Tag
Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa

Cơ hội cho công nghiệp văn hóa Thủ đô “cất cánh”

Văn hóa 03/04/2025 15:00
aa
TTTĐ - HĐND TP Hà Nội vừa ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (Thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (Thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Đón nhận sự kiện trên, các chuyên gia văn hóa, người dân Thủ đô đều cho rằng, đây là cơ sở pháp lý, cơ hội cho ngành công nghiệp văn hóa Hà Nội “cất cánh”.
Tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội
Ngày hội Văn hóa vì hòa bình' của Hà Nội
Hình ảnh tại Ngày hội Văn hóa vì hòa bình của Hà Nội

Điểm nhấn nổi bật trong Luật Thủ đô là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch; thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hoá sử dụng nguồn lực của Thủ đô

Luật quy định TP Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Đồng thời, giao HĐND TP quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục thành lập; việc tổ chức, hoạt động, biện pháp quản lý và chính sách ưu đãi được áp dụng đối với trung tâm công nghiệp văn hóa sử dụng nguồn lực của TP (khoản 7 Điều 21).

Quy định này là quy định mới, đặc thù của Luật Thủ đô, nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 15-NQ/TW về việc ưu tiên phát triển công nghiệp văn hoá, du lịch, nhất là du lịch văn hoá của Thủ đô thành ngành kinh tế mũi nhọn. Quy định này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp văn hóa mà Thủ đô có nhiều thế mạnh, hiện thực hoá chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa, đồng thời gắn kết mục tiêu phát triển công nghiệp văn hóa với xây dựng TP sáng tạo để Thủ đô xứng tầm là thành viên của mạng lưới các TP sáng tạo của UNESCO, là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước.

Bên cạnh đó, quy định này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ mà các ngành công nghiệp văn hóa mà Thủ đô có nhiều thế mạnh, hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa, đồng thời gắn kết mục tiêu phát triển công nghiệp văn hóa với xây dựng thành phố sáng tạo để Thủ đô xứng tầm là thành viên của Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước.

TS Bùi Văn Tuấn, Phó Viện trưởng, Viện Hà Nội học và Đào tạo quốc tế (Trường Đại học Thủ đô) chia sẻ, việc Luật Thủ đô 2024 được thông qua sẽ tạo thêm hành lang pháp lý, cơ chế đặc thù vượt trội để Hà Nội có những điều kiện thuận lợi, phát triển nhanh hơn trong lĩnh vực văn hóa nói chung và các ngành công nghiệp văn hóa nói riêng trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước.

“Điều 21 về phát triển văn hóa, nêu nhiều sự bổ sung, điều chỉnh kịp thời thể hiện qua các chính sách đặc thù, giúp gỡ nhiều điểm nghẽn cho Hà Nội, khơi thông các nguồn lực gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Luật Thủ đô tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045”, chuyên gia này nhận xét.

Trên thực tế, Hà Nội với nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa: Khoảng 5.922 di tích lịch sử - văn hóa; 1.793 di sản văn hóa phi vật thể; 1.350 làng nghề; 1.173 lễ hội mới và sự kiện văn hóa, nghệ thuật; gần 150 không gian sáng tạo đa lĩnh vực.

TS Bùi Văn Tuấn, Phó Viện trưởng, Viện Hà Nội học và Đào tạo quốc tế (Trường Đại học Thủ đô)
TS Bùi Văn Tuấn, Phó Viện trưởng, Viện Hà Nội học và Đào tạo quốc tế (Trường Đại học Thủ đô)

Bên cạnh đó, Hà Nội có nguồn lực con người rất lớn với gần 52% dân số trẻ, tập trung nhân tài, trí tuệ của cả nước với hơn 70% trường đại học, trung tâm nghiên cứu, học viện; các khu công nghiệp công nghệ cao, hàng ngàn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, nghệ thuật, văn hóa, thời trang…, Từ đây, Hà Nội có thể phát triển mạnh các ngành công nghiệp văn hóa như: Du lịch văn hóa, thủ công mỹ nghệ, ẩm thực, thiết kế, quảng cáo, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, thời trang, truyền hình và phát thanh, xuất bản.

Cần khẩn trương thực hiện khu phát triển thương mại và văn hóa

Luật Thủ đô quy định TP Hà Nội được thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa trên cơ sở các khu phố, tuyến phố, làng nghề, điểm dân cư nông thôn hiện hữu, bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện về văn hóa kinh doanh, an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường cao hơn so với quy định chung để thu hút, phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa, thúc đẩy các hoạt động thương mại trên địa bàn, cải thiện điều kiện sống của người dân, bảo tồn các ngành, nghề truyền thống (khoản 8 Điều 21).

Các khu phát triển thương mại và văn hóa này là các khu được thành lập, tổ chức hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản do một Hội đồng quản lý, điều hành gồm đại diện chính quyền cơ sở, tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở, đại diện của cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cộng đồng dân cư trong khu vực thực hiện. Việc thành lập, quản lý, điều hành, cơ chế thu, chi, mục tiêu và phương hướng phát triển của các khu này được thực hiện theo đề án do Uỷ ban Nhân dân TP phê duyệt theo quy định của HĐND TP và Quy chế mẫu do HĐND TP ban hành (khoản 8 Điều 21).

Đặc biệt, Luật Thủ đô cũng cho phép hợp tác công tư trong lĩnh vực văn hóa. Tiêu biểu là thúc đẩy hợp tác công tư giữa chính quyền với cộng đồng dân cư trong phát triển văn hóa kết hợp thương mại, du lịch.

