Tag

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ứng phó khẩn cấp với siêu bão RAI

Xã hội 16/12/2021 22:45
aa
TTTĐ - Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Công điện số 1737/CĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về ứng phó khẩn cấp với siêu bão sắp vào Biển Đông.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung ưu tiên cho phòng, chống dịch COVID-19
Dự báo vị trí và đường đi của bão RAI. Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
Dự báo vị trí và đường đi của bão RAI. (Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia)

Nội dung Công điện nêu rõ: Chiều nay (ngày 16/12/2021), siêu bão có tên quốc tế là RAI đã ảnh hưởng trực tiếp đến ven biển phía đông của Philippines; Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16, giật trên cấp 17.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, tối 17/12 bão sẽ vào Biển Đông với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão đạt cấp 13-14, giật cấp 17, gây sóng biển cao từ 6-8 m ở khu vực bắc, giữa và nam Biển Đông; Ngày 19, 20/12, khu vực biển ngoài khơi các tỉnh Trung Bộ có thể có gió mạnh cấp 11-12, giật cấp 14-15; đe dọa trực tiếp đến an toàn của tàu thuyền và các hoạt động trên biển, ven biển.

Đây là cơn bão cường độ rất mạnh, di chuyển nhanh, xảy ra vào cuối mùa mưa bão, diễn biến còn rất phức tạp. Để chủ động ứng phó với diễn biến của bão, bảo đảm an toàn cho tàu thuyền và các hoạt động trên biển, an toàn tính mạng của Nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, các bộ, ngành và địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, quyết liệt chỉ đạo, triển khai kịp thời công tác ứng phó với bão theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tập trung một số nhiệm vụ.

Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển phối hợp với lực lượng biên phòng và các cơ quan có liên quan chỉ đạo rà soát, nắm rõ ngay tất cả phương tiện, tàu thuyền còn hoạt động trên biển (bao gồm cả tàu cá, tàu vận tải và phương tiện khác) và các hoạt động trên biển; tổ chức theo dõi sát diễn biến của bão, chỉ đạo thông tin, hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền di chuyển về nơi tránh trú an toàn, kiên quyết không để tàu thuyền, phương tiện hoạt động trong vùng có nguy cơ ảnh hưởng của bão; triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn đối với các hoạt động trên biển, an toàn tính mạng và phòng chống dịch COVID-19 cho người dân tại nơi neo đậu, tránh trú.

Cùng với đó, căn cứ diễn biến, nguy cơ ảnh hưởng của bão và thực tế tại địa phương chỉ đạo, triển khai các biện pháp cần thiết đảm bảo an toàn cho người và tài sản trên các đảo và trên lồng bè nuôi trồng thủy hải sản; rà soát, chuẩn bị sẵn phương án để chủ động ứng phó với tình huống bão ảnh hưởng đến địa phương; chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư sẵn sàng ứng phó, xử lý mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ, nhất là đảm bảo an toàn dân cư trong bối cảnh dịch COVID-19, bảo vệ đê điều, hồ đập, bảo vệ sản xuất.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, tổ chức theo dõi chặt chẽ, dự báo, cung cấp thông tin kịp thời về diễn biến bão để Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương và người dân biết chủ động chỉ đạo và triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp với diễn biến của bão.

Bộ Ngoại giao theo dõi, chủ động liên hệ với các quốc gia, vùng lãnh thổ tạo điều kiện cho tàu thuyền Việt Nam vào trú tránh bão khi có yêu cầu.

Bộ Y tế chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt là các khu vực dự kiến sơ tán dân cư khi có tình huống.

Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Giao thông vận tải, Quốc phòng và các bộ ngành khác có liên quan theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ được giao chủ động chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc triển khai các biện pháp ứng phó với bão, bảo đảm an toàn đối với lĩnh vực được phân công theo dõi, nhất là bảo đảm an toàn cho tàu thuyền và các hoạt động trên biển, ven biển.

Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo rà soát phương án, sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ địa phương ứng phó bão khi có yêu cầu.

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan thông tấn, báo chí đưa tin kịp thời diễn biến của bão, công tác chỉ đạo ứng phó để người dân biết, chủ động phòng, tránh.

Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai tổ chức trực ban 24/24h, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các ngành, các địa phương triển khai các phương án ứng phó cụ thể phù hợp với diễn biến của bão, nhất là bảo đảm an toàn cho tàu thuyền và các hoạt động trên biển, ven biển, an toàn tính mạng người dân; kịp thời báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền.

