáo dục

Quảng Nam công bố bộ chữ viết Cơ Tu

TTTĐ - TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Nam vừa phối hợp với Viện Ngôn ngữ học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo công bố bộ chữ viết Cơ Tu, dưới sự tài trợ của Quỹ Frostfondet (Na Uy).
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Giáo dục

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

TTTĐ - Chính phủ vừa có Nghị quyết số 51/NQ-CP ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế" (Chương trình).
Hà Nội yêu cầu hỗ trợ tối đa học sinh cuối cấp ôn thi Giáo dục

Hà Nội yêu cầu hỗ trợ tối đa học sinh cuối cấp ôn thi

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu các nhà trường hỗ trợ tối đa cho học sinh ôn tập thi tuyển sinh vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT.
Hàng ngàn cơ hội thực tập, việc làm cho sinh viên Giáo dục

Hàng ngàn cơ hội thực tập, việc làm cho sinh viên

TTTĐ - Ngày 19/3, Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP Hồ Chí Minh (HUFLIT) phối hợp cùng Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên (SAC) - Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tổ chức Ngày hội việc làm HUFLIT Career Fair 2025.
Khởi động "School Tour" và "Uni Tour", nói không với ma túy học đường Giáo dục

Khởi động "School Tour" và "Uni Tour", nói không với ma túy học đường

TTTĐ - Ngày 19/3, Công an TP Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Thành đoàn thành phố đã phối hợp tổ chức Lễ khởi động “School Tour” và “Uni Tuor” - học đường không ma túy tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Quận 5, TP Hồ Chí Minh).
Hà Nội và nhiều địa phương đề xuất điều chỉnh lịch thi tốt nghiệp Giáo dục

Hà Nội và nhiều địa phương đề xuất điều chỉnh lịch thi tốt nghiệp

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa có văn bản gửi Bộ GD&ĐT đề nghị điều chỉnh lịch thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.
24 học sinh Hà Nội vào vòng thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế Giáo dục

24 học sinh Hà Nội vào vòng thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế

TTTĐ - Chiều 18/3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt học sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2025.
TP Hồ Chí Minh ra quân kiểm tra dạy thêm, học thêm Giáo dục

TP Hồ Chí Minh ra quân kiểm tra dạy thêm, học thêm

TTTĐ - Mới đây, các đoàn kiểm tra của Sở Giáo dục Đào tạo TP Hồ Chí Minh đã bắt đầu "ra quân" kiểm tra công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài trường học trên khắp địa bàn thành phố.
Ký kết hợp tác đào tạo thực hành cho sinh viên ngành Y Giáo dục

Ký kết hợp tác đào tạo thực hành cho sinh viên ngành Y

TTTĐ - Thỏa thuận hợp tác trong đào tạo thực hành là dịp để sinh viên ngành Y được trưởng thành, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ và mở rộng cơ hội việc làm trong tương lai.
Xem thêm