Thúc đẩy liêm chính trong kinh doanh tại các khu công nghệ cao
Đại diện các Khu công nghệ cao Láng Hòa lạc, Khu công nghệ cao Đà Nẵng và Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ kinh nghiệm tăng cường liêm chính trong kinh doanh, xây dựng môi trường đầu tư minh bạch
Kết quả khảo sát cho thấy, các công ty hoạt động trong môi trường kinh doanh liêm chính có thể phòng tránh hoặc hạn chế tham gia vào các hành vi hối lộ. Trên thực tế, tất cả các công ty được phỏng vấn đều công nhận môi trường kinh doanh liêm chính tại ba Khu công nghệ cao cũng như nỗ lực của các Ban quản lý trong việc đưa ra các sáng kiến và hành động nhằm đơn giản hoá các thủ tục hành chính và hỗ trợ các công ty đối phó với tình trạng tham nhũng.
Bà Nguyễn Thị Kiều Viễn - Giám đốc Tổ chức Hướng tới Minh bạch |
Báo cáo khảo sát “Liêm chính Kinh doanh trong ba Khu công nghệ cao tại Việt Nam” cung cấp một cách nhìn tổng quan về những thách thức liên quan đến tình trạng tham nhũng mà các doanh nghiệp trong ba Khu công nghệ cao tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh phải đối mặt, cũng như các biện pháp đang được áp dụng để giảm thiểu những rủi ro này.
Báo cáo Khảo sát chỉ ra rằng sự khác biệt về quy mô và nguồn gốc sở hữu của doanh nghiệp ảnh hưởng đến cách thức giải quyết rủi ro tham nhũng. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường được giám sát bởi công ty mẹ ở nước ngoài. Trong khi đó ngoại trừ một số tập đoàn lớn, các doanh nghiệp trong nước vẫn bị tụt hậu. Một số doanh nghiệp trong nước đang muốn mở rộng hoạt động kinh doanh hoặc tham gia vào thị trường toàn cầu nhưng thiếu nguồn lực và kỹ năng để xây dựng hệ thống quản lý và tuân thủ nội bộ. Các doanh nghiệp còn lại thì vẫn chưa thấy được sự cần thiết phải áp dụng một hệ thống tuân thủ chặt chẽ trong công việc hàng ngày nhằm duy trì hoạt động kinh doanh.
Bình luận đối với kết quả của báo cáo khảo sát, bà Phạm Chi Lan- thành viên Ban Cố Vấn của Hướng Tới Minh Bạch, nguyên Phó Chủ tịch phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam một số nhận định sau:
Kết quả thu được khá khả quan, với đa số các doanh nghiệp được phỏng vấn đã triển khai các chiến lược chống tham nhũng, trong khi rất nhiều doanh nghiệp khác đang trong quá trình triển khai hoặc xem xét triển khai nếu được hỗ trợ. Hy vọng các doanh nghiệp khác sẽ hưởng ứng, cùng làm theo và ngày càng nhận ra rằng chương trình chống tham nhũng thực sự sẽ giúp họ gia tăng lợi thế cạnh tranh thông qua việc giảm thiểu chi phí, thúc đẩy tăng trưởng công bằng và bền vững.
Báo cáo khảo sát cũng đưa ra các khuyến nghị cho Ban quản lý và các doanh nghiệp trong Khu công nghệ cao về cách thức nâng cao văn hoá liêm chính trong kinh doanh, trong đó nhấn mạnh rằng kinh nghiệm của các khu công nghệ cao có thể được nhân rộng trên khắp Việt Nam.
