Tag
Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa:

Tiềm năng và cơ hội cho công nghiệp văn hóa Thủ đô phát triển

Xã hội 04/04/2025 22:16
aa
TTTĐ - Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (Thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) đã nhận được nhiều sự đồng tình từ người dân Thủ đô. Các chính sách ưu đãi, bao gồm hỗ trợ quy hoạch đất đai, cơ sở hạ tầng, miễn giảm chi phí thuê mặt bằng và khuyến khích hợp tác công tư, sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để công nghiệp văn hóa phát triển mạnh mẽ.
Tạo môi trường thuận lợi cho Thủ đô phát triển Học sinh quận Hoàn Kiếm lan tỏa nét đẹp văn hóa Thủ đô Cơ hội cho công nghiệp văn hóa Thủ đô “cất cánh”

Theo dự thảo Nghị quyết, các lĩnh vực hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa được mở rộng từ thủ công mỹ nghệ, nghệ thuật biểu diễn, thiết kế, đến các ngành công nghiệp sáng tạo mới như phần mềm và trò chơi giải trí, quảng cáo, thời trang. Điều này hứa hẹn không chỉ tạo ra các sản phẩm văn hóa đặc sắc mà còn thúc đẩy sự kết nối, hợp tác giữa các ngành công nghiệp văn hóa và các doanh nghiệp sáng tạo trong và ngoài nước.

Một trong những nguyên tắc hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa là tạo môi trường để các nghệ sĩ, nhà sáng tạo thể hiện ý tưởng đổi mới, sáng tạo và phát triển sản phẩm văn hóa. Ảnh minh họa
Một trong những nguyên tắc hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa là tạo môi trường để các nghệ sĩ, nhà sáng tạo thể hiện ý tưởng đổi mới, sáng tạo và phát triển sản phẩm văn hóa. Ảnh minh họa

Một trong những điểm nhấn quan trọng trong dự thảo Nghị quyết là các chính sách ưu đãi và hỗ trợ phát triển công nghiệp văn hóa, đặc biệt là việc dành ưu tiên trong quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, cũng như hỗ trợ nguồn lực cho các dự án đầu tư mới vào ngành công nghiệp văn hóa.

Cụ thể, theo Khoản 2, Điều 17 của dự thảo Nghị quyết: Trung tâm công nghiệp văn hóa, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong trung tâm công nghiệp văn hóa được hưởng chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư mới vào các ngành công nghiệp văn hóa theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 43 Luật Thủ đô. Trường hợp thuê công trình tài sản công để thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa, nhà đầu tư được miễn tiền thuê trong 5 năm đầu thành lập, giảm 50% tiền thuê công trình trong 5 năm tiếp theo.

Lĩnh vực hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa quy định trong dự thảo Nghị quyết được mở rộng thêm đa dạng các lĩnh vực. Ảnh minh họa
Lĩnh vực hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa quy định trong dự thảo Nghị quyết được mở rộng thêm đa dạng các lĩnh vực. Ảnh minh họa

Theo ý kiến của nhiều người dân, chính sách này rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Chị Ngô Phương Mai (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), một startup trẻ trong lĩnh vực thiết kế thời trang chia sẻ: “Tôi hoàn toàn ủng hộ với những chính sách từ dự thảo Nghị quyết. Việc chính quyền hỗ trợ quy hoạch đất đai và cơ sở hạ tầng là điều rất đáng hoan nghênh. Điều này không những giúp các dự án sáng tạo của tôi phát triển mà còn góp phần xây dựng một cộng đồng sáng tạo mạnh mẽ hơn.”

Cũng theo chị Mai, chính sách miễn tiền thuê đất trong 5 năm đầu sẽ giúp nhiều doanh nghiệp trẻ trong các lĩnh vực về văn hóa giảm bớt gánh nặng tài chính trong giai đoạn đầu khởi nghiệp. “Với những người khởi nghiệp như chúng tôi, chi phí thuê mặt bằng là một trong những vấn đề lớn nhất. Chính sách này sẽ giúp chúng tôi tập trung vào phát triển sản phẩm thiết kế về văn hóa mà không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề tài chính”, chị Mai cho biết thêm.

Về chính sách hỗ trợ, dự thảo Nghị quyết quy định rõ việc ưu tiên xem xét chuyển đổi công năng của công trình tài sản công thành các không gian sáng tạo văn hóa mới để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa. Ảnh minh họa
Về chính sách hỗ trợ, dự thảo Nghị quyết quy định rõ việc ưu tiên xem xét chuyển đổi công năng của công trình tài sản công thành các không gian sáng tạo văn hóa mới để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa. Ảnh minh họa

Thêm vào đó, Dự thảo Nghị quyết cũng nhấn mạnh đến việc hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo thông qua các chương trình tài trợ và vườn ươm doanh nghiệp, cũng như khuyến khích hợp tác công tư trong phát triển công nghiệp văn hóa. Đây là một chính sách quan trọng giúp các sáng kiến sáng tạo có cơ hội được hiện thực hóa và phát triển bền vững.

