Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sớm trong học sinh
Mang sân chơi về vùng cao, thu hút học sinh đến trường Tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ với sinh viên Phương án gia hạn thẻ bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên |
Những ngành “hot” trong thời đại 4.0
Năm 2024, Hà Nội có khoảng 101.000 học sinh lớp 12 đang học tập tại các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên quận, huyện, thị xã sẽ thi tốt nghiệp THPT. Với nguồn nhân lực này, theo các chuyên gia, trang bị kiến thức, bồi dưỡng khát vọng đam mê khởi nghiệp cho học sinh từ cấp THPT là rất cần thiết.
Chương trình được tổ chức với mong muốn, thông qua Hội thảo, học sinh được trang bị kiến thức để nuôi dưỡng đam mê khởi nghiệp, định hướng nghề nghiệp trong tương lai, giúp các em có thể lựa chọn ngành, nghề phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội.
Hội thảo giúp học sinh Thủ đô có được cái nhìn tổng thể về việc lựa chọn ngành học, xu hướng xã hội, sở trưởng, sở đoản của bản thân trước khi quyết định chọn trường địa học nào |
Tại chương trình, em Đỗ Bảo Hân, học sinh lớp 12D2, trường THPT Việt Đức chia sẻ: “Em đang học lớp 12, đây cũng là thời gian bản thân phải tìm hiểu thông tin về ngành học và trường học phù hợp với khả năng và năng lực của mình. Tuy nhiên em vẫn còn khá mông lung trong quyết định cho bước ngoặt đầu đời. Vì thế, hội thảo hôm nay giúp em thêm kiến thức, kỹ năng để lựa chọn nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, em biết thêm về tính chất ngành nghề và sự thay đổi theo xu hướng của xã hội trong tương lai. Đây cũng là thách thức của thời đại 4.0 nên qua chương trình, chúng em hiểu để lựa chọn ngành, nghề sẽ học phù hợp với bản thân và đáp ứng nhu cầu xã hội”.
Sau buổi Hội thảo, bạn Đỗ Bảo Hân, học sinh lớp 12D2, trường THPT Việt Đức đã hiểu rõ hơn để có thể lựa chọn ngành học phù hợp |
Không chỉ bạn Hân mà còn nhiều học sinh cũng bày tỏ băn khoăn về cách lựa chọn ngành và trường đại học như thế nào là phù hợp, các chuyên gia đã có những giải đáp, định hướng giúp các em cái nhìn tổng thể để có thể ra những quyết định đúng và trúng.
PGS. TS Bùi Thị Nga, giảng viên cao cấp Khoa Du lịch và Ngoại ngữ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, nhóm ngành “nóng” trong tương lai sẽ là: quản trị, quản lý; nhân lực có trình độ chuyên môn cao, nhân lực kỹ thuật viên giỏi; nhóm nhân lực làm việc theo sở thích.
Theo PGS.TS Bùi Thị Nga, nghề nào bạn trẻ cũng có thể làm cũng làm được nhưng phải có kiến thức chuyên môn, sau đó mới đến kỹ năng, phẩm chất, thái độ.
PGS. TS Bùi Thị Nga định hướng cho học sinh về những ngành "hot" trong tương lai |
“Hiện nay có có nhiều sự lựa chọn với khoảng 181 ngành. Vậy chọn ngành gì phù hợp với sở trường, sở đoản, kiến thức, năng lực và xã hội cần? Có thể năm nay ngành đó rất “hot” nhưng 4 năm sau lại không còn “nóng nữa. Vì thế, các bạn nên chọn ngành, nghề dài hơi, học cái xã hội cần và ngành đó có đóng góp cho đất nước”, PGS.TS Bùi Thị Nga nhấn mạnh.
Coi khởi nghiệp là một trong những lựa chọn
TS Đàm Quang Thắng, Chủ tịch Hội đồng cố vấn khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo quốc gia, Tổng Giám đốc Công ty Agricare Việt Nam & Bizcare cho rằng, chủ thể của khởi nghiệp sáng tạo là nhân tài, nhân tài ở trong các trường đại học, học viện…
TS Đàm Quang Thắng định hướng cho học sinh tại sự kiện |
“Vì vậy các bạn trẻ nên xem khởi nghiệp là một trong những sự lựa chọn và làm thế nào để khởi nghiệp, khởi nghiệp cần kiến thức gì?
Tôi cho rằng, khởi nghiệp là một cơ hội để sáng tạo, tiếp cận nhưng tư duy phát triển để tạo ra ý tưởng. Theo đó các bạn trẻ phải trau dồi kỹ năng, đóng góp, tạo giá trị đáng kể cho cộng đồng. Qua khởi nghiệp sáng tạo, các bạn trẻ có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận cao, được tự do, tự chủ”, TS Đàm Quang Thắng chia sẻ.
Học sinh chăm chú lắng nghe các chuyên gia chia sẻ |
Còn ThS Đỗ Thị Kim Hương Giám đốc Trung tâm Quan hệ công chúng và Hỗ trợ sinh viên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cho rằng, yếu tố tạo nên sự thành công của phong trào khởi nghiệp trong sinh viên tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam là chất lượng đào tạo, đội ngũ giảng viên có trình độ cao, cơ sở vật chất hiện đại, sinh viên được tích luỹ, phát triển kỹ năng thông qua hoạt động đoàn thể, học bổng cao, hợp tác quốc tế rộng mở…
GS.TS Phạm Văn Cường, Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng: “Nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; khởi nghiệp phải trở thành khát vọng thường trực của học sinh, sinh viên ngay từ hôm nay. Khởi nghiệp từ những ý tưởng ban đầu tưởng như rất đơn giản nhưng sẽ có giá trị ươm mầm, nuôi dưỡng, phát triển trong tương lai. Khởi nghiệp hôm nay sẽ là nền tảng cho mai sau. Tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, chúng tôi đã ươm mầm, nuôi dưỡng, phát triển nhiều ý tưởng khởi nghiệp từ các em học sinh THPT, khi các em trở thành sinh viên của Học viện thì những ý tưởng ấy lại được tiếp tục phát triển ở cấp độ cao hơn, có thể trở thành hành trang cho các em sau khi tốt nghiệp đại học và bước vào cuộc sống. Nhiều doanh nhân là cựu sinh viên của học viện đã thành công, có những đóng góp rất quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương nhờ những ý tưởng khởi nghiệp từ thời sinh viên. |