Đọc thêm

Không để tình trạng “tranh tối, tranh sáng” trong quản lý đất đai Đô thị

Không để tình trạng “tranh tối, tranh sáng” trong quản lý đất đai

TTTĐ - Công tác quản lý đất đai và quản lý trật tự xây dựng, là vấn đề “nóng”, trong thời điểm sắp xếp đơn vị hành chính lại càng “nóng” hơn. Thành phố yêu cầu lãnh đạo các quận, huyện, thị xã phải thể hiện trách nhiệm cao nhất, không để xảy ra tình trạng “tranh tối, tranh sáng” hay khoảng trống quản lý.
Trao học bổng Hùng Vương cho học sinh nghèo đất Tổ Muôn mặt cuộc sống

Trao học bổng Hùng Vương cho học sinh nghèo đất Tổ

TTTĐ - Viện Phát triển văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng cùng Viện khoa học Nghiên cứu nhân tài nhân lực đã phối hợp với UBND xã Minh Thắng, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ trao học bổng Hùng Vương cho các em học sinh nghèo ham học trên địa bàn các xã nghèo.
Nhà máy nước Vĩnh An đã có đánh giá tác động môi trường Môi trường

Nhà máy nước Vĩnh An đã có đánh giá tác động môi trường

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng vừa ký quyết định Phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Nhà máy nước Vĩnh An, công suất 10.000m³/ngày - đêm" của Công ty Cổ phần Cấp nước Đồng Nai tại thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Đắk Lắk: Chuyển đổi gần 67ha rừng cho dự án hồ Krông Pách Thượng Môi trường

Đắk Lắk: Chuyển đổi gần 67ha rừng cho dự án hồ Krông Pách Thượng

TTTĐ - Gần 67ha rừng tại Đắk Lắk có thể được chuyển đổi để xây dựng dự án hồ chứa nước Krông Pách Thượng (giai đoạn 1). Dự án có tổng mức đầu tư hơn 4.400 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.
Đắk Lắk siết chặt quản lý khai thác khoáng sản Môi trường

Đắk Lắk siết chặt quản lý khai thác khoáng sản

TTTĐ - Trước thực trạng nhiều bất cập trong công tác quản lý, khai thác khoáng sản, tỉnh Đắk Lắk đang tăng cường các biện pháp nhằm ngăn chặn thất thoát tài nguyên và chống thất thu thuế.
Quảng Trị: Nghiên cứu giảm 50% đơn vị hành chính cấp xã Xã hội

Quảng Trị: Nghiên cứu giảm 50% đơn vị hành chính cấp xã

TTTĐ - Tỉnh Quảng Trị đang nghiên cứu phương án sáp nhập, giảm 50% đơn vị hành chính cấp xã, tương ứng giảm từ 119 đơn vị còn 59 hoặc 60 đơn vị.
Bài 3: Những người lo "chuyện bao đồng" xóa "điểm đen" ô nhiễm Môi trường

Bài 3: Những người lo "chuyện bao đồng" xóa "điểm đen" ô nhiễm

TTTĐ - Đối ngược với hình ảnh vứt rác nơi công cộng xấu xí, là những người công nhân môi trường cần mẫn, thu gom rác thải; là bác tổ trưởng Tổ dân phố “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” lo chuyện “bao đồng” để ngõ phố luôn sạch đẹp.
Mỹ tiếp tục tài trợ tỉnh Quảng Trị khắc phục hậu quả bom mìn Môi trường

Mỹ tiếp tục tài trợ tỉnh Quảng Trị khắc phục hậu quả bom mìn

TTTĐ - Ngày 4/4, Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị thông tin, đến nay đã có 5 dự án khắc phục hậu quả bom mìn tại Quảng Trị do Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ, đã được phép hoạt động trở lại.
Biên phòng Quảng Ninh bổ nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo mới Muôn mặt cuộc sống

Biên phòng Quảng Ninh bổ nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo mới

TTTĐ - Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức hội nghị bàn giao chức trách, nhiệm vụ Chỉ huy trưởng, Chính ủy BĐBP tỉnh. Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến - Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng BĐBP, dự và chỉ đạo lễ bàn giao.
Giới trẻ kỳ vọng vào Trung tâm Công nghiệp Văn hóa bên sông Hồng Xã hội

Giới trẻ kỳ vọng vào Trung tâm Công nghiệp Văn hóa bên sông Hồng

TTTĐ - Mang trong mình dòng chảy lịch sử ngàn năm của Thăng Long - Hà Nội, sông Hồng đang được kỳ vọng sẽ "thức giấc" tiềm năng văn hóa nhờ chủ trương xây dựng các trung tâm công nghiệp văn hóa. Giới trẻ, những người mang trong mình khát vọng gìn giữ và phát triển bản sắc, bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với dự thảo, kỳ vọng về những "bến bờ" sáng tạo và mở ra những cơ hội nghề nghiệp mới.
Xem thêm