Thực hiện nghiêm quản lý và tổ chức lễ hội tại Chùa Hương
Dừng tổ chức lễ hội chùa Hương năm 2021 Hà Nội cho phép mở cửa đón du khách về tham quan lễ hội chùa Hương Đảm bảo Lễ hội chùa Hương an toàn - văn minh - thân thiện |
Chuyển đổi từ vé truyền thống sang điện tử
Báo cáo về công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội Chùa Hương, đồng chí Đặng Văn Cảnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội Chùa Hương cho biết, Huyện ủy đã chỉ đạo thành lập Ban Tổ chức Lễ hội Chùa Hương năm 2024.
Đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội do Phó Giám đốc Trần Thị Vân Anh dẫn đầu đã đi kiểm tra, giám sát việc tổ chức Lễ hội Chùa Hương |
Thông qua các hoạt động Lễ hội, góp phần tuyên truyền, giáo dục cho các thế hệ và ý thức trách nhiệm trong việc tham gia bảo tồn, phát huy, khai thác giá trị văn hoá gắn với phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời quảng bá khẳng định giá trị văn hoá Lễ hội Chùa Hương và giá trị quần thể khu Di tích Quốc gia đặc biệt gắn với tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch của huyện Mỹ Đức.
Hiện công tác xây dựng, chỉnh trang cảnh quan không gian lắp đặt panô, backdrop, bồn hoa cây cảnh dọc tuyến đường 419 Đốc tín đi Hương Sơn và tuyến đi bộ hai bên bờ suối Yến đang được thực hiện đảm bảo tiến độ; tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp tạo điểm nhấn cho du khách về tham quan, lễ Phật.
Lễ hội Chùa Hương là một trong những lễ hội đáng chú ý của miền Bắc |
Đặc biệt, Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức thống nhất tiếp tục chuyển đổi hình thức bán vé truyền thống sang bán vé điện tử nhằm tạo sự văn minh, sự minh bạch, công khai về giá, tránh thất thu ngân sách, vé giả, vé lậu trong việc kiểm soát vé. Cụ thể, giá vé thu phí thắng cảnh là 120.000 đồng/người/lượt; trong đó đã có 2.000 đồng bảo hiểm.
"Ủy ban Nhân dân huyện thống nhất giao Ủy ban Nhân dân xã Hương Sơn tiếp tục thực hiện việc bỏ bán vé tại 2 cổng Đục Khê và cổng Tiên Mai. Sẽ tổ chức quản lý bán vé thắng cảnh, vé xuồng đò, vé trông giữ phương tiện tại chỗ các bến, bãi để xe, để giảm thiểu ùn tắc giao thông tạo điều kiện cho du khách về tham quan lễ Phật", Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội Chùa Hương Đặng Văn Cảnh cho biết.
Không để xảy ra tệ nạn
Về công tác quản lý bến bãi trông giữ phương tiện của du khách, hiện xã Hương Sơn có 4 bến bãi trông giữ phương tiện gồm: Bến xe Hội xá, bến xe Hương Sơn (bến chợ Đục Khê), bến xe đường số 1 và bến xe Cổng vại (bến Tuyết Sơn) tạm thời đáp ứng đủ nhu cầu trông giữ phương tiện trong Lễ hội Chùa Hương năm 2024.
Trường hợp lượng khách động đột biến trong các ngày thứ bảy, chủ nhật, huyện sẽ cho phép Ủy ban Nhân dân xã Hương Sơn vận dụng gửi xe tại Sân vận động xã Hương Sơn và đường 24m, đường nội bộ khu đồng huyện. Công tác điều hành vận chuyển thuyền đò phục vụ cho du khách về tham quan lễ Phật cũng được đảm bảo an toàn, văn minh.
Ban Tổ chức gấp rút chuẩn bị công tác bảo đảm vệ sinh môi trường, cảnh quan |
Đặc biệt, BTC thông báo rộng rãi và niêm yết công khai tại các bến bãi về phí thắng cảnh, giá xuồng đò và giá trông giữ phương tiện để du khách dễ dàng cập nhật và đảm bảo công khai, minh bạch.
Công tác điều hành vận chuyển thuyền đò phục vụ cho du khách về tham quan lễ Phật cũng được đảm bảo an toàn, văn minh. Trong đó, nâng cao hình thức, quy cách, chất lượng thuyền đò đảm bảo đầy đủ các điều kiện xuất bến như: đăng ký, đăng kiểm, gắn biển số, phao cứu sinh, ghế ngồi, giỏ đựng rác…
Mỹ Đức xây dựng phương án điều tiết giao thông đường thủy đảm bảo an toàn, văn minh, thân thiện cho du khách, xử lý nghiêm các trường hợp chống đối, vi phạm các quy định của Ban Tổ chức, của Nhà nước và các quy định pháp luật hiện hành.
Hàng năm, ngày hội có từ 3.800 - 4.800 lái đò, ngày thường 300 - 500 lái đò hiện đang tập trung nâng cấp các phương tiện xuồng, đò cũ, đóng bổ sung phương tiện mới bảo đảm có từ 3.800 đến 4.500 phương tiện xuồng đò vận chuyển khách.
Ngày mùng 3 Tết, Chùa Hương đã đón 21.000 lượt khách |
Công tác quản lý hoạt động tín ngưỡng tại khu vực Lễ hội cũng được quan tâm như: Hướng dẫn khách tham quan dâng lễ, đặt tiền lễ đúng nơi quy định; bố trí bàn ghi công đức, đặt hòm công đức đảm bảo thuận tiện, hợp lý theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; kiểm tra, ngăn chặn xử lý nghiêm các tệ nạn xã hội không để người hành khất trong khu vực Lễ hội; phòng ngừa các bói toán, bán thẻ, mê tín dị đoan, sách báo ngoài luồng, đổi tiền lẻ, thuốc nam giả không rõ nguồn gốc, đồ chơi trẻ em nguy hiểm...
Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết, với vai trò là cơ quan quản lý, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã ban hành các kế hoạch, văn bản triển khai các hoạt động và hướng dẫn các quận, huyện, thị xã trong việc triển khai, thực hiện công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2024.
Trong đó, Sở nêu rõ yêu cầu, mục đích phải thực hiện nghiêm Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của thành phố về công tác quản lý, tổ chức lễ hội trên địa bàn Thủ đô.
Di tích quốc gia đặc biệt Quần thể Hương Sơn (Chùa Hương), là một đại danh lam thắng cảnh, là địa danh có tiềm năng lớn về môi trường sinh thái, có giá trị lịch sử văn hóa tâm linh và du lịch.
Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh đề nghị huyện Mỹ Đức đảm bảo việc quản lý và tổ chức lễ hội đúng quy định của pháp luật; phù hợp với thuần phong mỹ tục, các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân.
Đồng thời, hoạt động cũng phải đảm bảo bảo tồn phát huy các giá trị di sản văn hóa, trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn du khách gần xa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và du lịch trên địa bàn thành phố.