Tag

Thủ tướng phê duyệt Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Kinh tế 10/10/2019 08:11
aa
TTTĐ - Thủ tướng vừa phê duyệt Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam từ năm 2020 đến năm 2030, khuyến khích, đổi mới sáng tạo; nâng cao năng lực hấp thụ và phát triển công nghệ, phù hợp với yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0.

Thủ tướng phê duyệt Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được phép sử dụng Biểu trưng Thương hiệu quốc gia Việt Nam...

Bài liên quan

Thủ tướng đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán năm 2020

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo: Không để tái diễn tình trạng "quyền anh, quyền tôi"

Đưa Mẫu Sơn trở thành điểm đến bùng nổ trên bản đồ du lịch Việt Nam

Thủ tướng: Tình hình 9 tháng tốt hơn so với dự báo

Vị thế mới sẽ tới với du lịch Mẫu Sơn

Lắng nghe kinh nghiệm quốc tế để tìm hướng đi phù hợp cho Việt Nam

Phấn đấu trên 1.000 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia

Mục tiêu của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam nhằm xây dựng hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hoá và dịch vụ với chất lượng cao, tăng niềm tự hào và sức hấp dẫn của đất nước và con người Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển ngoại thương và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030, Chương trình Thương hiệu quốc gia tập trung xây dựng và phát triển Thương hiệu Việt Nam gắn với các giá trị tích cực, nổi trội của Thương hiệu sản phẩm với mục tiêu thực hiện có hiệu quả Chương trình trên cơ sở thống nhất, đồng bộ với chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; kim ngạch xuất khẩu của nhóm sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt mức tăng cao hơn mức tăng bình quân cả nước; góp phần tăng giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam bình quân 20% mỗi năm theo thống kê, đánh giá của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới; trên 1.000 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Đồng thời, mỗi năm tăng 10% số lượng doanh nghiệp được vào danh sách doanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao nhất của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới; 90% số lượng doanh nghiệp trên cả nước có nhận thức về vai trò của thương hiệu trong sản xuất, kinh doanh, đầu tư; 100% sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được quảng bá trong nước và tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm.

Bộ Công Thương là cơ quan quản lý Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam. Đơn vị chủ trì thực hiện đề án là các bộ, ngành được giao nhiệm vụ thực hiện các đề án thuộc Chương trình.

Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức, cá nhân liên quan xây dựng định hướng, nội dung Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam theo đúng chức năng, thẩm quyền, đảm bảo phù hợp giữa mục tiêu và nội dung của Chương trình với các điều kiện thực tế của ngành, địa phương; xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân và đơn vị liên quan thực hiện; trực tiếp xây dựng, thực hiện các đề án thuộc Chương trình theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao; hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thu hút nguồn lực phục vụ hoạt động; chủ trì, hướng dẫn, tổ chức triển khai, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện.

Đạp xe cổ động Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Đạp xe cổ động Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Quy chế quản lý Chương trình

Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Theo đó, việc xây dựng, quản lý, thực hiện Chương trình phải đảm bảo nguyên tắc thúc đẩy phát triển ngoại thương, quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia Việt Nam thông qua sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam, trên cơ sở thống nhất, đồng bộ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; bảo đảm nguồn lực để thực hiện phù hợp với mục tiêu và năng lực tổ chức triển khai từ trung ương đến địa phương; phát huy sự chủ động tham gia và đóng góp của cộng đồng xã hội vào quá trình lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình; bảo đảm công khai, minh bạch trong quản lý, điều hành thực hiện các hoạt động để thực hiện Chương trình.

Nội dung hoạt động của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam gồm: Bảo hộ biểu trưng và hệ thống nhận diện Thương hiệu quốc gia Việt Nam ở trong và ngoài nước; hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản phẩm đáp ứng hệ thống tiêu chí Thương hiệu quốc gia Việt Nam; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu ở trong và ngoài nước...

Theo quy chế, việc xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được tổ chức định kỳ 2 năm một lần vào các năm chẵn. Doanh nghiệp nộp 3 bộ hồ sơ đăng ký chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam trước ngày 31 tháng 3 của năm xét chọn đến Bộ Công Thương.

Doanh nghiệp có sản phẩm đạt Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được phép sử dụng Biểu trưng Thương hiệu quốc gia Việt Nam và hệ thống nhận diện Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Bộ Công Thương sẽ xem xét hủy kết quả xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam của doanh nghiệp trong các trường hợp: 1- Gian lận, giả mạo giấy tờ, tài liệu trong quá trình xây dựng, nộp hồ sơ tham gia Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam; 2- Gây ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín, hình ảnh và Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong nước và nước ngoài; 3- Lợi dụng hình ảnh và Thương hiệu quốc gia Việt Nam để trục lợi, vi phạm pháp luật; 4- Vi phạm quy chế quy định tại khoản 2 Điều 9 Quy chế; 5- Bị cơ quan chức năng xử lý hình sự, xử phạt hành chính có áp dụng hình thức tăng nặng; 6- Giải thể, phá sản.

