Tag
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng

Muôn mặt cuộc sống 16/11/2023 17:13
aa
TTTĐ - Hà Nội không chỉ là trung tâm hành chính, chính trị và văn hoá mà còn là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Quy mô GRDP năm 2022 theo giá hiện hành của Hà Nội ước đạt 1.196 nghìn tỷ đồng, bằng 12% GDP của cả nước. Do vậy, tăng trưởng kinh tế của Hà Nội sẽ có tác động lan tỏa, thúc đẩy vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.
Triển khai các giải pháp thúc đẩy kinh tế - xã hội năm 2024 Thúc đẩy kinh tế xanh gắn với bảo vệ môi trường Kinh tế xanh là không có ranh giới hành chính

Cơ chế sẽ mang lại nguồn lực phát triển

Tính chung cả giai đoạn 2021-2025, tổng nhu cầu chi cho đầu tư phát triển của Hà Nội là 650 nghìn tỷ đồng, song khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước dành cho Thủ đô chỉ là 284,1 nghìn tỷ đồng, với mức thiếu hụt là 365,8 nghìn tỷ đồng hay 56% tổng nhu cầu chi. Dự báo tổng nhu cầu chi này sẽ tăng lên 704,8 nghìn tỷ đồng cho giai đoạn 2026 - 2030.

TS Lê Duy Bình, chuyên gia kinh tế, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam cho rằng, chỉ có những cơ chế đặc thù vượt trội mới có thể tạo nguồn lực nhằm giải quyết sự thiếu hụt nguồn lực này và hoàn thành được một khối lượng khổng lồ kết cấu cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông công cộng, đặc biệt là 9 tuyến được sắt đô thị, các tuyến đường nối các đô thị vệ tinh với trung tâm, các cây cầu bắc qua sông Hồng, sông Đà... Từ đó, các tuyên giao thông này tạo nền tảng để đưa Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, với GRDP/người đạt trên 36.000 USD; kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hoà, tiêu biểu cho cả nước và có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới vào năm 2045.

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng
TS Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ trao cho Hà Nội những cơ chế đặc thù, vượt trội để hoàn thành mục tiêu đó như mở rộng quyền vay nợ, sử dụng và tập trung nguồn lực ngân sách hiện có nhằm chi cho đầu tư, phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), áp dụng mô hình đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong các lĩnh vực.

Trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), quy định về tài chính ngân sách được quy định chủ yếu tại Điều 35 và Điều 36. Quy định tại Điều 35 được xây dựng trên cơ sở kế thừa các quy định của Luật Thủ đô năm 2012 và Nghị định số 63/2017/NĐ-CP (về thưởng vượt thu ngân sách nhà nước), các cơ chế chính sách thí điểm về tài chính - ngân sách theo Nghị quyết số 115/2020/QH14 của Quốc hội.

Đồng thời, 2 nội dung quy định tại Điều này đã có sự điều chỉnh, bổ sung mới so với các cơ chế thí điểm về tài chính, ngân sách đang được áp dụng ở Thủ đô như thành phố được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn trái phiếu Chính phủ phát hành không phụ thuộc vào hạn mức trần, đồng thời thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ, đúng hạn các nghĩa vụ liên quan đến khoản vay lại.

Tuy nhiên, Dự thảo Luật cũng cẩn trọng quy định rằng “tổng mức vay và bội chi ngân sách thành phố Hà Nội hằng năm do Quốc hội quyết định”. Dự thảo cũng xây dựng Điều 36 về sử dụng nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô được xây dựng nhằm tạo thể chế thông thoáng, thuận lợi cho Thủ đô được linh hoạt, chủ động trong việc bố trí, sử dụng ngân sách để phục vụ cho đầu tư phát triển; khắc phục những vướng mắc của Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công hiện hành.

Cũng trong dự thảo, các quy định về thu hút nguồn lực đầu tư phát triển Thủ đô được quy định từ Điều 37 đến Điều 45. Các quy định này có quan hệ mật thiết đến các quy định của chương III, nhằm tạo nguồn lực cho việc đầu tư, phát triển hạ tầng, đô thị, nhà ở, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, nông nghiệp, khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường của Thủ đô.

