Thu về nhớ Nguyễn Đình Thi
Mùa thu Hà Nội lại về với gió heo may se sẽ mặt hồ Gươm
Bài liên quan
Người tạc chữ lên hàng nghìn chiếc chuông đồng
Cột cờ Hà Nội – biểu tượng của Thủ đô
Thêm hai phim ngắn về Hà Nội được phát sóng trên kênh CNN
Nhiều hoạt động Trung thu giúp các em nhỏ hiểu rõ về văn hóa truyền thống
Người nghệ sĩ đa tài
Sinh ra tại Luang Prabang (Lào) nhưng mảnh đất Vũ Thạch - Hà Nội lại nhen lên trong tim cậu học trò nhỏ tình yêu quê hương vô bờ bến. Những ngày chiến tranh, bom đạn không ngăn được bước chân khám phá Hà Nội của Nguyễn Đình Thi.
Đi khắp nơi, dừng lại, cảm nhận và sáng tác là một hành trình dài trong cuộc đời của ông để mang đến cho Hà Nội những tác phẩm ý nghĩa. Giờ đây, khi tiếng súng và chiến tranh đã lùi dần vào kí ức nhưng nhiều người con của Hà Nội và cả nước vẫn hát vang ca khúc bất tử "Người Hà Nội" thể hiện tinh thần hảo sảng, nhiệt huyết trong bất cứ thời đại nào của thanh niên.
Năm 1941, Nguyễn Đình Thi tham gia cách mạng. Từ năm 1943, ông tham gia ông tham gia Hội Văn hóa cứu quốc, phụ trách báo Độc lập, tham gia biên soạn tạp chí Tiền phong. Ông cũng là người giữ nhiều chức vụ từ sau Cách mạng tháng 8 như Tổng thư ký Hội văn hóa cứu quốc, Ủy viên tiểu ban dự thảo Hiến pháp và Ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội (khóa I), Tổng thư ký Hội Văn nghệ (1956 - 1958), Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam các khóa I, II và III, Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam.
Là người chứng kiến cuộc chiến tranh tàn khốc và những hi sinh của người dân Việt Nam cũng như đi rất nhiều và từng trải những tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực của ông lần lượt ra đời. Có ai đó nói rằng ông đa tài quá. Quả thực là như vậy. Trong các lĩnh vực văn, thơ, nhạc, kịch, phê bình văn học ông đều góp mặt với những tác phẩm ý nghĩa, gây tiếng vang lớn cho xã hội thời bấy giờ và đến hôm nay.
Nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi |
Cuộc đời của một con người lấy xê dịch làm chủ thể để sáng tác, ông tự nhận mình là người trải đời. Mỗi lần đi như vậy, ông thấy mình còn bé nhỏ quá trước cuộc đời, trước những số phận bất hạnh. Bởi vậy mà trong cách tác phẩm của ông, ông luôn cố gắng hướng sáng, hướng về một kết cục có hậu. Có khi đó là thực tại, có lúc chỉ là giấc mơ nhưng với ông, hạnh phúc của con người là được hưởng niềm vui bên người thân, được chia sẻ, cảm thông và được sống thực sự tình cảm.
Bao giờ cũng vậy, ông không thích mọi thứ dàn trải. Ông thích cô đọng, dễ hiểu, có ý tứ và tác động sâu rộng. Những tác phẩm của ông cũng đi theo hướng đó. Bởi vậy, dù có đang sống trong nhịp sống gấp gáp của thời buổi kinh tế thị trường nhưng độc giả vẫn tìm đến sách ông, tìm đến những tập truyện cách đây vài chục năm để đọc và chiêm nghiệm. Những truyện "Xung kích", "Bên bờ sông Lô", "Vào lửa", "Mặt trận trên cao", "Vỡ bờ" hay các tác phẩm thơ "Người chiến sĩ", "Dòng sông trong xanh", "Tia nắng", "Đất nước"... ngày nay vẫn thấy đặt ở trên bàn những người yêu thơ, truyện . Những vở kịch "Con nai đen", "Hoa và Ngần", "Rừng trúc", "Tiếng sóng" vẫn được nhắc đến như những tác phẩm để đời.
Viết về Hà Nội bằng cả trái tim
Trong gia tài đồ sộ của ông, ông rất tâm đắc những tác phẩm viết về Hà Nội bởi mỗi tác phẩm khi viết thắm trong đó tình yêu thương vô bờ bến với quê hương. Ai đã từng học phổ thông, không thể quên tác phẩm "Đất nước". Vẫn còn đó sự dịu dàng của một buổi sáng trời thu đất Hà thành, khi một người như muốn trải rộng hơn lòng mình với Hà Nội, để trước khi chia xa bớt đi chút nhớ nhung, luyến tiếc.
Ông viết cho riêng mình hay là nỗi lòng của những thanh thiên đất Hà Thành tạm biết quê hương đi chiến đấu. Chỉ biết khi đọc những câu thơ ấy, mọi người lại hình dung ra một Nguyễn Đình Thi đầy mạnh mẽ để ra đi nhưng cũng đầy dùng rằng với một tình yêu quê hương bất tận. "Sáng mát trong như sáng năm xưa/ Gió thổi mùa thu hương cốm mới/ Tôi nhớ những ngày thu đã xa/ Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội/Những phố dài xao xác hơi may/ Người ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy".