Anh Phạm Hồng Thái (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) làm việc trong lĩnh vực quảng cáo cho biết: “Tôi hy vọng sẽ có nhiều cơ hội hợp tác hơn với các cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu, các trường đại học để cùng phát triển các sáng kiến sáng tạo. Các chương trình hỗ trợ kết nối sẽ rất hữu ích trong việc phát triển công nghiệp văn hóa, đặc biệt trong giai đoạn mà ngành công nghiệp này còn non trẻ tại Việt Nam.”

Các sự kiện văn hóa như triển lãm nghệ thuật, hội chợ sách và lễ hội đang ngày càng  thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp văn hóa. Ảnh minh họa
Các sự kiện văn hóa như triển lãm nghệ thuật, hội chợ sách và lễ hội đang ngày càng thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp văn hóa. Ảnh minh họa

Nhiều người dân cũng bày tỏ sự đồng tình với những quy định và chính sách mà Dự thảo Nghị quyết đưa ra. Ngoài ra, người dân còn rất mong đợi về các hoạt động quảng bá văn hóa, như các hội chợ nghệ thuật, lễ hội âm nhạc, hội chợ sách… Đây là các sự kiện không chỉ mang lại giá trị văn hóa mà còn tạo cơ hội kết nối giữa các nghệ sĩ, doanh nghiệp và người dân Thủ đô.

Anh Phạm Trường Giang (phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: “Việc dự thảo Nghị quyết đưa ra những chính sách ưu đãi giúp thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa là rất cần thiết. Tôi kỳ vọng rằng các hoạt động như hội chợ sách, triển lãm nghệ thuật sẽ trở thành những sự kiện thường xuyên tại Thủ đô. Những sự kiện này không chỉ mang lại giá trị văn hóa mà còn giúp người dân kết nối, giao lưu với nhau, tạo dựng cộng đồng văn hóa mạnh mẽ hơn.”

Những năm qua, Thủ đô Hà Nội đã chứng kiến sự bùng nổ của nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, du lịch và sáng tạo, góp phần nâng cao vị thế của thành phố trong mắt bạn bè quốc tế. Dự thảo Nghị quyết đã đề ra những chính sách ưu đãi nhằm tạo nền tảng pháp lý cho việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa tại đây.

5 chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển công nghiệp văn hóa được đề ra trong dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (Thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô):

1. Thành phố ưu tiên lập quy hoạch và bố trí quỹ đất; ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp văn hóa; huy động nguồn lực thực hiện các dự án phát triển công nghiệp văn hóa để giao hoặc cho trung tâm công nghiệp văn hóa thuê. Ưu tiên xem xét chuyển đổi công năng của công trình tài sản công thành các không gian sáng tạo văn hóa mới để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa.

2. Trung tâm công nghiệp văn hóa, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong trung tâm công nghiệp văn hóa được hưởng chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư mới vào các ngành công nghiệp văn hóa theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 43 Luật Thủ đô. Trường hợp thuê công trình tài sản công để thành lập trung tâm công nghiệp văn hoá, nhà đầu tư được miễn tiền thuê trong 05 năm đầu thành lập, giảm 50% tiền thuê công trình trong 05 năm tiếp theo.

3. Ưu tiên sử dụng ngân sách nhà nước các cấp của Thành phố để hỗ trợ lãi suất vay vốn để đầu tư xây dựng; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành công nghiệp văn hóa; hỗ trợ tham gia các chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch của Thành phố.

4. Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo thông qua các chương trình tài trợ và vườn ươm doanh nghiệp; liên kết giữa các ngành công nghiệp văn hóa với nhau, giữa các ngành công nghiệp văn hóa với doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học, các hội, hiệp hội chuyên ngành trong nước và quốc tế tham gia các hoạt động phát triển công nghiệp văn hóa; hỗ trợ tổ chức các hội thảo, hội nghị, triển lãm, sự kiện quốc tế như lễ hội âm nhạc, hội chợ nghệ thuật, hội chợ sách,… nhằm quảng bá nghệ thuật và văn hóa.

5. Hỗ trợ, ưu đãi, khuyến khích người dân và doanh nghiệp thực hiện các cơ chế hợp tác công tư trong phát triển công nghiệp văn hóa; khuyến khích xây dựng, hình thành, phát triển các loại quỹ đầu tư, quỹ hỗ trợ, quỹ giải thưởng theo hình thức hợp tác công tư.