"Nhìn tổng thể, các cơ chế, chính sách về tài chính ngân sách, thu hút nguồn lực này được thiết kế nhằm tạo thể chế thông thoáng, thuận lợi cho Thủ đô được linh hoạt, chủ động trong việc bố trí, sử dụng ngân sách để phục vụ cho đầu tư phát triển.

Đáng chú ý là các cơ chế huy động, sử dụng nguồn lực của Thủ đô theo các cơ chế được thiết kế theo dự thảo chủ yếu nhằm mục tiêu đánh thức tiềm năng, nguồn lực rất lớn hiện có của thành phố mà không ảnh hưởng tới ngân sách nhà nước Trung ương hay của các địa phương khác.

Đây cũng thể hiện tinh thần Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước, cùng nỗ lực huy động nguồn lực, đầu tư và phát triển", TS Lê Duy Bình nhận định.

Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài sản công

Hà Nội có số lượng lớn các công trình hạ tầng văn hóa, thể thao. Thực tiễn cho thấy, rất nhiều công trình này chưa được sử dụng, khai thác một cách hiệu quả và xuống cấp nhanh chóng do thiếu các nguồn lực để duy tu, bảo dưỡng và đầu tư bổ sung.

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng

Điều 42 Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định cho phép thành phố được nhượng quyền kinh doanh, quản lý các công trình hạ tầng văn hóa, thể thao nhằm sử dụng, khai thác hiệu quả công trình, tạo nguồn thu để tái đầu tư, bảo dưỡng, phát triển công trình, tăng khả năng tự chủ của các đơn vị sự nghiệp. Đây là quy định rất phù hợp với chủ trương, định hướng chỉ đạo và tình hình thực tiễn.

"Dự thảo cũng cụ thể hoá phương thức O&M (nhượng quyền để kinh doanh, quản lý - PV) của Luật PPP với công trình, hạ tầng văn hóa, thể thao. Biện pháp này giúp huy động nguồn lực xã hội tham gia, hợp tác với Nhà nước khai thác, vận hành và bảo trì có hiệu quả, đúng công năng của công trình văn hóa, thể thao; tổ chức nhiều hơn, rộng rãi hơn các hoạt động văn hóa, thể thao; giúp Nhà nước, nhà đầu tư thu được lợi ích kinh tế cao hơn từ việc hợp tác và giúp cho người dân có cơ hội được tiếp cận, sử dụng các công trình văn hoá, thể thao, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn Thủ đô", TS Lê Duy Bình đánh giá.

Tuy nhiên, để đảm bảo việc thực hiện hiệu quả, tránh lạm dụng trên thực tiễn đồng thời bảo vệ được các công trình văn hóa, Dự thảo Luật đã quy định loại trừ những lĩnh vực hay công trình mà không được phép thực hiện theo cơ chế này, đồng thời quy định vai trò của Hội đồng Nhân dân trong việc ban hành danh mục cũng như giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện.

"Với tinh thần cơ chế sẽ tạo ra nguồn lực, hy vọng rằng các giải pháp về huy động và sử dụng nguồn lực đang được đề xuất trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ tạo ra những đột phá mới về phát triển, đặc biệt là trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học công nghệ, môi trường, du lịch trong thời gian tới", TS Lê Duy Bình nhấn mạnh.