Ca khúc "Người Hà Nội" gắn với ông nhiều kỷ niệm hơn cả. Đó là dịp gần Tết năm 1947, khi ông được ghé qua làng Khúc Thuỷ bên bờ sông Nhuệ - Hà Nội. Được trở về quê hương sau bao ngày xa cách, một niềm vui phơi phới như oà ra, hoà vào đất trời. Nhưng đó cũng là thời điểm ông chứng kiến một Hà Nội đầy bom đạn. Đúng vào đêm 19 tháng chạp tức đêm ngày toàn quốc kháng chiến nổ ra tại Hà Nội, ông lại ra đi. Khi quay đầu nhìn lại, tiếng bom đạn nổ ráo riết, lửa khói nghìn nghịt. Một màu đỏ chói loà bao phủ toàn bộ tầm nhìn của ông. Rồi cứ thế, những thanh âm trong trẻo cất lên trên cái nền đầy khói bụi ấy.
Chỉ bằng mấy nhịp điệu, một Hà Nội hiện ra đẹp và rộn ràng đến lạ. "Hà Nội đẹp sao! Ôi nước hồ Gươm xanh thắm lòng. Bóng tháp rùa thân mật êm ấm lòng/ Hồng Hà tràn đầy. Hồng Hà cuốn ngàn nguồn sống, tràn đầy dâng/Hà Nội vui sao. Những cửa đầu ô. Tíu tít gánh gồng đây Ô Chợ Dừa, kia Ô Cầu Dền, làn áo xanh nâu, Hà Nội tuơi thắm. Sống vui phố hè. Bồi hồi chàng trai, những đôi mắt nào. Quanh co, chen quanh rộn ràng Đồng Xuân, xanh tươi bát ngát Tây Hồ. Hàng Đào ríu rít Hàng Đường, Hàng Bạc, Hàng Gai..."
Hoà cùng với đó là khí thế hảo sảng của một Hà Nội hiên ngang, vững vàng trước mọi thế lực thù địch: "Hà Nội cháy khói lửa ngập trời. Hà Nội hồng ầm ầm rung, sông Hồng reo. Thét lên xung phong căm hờn sôi gầm súng/ Bùng cháy khắp phố ta ơi! Vùng lên, chiến sĩ ta ơi! Trời Hà Nội đỏ máu... Hồng Hà réo sóng say sưa trông Cha bóng Người mênh mông. Mắt Người sáng láng vàng sao thắm tươi, trán Người mái bóng bạc thêm/ Bóng cờ bát ngát ngày vui nước non reo cười, trên môi Người cười. Tiếng cười ngày về chiến thắng”.
Kỉ niệm không thể quên với Nguyễn Đình Thi là ca khúc này đã được cùng thu âm với hai người Đức trước ở quân đội Pháp nhưng sau đó bỏ quân Pháp theo ta. Nguyễn Đình Thi cùng với một anh có cài đàn banjo và một anh gõ thìa đã hoà lên bài ca hùng tráng vang vọng đến tận ngày hôm nay. Đến năm 1948, nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát đã phối khí cho dàn nhạc dây và biểu diễn. Đến năm 1951 thì ca khúc đã được vang lên ở Berlin tại Liên hoan Thanh niên thế giới.
Tác phẩm kịch "Rừng trúc" của ông vẫn được giới trong nghề đánh giá cao. Những lần ngồi đắm mình ở hồ Tây, ông lại miên man suy nghĩ về một vở kịch cho Thăng Long Hà Nội. Vở "Rừng trúc" ra đời như thể hiện rõ quan điểm của ông với đất nước. Đó là những xung đột giữ Trần Thủ Độ và Lý Chiêu Hoàng với những lời đầy bi phẫn khi Chiêu Hoàng nói với Trần Thủ Độ "Việc nước là lớn nhất, nhưng việc giữa người với người cũng không phải là nhỏ hơn".
Bao giờ cũng vậy, ông luôn đánh giá cao tình cảm giữa con người với con người. Câu nói đó cũng chính là tấm lòng ông khắc một chân lý lớn, một đạo lý lớn trong cuộc đời con người. Màn vĩ thanh của kịch: vào giáp Tết Mậu Ngọ thứ tám (1258), gác bỏ lại mâu thuẫn riêng tư trong nội tộc, thái sư Trần Thủ Độ đã cùng cả triều thần lên Yên Tử để rước vua Trần Thái Tông về để cùng nhau chống giặc ngoại xâm. Khi tất cả vui tôi cùng đồng lòng, quân Nguyên đã bị đánh bại. Cả hoàng cung vang khúc ca khải hoàn. Kết thúc này cũng là niềm mong ước của ông về một cuộc sống mới tốt đẹp đến mọi người không chỉ trong thơ văn mà con trong cuộc sống đời thường.
Tên của Nguyễn Đình Thi giờ đã được đặt cho con phố ven hồ Tây đẹp và rất thơ mộng của Hà Nội. Mỗi mùa thu về, đi dọc con phố này, trong lòng người Hà Nội lại nhớ đến một người con đã đóng góp cho Hà Nội và đất nước bằng tất cả trái tim, tâm hồn mình.