Với mong muốn thúc đẩy Liêm chính minh bạch, chúng tôi đã có rất nhiều những hành động thiết thực nhằm lan tỏa sự liêm chính minh bạch trong doanh nghiệp, ví dụ như phát động một chiến dịch “Vườn ươm Liêm chính” trong tất cả các bạn thanh niên trên cả nước, đại diện của tập đoàn Intel được mời đến trao đổi với gần 50 bạn thanh niên đến từ các tỉnh trên toàn quốc chúng tôi hiểu: "Giáo dục và thay đổi phải từ thế hệ trẻ". Chúng tôi đưa ra những quan điểm bình luận của chuyên gia quốc tế cũng như trong nước nhằm tác động, hỗ trợ các cơ quan soạn thảo luật để hướng tới một nền luật pháp mang tính chất tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp nhưng cũng rất nghiêm khắc để xử lý những vấn đề tiêu cực và tham nhũng. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động chúng tôi thấy rằng đó là một công cuộc khá dài rất mất thời gian nhưng cũng cần phải nhân rộng và lan tỏa để làm sao những cái cam kết liêm chính này không chỉ nằm ở trong các khu công nghệ cao mà phải bao trùm tất cả các khu chế xuất trong cả nước và phải làm thế nào để chúng ta có thể có được những hành động thiết thực trong thời gian tới.
Bộ công cụ mà tổ chức Hướng tới Minh bạch sử dụng để chống hối lộ trong kinh doanh là chúng tôi cũng sử dụng bộ công cụ chuẩn của tổ chức Minh bạch thế giới nhưng đã điều chỉnh nó phù hợp với bối cảnh của Việt Nam hiện nay, công cụ này đã có rồi và thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ với những doanh nghiệp nhận thấy Liêm chính trong kinh doanh thực sư rất quan trọng.
Bà Đặng Huyền cán bộ chương trình- Đại sứ quán Anh quốc cho biết:
Việc hỗ trợ liêm chính trong kinh doanh và cải thiện môi trường kinh doanh cũng là trong những mục tiêu của vương quốc Anh tại Việt Nam, trong mấy năm vừa qua chúng tôi cũng đã hỗ trợ rất nhiều các đối tác như Tổ chức Hướng tới Minh bạch để thực hiện các “Nghiên cứu về rủi ro của các doanh nghiệp FDI Trong hoạt động ở Việt Nam”. Ngoài ra chúng tôi cũng thông qua VCCI để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ chống tham nhũng Trong kinh doanh, chúng tôi cũng phối hợp với thanh tra chính phủ để chưa ra các đề xuất kiến nghị trong quá trình sửa đổi luật phòng chống tham nhũng chủ yếu là mở rộng phạm vi trong khu vực tư.
Dự kiến trong thời gian tới chúng tôi sẽ kết hợp với UNDP thông qua dự án "Cải thiện môi trường kinh doanh cho khu vực Asean" sẽ tiếp tục hỗ trợ với thanh ra chính phủ, VCCI chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các yêu cầu của luậ và khuyến khích tập huấn cho một số doanh nghiệp tiêu biểu thực hiện quy trình dân chủ, các quy tắc đạo đức kinh doanh sau khi luật phòng chống tham nhũng sửa đổi được thông qua.
Ông Chris Levon - cố vấn cấp cao quốc tế của tổ chức Hướng tới Minh bạch phát biểu:
Các nước nước phát triển như Anh, Mỹ đã đưa ra các biện pháp trừng phạt nặng nề các nước có doanh nghiệp không liêm chính và có dấu hiệu tham nhũng (như luật phòng chống tham nhũng ở nước ngoài của Mỹ). Hiện nay có những thỏa thuận thương mại tự do mà Việt Nam phải thực hiện và phải tuân thủ như vậy, liêm chính trong kinh doanh cũng là một tiêu chí để Việt Nam cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Để thực hiện liêm chính trong kinh doanh cần phải có chỉ đạo kiên quyết từ phía trên tức là phải có sự thống nhất về việc chống tham nhũng triệt để từ trên xuống dưới, tính liêm chính trong kinh doanh có được đưa vào giá trị cốt lõi của doanh nghiệp hay không và sự chung tay góp sức từ các bên liên quan như chính phủ, doanh nghiệp các cơ quan nhà nước cùng với cả hệ thống luật pháp.