Đọc thêm

Dự báo thời tiết phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2025 Môi trường

Dự báo thời tiết phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2025

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa phát đi bản tin dự báo thời tiết phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia từ ngày 25 - 28/6/2025.
Lời cảm ơn nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam Muôn mặt cuộc sống

Lời cảm ơn nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

TTTĐ - Lời cảm ơn nhân kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) của Ban Biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô.
5 Luật sư được tín nhiệm bầu vào Ban chủ nhiệm Muôn mặt cuộc sống

5 Luật sư được tín nhiệm bầu vào Ban chủ nhiệm

TTTĐ - TTTĐ - Ngày 21/6, Đại hội Đoàn luật sư thành phố Hải Phòng lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã được tổ chức. Tới dự và chỉ đạo Đại hội có Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam; bà Đặng Kim Hoa, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp - Bộ tư pháp...
Tăng cường hộ đê ứng phó lũ lớn trên các sông khu vực phía bắc Xã hội

Tăng cường hộ đê ứng phó lũ lớn trên các sông khu vực phía bắc

TTTĐ - Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) vừa có Văn bản số 614/ĐĐ-QLĐĐ gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang và thành phố Hà Nội về việc triển khai công tác hộ đê, bảo đảm an toàn hệ thống đê điều.
"Hành trình cuộc sống 2025" khuyến khích trẻ em nỗ lực vươn lên Muôn mặt cuộc sống

"Hành trình cuộc sống 2025" khuyến khích trẻ em nỗ lực vươn lên

TTTĐ - Sáng 21/6, tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (BTTEVN) phối hợp với Công ty Bảo hiểm Nhân thọ AIA Việt Nam (AIA Việt Nam) tổ chức chương trình "Hành trình cuộc sống 2025". Đây là hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em và hướng tới Ngày Gia đình Việt Nam 28/6.
Báo chí là “ngọn hải đăng” giữ vững niềm tin, định hướng phát triển Nhịp sống phương Nam

Báo chí là “ngọn hải đăng” giữ vững niềm tin, định hướng phát triển

TTTĐ - Trong hành trình hội nhập và phát triển, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu luôn xác định báo chí cách mạng là một lực lượng nòng cốt, đóng vai trò kết nối, lan tỏa, đồng hành cùng chính quyền, doanh nghiệp và người dân. Không chỉ là kênh thông tin chính thống, báo chí còn là cầu nối quan trọng giữa ý Đảng - lòng dân, giữa nhà đầu tư và tiềm năng địa phương, giữa hiện tại và tương lai của một vùng đất giàu tiềm năng phía Nam Tổ quốc.
Lễ bế mạc Hội Báo toàn quốc năm 2025 Muôn mặt cuộc sống

Lễ bế mạc Hội Báo toàn quốc năm 2025

TTTĐ - Chiều 21/6, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hội Báo toàn quốc 2025 đã bế mạc sau 3 ngày hoạt động sôi nổi và hào hứng. Hội báo năm nay có chủ đề: “Báo chí Việt Nam - trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Sự kiện nhằm tôn vinh những thành tựu của báo chí cách mạng Việt Nam trong 100 năm qua.
Ý chí của nhà báo, phóng viên trẻ trong thời kỳ mới Nhịp sống phương Nam

Ý chí của nhà báo, phóng viên trẻ trong thời kỳ mới

TTTĐ - Bằng sự nhiệt huyết, dấn thân và tinh thần trách nhiệm, khả năng thích ứng giữa dòng chảy kỷ nguyên số, AI… thế hệ ký giả trẻ ngày nay đang dần định hình lại nghề báo. Họ không chỉ giỏi chuyên môn mà còn kiên cường học hỏi, làm chủ công nghệ và tự làm mới mình mỗi ngày, khẳng định ý chí và bản lĩnh trên mặt trận thông tin thời 4.0.
Ấn tượng với gian trưng bày của các cơ quan báo chí Thủ đô Muôn mặt cuộc sống

Ấn tượng với gian trưng bày của các cơ quan báo chí Thủ đô

TTTĐ - Tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), 130 gian trưng bày, hàng trăm ấn phẩm đặc sắc đại diện cho các dòng báo chí chủ lực từ Trung ương đến địa phương đã tạo được ấn tượng với bạn đọc.
Giá trị lớn nhất của nghề Báo nằm ở sự thay đổi do những con chữ tạo ra Nhịp sống phương Nam

Giá trị lớn nhất của nghề Báo nằm ở sự thay đổi do những con chữ tạo ra

TTTĐ - 30 năm sống trọn với nghề, nhà báo Tô Đình Tuân đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc và đồng nghiệp. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, PV Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trò chuyện thú vị cùng ông - hiện là Tổng Biên tập Báo Người Lao Động.
Xem thêm