Đọc thêm

Từ sự thấu hiểu đến giải pháp thu hộ tiền mặt qua ứng dụng số dẫn đầu thị trường Doanh nghiệp

Từ sự thấu hiểu đến giải pháp thu hộ tiền mặt qua ứng dụng số dẫn đầu thị trường

TTTĐ - “Một giải pháp tài chính được thiết kế dựa trên sự thấu hiểu khách hàng nên doanh nghiệp như chúng tôi thụ hưởng rất nhiều lợi ích”- ông Lê Phát Trung- Giám đốc Công ty Xăng dầu Thuận An Yên (TP Cần Thơ) nhận xét về ứng dụng số eCash của HDBank.
Ngọn lửa thiêng - Niềm tự hào dân tộc được tiếp nối qua các thế hệ, góp sức dựng xây đất nước Nông thôn mới

Ngọn lửa thiêng - Niềm tự hào dân tộc được tiếp nối qua các thế hệ, góp sức dựng xây đất nước

TTTĐ - Hình ảnh ngọn lửa thiêng được xin từ Đền Hùng (Phú Thọ) truyền đến tay Phó Chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Vinh và Phó Chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang và thắp sáng trên đài đuốc tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, là những giây phút xúc động và tự hào với 15.000 người có mặt.
Khai mạc Tuần lễ sản phẩm Thái Lan tại Hải Phòng Thị trường - Tài chính

Khai mạc Tuần lễ sản phẩm Thái Lan tại Hải Phòng

TTTĐ - Từ ngày 20 - 23/3, Cục Xúc tiến thương mại quốc tế( DITP), Bộ Thương mại Thái Lan, Văn phòng Thương mại, Đại sứ quán Vương quốc Thái Lan tại Hà Nội phối hợp Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ Thương mại VINEXAD tổ chức Tuần lễ sản phẩm Thái Lan 2025 tại Cung văn hóa Hữu nghị lao động Việt - Tiệp thành phố Hải Phòng.
Cơ hội bứt phá trên trường quốc tế của Việt Nam Kinh tế

Cơ hội bứt phá trên trường quốc tế của Việt Nam

TTTĐ - Việt Nam ngày một chứng tỏ vai trò quan trọng của mình trong thị trường hàng hóa tươi sống tại Đông Nam Á nhờ sản lượng nông nghiệp dồi dào, nhu cầu gia tăng mạnh mẽ đặc biệt từ Trung Quốc, cùng những bước tiến trong chuỗi cung ứng lạnh.
Công ty 579 bị phạt hơn 100 triệu do thi công sai giấy phép Kinh tế

Công ty 579 bị phạt hơn 100 triệu do thi công sai giấy phép

TTTĐ - Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng 579 tổ chức thi công xây dựng công trình thuộc dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam bị xử phạt hơn 100 triệu đồng, do thi công sai nội dung giấy phép xây dựng.
Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T - SHB? Doanh nghiệp

Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T - SHB?

TTTĐ - Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T - SHB 2025 là biểu tượng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
An Giang, Đồng Tháp và Cà Mau phấn đấu, góp phần cùng cả nước đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% Kinh tế

An Giang, Đồng Tháp và Cà Mau phấn đấu, góp phần cùng cả nước đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%

Sáng 20/3, tại tỉnh An Giang, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã làm việc với các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Cà Mau về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng, giải ngân vốn đầu tư công, xuất nhập khẩu, những vướng mắc, khó khăn của các tỉnh.
Thủ tướng tiếp đại diện 3 tập đoàn đầu tư hàng chục tỷ USD tại Việt Nam Doanh nghiệp

Thủ tướng tiếp đại diện 3 tập đoàn đầu tư hàng chục tỷ USD tại Việt Nam

Chiều 20/3, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp đại diện một số nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư lên đến hàng chục tỷ USD, gồm Công ty Hyosung Vina, Công ty Hóa dầu Long Sơn, Công ty Hồ Tràm, tiếp tục tháo gỡ các khó khăn vướng mắc và thúc đẩy các dự án đầu tư tại Việt Nam.
Nhiều hoạt động ý nghĩa tôn vinh những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân Lao động - Việc làm

Nhiều hoạt động ý nghĩa tôn vinh những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân

TTTĐ - Đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa ký ban hành kế hoạch tổ chức “Tháng Công nhân năm 2025” với chủ đề “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”.
Đề xuất điều chỉnh lộ trình thuế tiêu thụ đặc biệt, duy trì ổn định nền kinh tế Doanh nghiệp

Đề xuất điều chỉnh lộ trình thuế tiêu thụ đặc biệt, duy trì ổn định nền kinh tế

TTTĐ - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa tổ chức Hội thảo Tham vấn Hoàn thiện Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt (TTĐB) được dự kiến trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 diễn ra vào tháng 5/2025.
Xem thêm