Đọc thêm

Cấp phát trên 155 tấn gạo cho Nhân dân dịp giáp hạt năm 2024 Xã hội

Cấp phát trên 155 tấn gạo cho Nhân dân dịp giáp hạt năm 2024

TTTĐ - UBND tỉnh Đắk Lắk sẽ hoàn thành công tác cấp phát 155,64 tấn gạo do Chính phủ xuất cấp từ nguồn dự trữ quốc gia, để cứu đói cho Nhân dân dịp giáp hạt năm 2024 trước ngày 30/6/2024.
Đắk Lắk: Hơn 2 tỷ đồng chăm lo cho người lao động khó khăn Muôn mặt cuộc sống

Đắk Lắk: Hơn 2 tỷ đồng chăm lo cho người lao động khó khăn

TTTĐ - Hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024, các cấp Công đoàn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức nhiều hoạt động chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn với tổng kinh phí thực hiện trên 2 tỷ đồng.
Mang sân chơi mùa hè tới trẻ em ngoại thành Hà Nội Muôn mặt cuộc sống

Mang sân chơi mùa hè tới trẻ em ngoại thành Hà Nội

TTTĐ - Chương trình "Chuyến xe tử tế" tháng 6 với những bạn trẻ đã hoàn thành khu sân chơi mùa hè cho thiếu nhi ở thôn Tằng My, xã Nam Hồng, Đông Anh, Hà Nội.
Thu tiền sử dụng đất tại Điện Bàn chỉ đạt 0,95 % dự toán Xã hội

Thu tiền sử dụng đất tại Điện Bàn chỉ đạt 0,95 % dự toán

TTTĐ - Trong 5 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách tại thị xã Điện Bàn chỉ đạt hơn 839 tỷ đồng, trong đó thu tiền sử dụng đất chỉ đạt 7,6 tỷ đồng.
Khó phát hiện nồng độ cồn nội sinh bằng kiểm tra thông thường Muôn mặt cuộc sống

Khó phát hiện nồng độ cồn nội sinh bằng kiểm tra thông thường

TTTĐ - Với các ý kiến băn khoăn về nồng độ cồn nội sinh trong máu có thể được phát hiện khi thổi nồng độ cồn, chuyên gia y tế cho biết, các phương tiện kiểm tra thông thường hiện nay không thể phát hiện được. Thực tiễn, qua hoạt động kiểm tra của lực lượng Cảnh sát giao thông thời gian qua chưa phát hiện trường hợp nào oan sai về nồng độ cồn.
Cao Bằng: Công an huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai Muôn mặt cuộc sống

Cao Bằng: Công an huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai

TTTĐ - Trong những ngày vừa qua, địa bàn tỉnh Cao Bằng xảy ra mưa lớn diện rộng. Các sông suối trên địa bàn đã xuất hiện lũ. Đặc biệt tại huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, nước lũ trên sông Gâm đã khiến một số khu vực trên địa bàn huyện bị ngập, lụt.
Xe đón học sinh phải có thiết bị ghi hình, chức năng cảnh báo Muôn mặt cuộc sống

Xe đón học sinh phải có thiết bị ghi hình, chức năng cảnh báo

TTTĐ - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định hoan nghênh dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ đã quy định về xe đưa đón học sinh để bảo đảm không bỏ quên trẻ em trên xe như những vụ việc đau lòng xảy ra gần đây.
Giải quyết liên thông điện tử thủ tục đăng ký khai sinh, thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi Muôn mặt cuộc sống

Giải quyết liên thông điện tử thủ tục đăng ký khai sinh, thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi

TTTĐ - Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2024/NĐ-CP ngày 10/6/2024 quy định việc thực hiện liên thông điện tử 2 nhóm thủ tục hành chính: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất.
Lãnh đạo TP Hà Nội thăm, chúc mừng Báo Lao động Thủ đô Muôn mặt cuộc sống

Lãnh đạo TP Hà Nội thăm, chúc mừng Báo Lao động Thủ đô

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), chiều 10/6, thay mặt Thành ủy, HĐND, UBND, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải đã tới thăm và tặng hoa chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên Báo Lao động Thủ đô.
Quảng Nam: Phân bổ hơn 12 tỷ đồng hỗ trợ giảm nghèo bền vững Xã hội

Quảng Nam: Phân bổ hơn 12 tỷ đồng hỗ trợ giảm nghèo bền vững

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Quyết định số 1357/QĐ-UBND về việc phân bổ kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024.
Xem thêm