Luật cho phép ký hợp đồng nhượng quyền khai thác, quản lý công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao, công trình kiến trúc có giá trị là tài sản công do cơ quan, tổ chức đang được giao quản lý, sử dụng với nhà đầu tư, doanh nghiệp để khai thác công trình, hạng mục công trình trong thời gian nhất định nhằm tạo cơ chế tài chính đặc thù khai thác, vận hành và bảo trì có hiệu quả, đúng công năng; tổ chức nhiều hơn, rộng rãi hơn các hoạt động văn hóa, thể thao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu xã hội..

Đây là một biện pháp mới, đặc thù có tính đột phá nhằm thúc đẩy hợp tác công tư giữa chính quyền với cộng đồng dân cư trong phát triển văn hoá kết hợp thương mại, du lịch.

Thực tế cho thấy, khách du lịch và người dân Thủ đô nói chung có nhu cầu tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí ngày một lớn. Các cơ quan, đơn vị của thành phố đã có nhiều nỗ lực, song các hoạt động, các điểm vui chơi, giải trí vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún. Thành phố vẫn còn thiếu những trung tâm vui chơi, giải trí, nơi có nhiều lĩnh vực công nghiệp văn hóa “hội tụ” để đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách.

Phó Chủ tịch Hội Luật quốc tế Việt Nam Nguyễn Hưng Quang cho biết: “Hà Nội có rất nhiều tiềm năng áp dụng mô hình khu thương mại, văn hoá để thúc đẩy hoạt động thương mại, đời sống văn hóa, bảo vệ môi trường… như chuyển đổi mô hình vận hành các khu phố đi bộ hiện có và thiết lập những khu thương mại văn hoá mới dựa trên những đặc điểm di sản văn hóa và cộng đồng cần bảo vệ hoặc thúc đẩy phát triển như một số tuyến phố “Hàng” ở khu phố cổ Hà Nội; khu ẩm thực Tống Duy Tân - ngõ Cấm Chỉ hay làng cổ Ðường Lâm, làng lụa Vạn Phúc...

Khi hình thành các khu thương mại, văn hoá, Hà Nội sẽ phát huy được các lợi thế so sánh, tiềm năng thế mạnh về văn hóa. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, mô hình khu thương mại, văn hóa được hình thành trên cơ sở các chủ thể kinh doanh (bao gồm doanh nghiệp, người dân hoặc hộ kinh doanh cá thể) hợp tác với nhau hoặc hợp tác thông qua chính quyền sở tại để tạo ra một khu vực đặc biệt về an ninh, vệ sinh và cảnh quan đường phố, thuận tiện cho khách bộ hành và cùng quảng bá, tổ chức các sự kiện để thu hút du khách.

Theo Thạc sĩ Tào Thị Thuý (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch), trước thực tế nguồn ngân sách đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ bảo tồn văn hóa, lịch sử và môi trường đang ngày càng eo hẹp, khu thương mại, văn hoá chính là một sáng kiến để giải quyết vấn đề này khi thiết chế này có sự tham gia của cả người dân, doanh nghiệp và chính quyền.

Tuy nhiên, hiện nay, mô hình khu thương mại, văn hóa chưa được nhận thức một cách đầy đủ; chưa có hành lang pháp lý, quá trình phát triển vẫn mang tính tự phát, thành phố cũng chưa tạo được các mô hình, quy trình chuẩn để áp dụng rộng rãi. Vì vậy, thành phố ban hành dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa sẽ là cơ hội để kinh tế Thủ đô phát triển, tăng trưởng hai con số trong những năm tới.

Lam Dương

Đọc thêm

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc tại Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản Nghệ thuật

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc tại Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản

TTTĐ - Năm 2025, đánh dấu hành trình 10 năm lễ hội, sự kiện được tổ chức quy mô lớn hơn bao giờ hết với nhiều hoạt động văn hóa đồng hành phong phú và sự tham gia rộng rãi của cộng đồng.
Show diễn thời trang “Bước ra từ cổ tích” chinh phục khán giả nhí Thời trang - Làm đẹp

Show diễn thời trang “Bước ra từ cổ tích” chinh phục khán giả nhí

TTTĐ - Mới đây, nhà thiết kế Nhật Thực thực hiện show diễn thời trang thường niên tại Hà Nội mang tên "Bước ra từ cổ tích". Sự kiện đưa khán giả, đặc biệt là các em nhỏ trở về với thế giới cổ tích lung linh - nơi cái đẹp, cái thiện và những giá trị nhân văn được tôn vinh bằng ngôn ngữ của thời trang.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự giao lưu nghệ thuật “Khắc ghi lời Bác - vang nhịp quân hành” Văn hóa

Tổng Bí thư Tô Lâm dự giao lưu nghệ thuật “Khắc ghi lời Bác - vang nhịp quân hành”

Nhân dịp tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng bộ Quân đội và toàn quân, tối 3/7, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Khắc ghi lời Bác - vang nhịp quân hành”. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và chủ trì chương trình giao lưu.
Kiến tạo văn hóa, văn minh, hiện đại từ đổi mới và sáng tạo Văn hóa

Kiến tạo văn hóa, văn minh, hiện đại từ đổi mới và sáng tạo

TTTĐ - Với tinh thần sáng tạo, đổi mới không ngừng, ngành văn hóa Hà Nội đã và đang khẳng định vị thế dẫn đầu trong hành trình xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại. Từ những chương trình hành động cụ thể đến việc tiên phong phát triển công nghiệp văn hóa, những nỗ lực ấy đã mang lại trái ngọt, định hình một diện mạo văn hóa mới cho Hà Nội, đồng thời đặt ra những mục tiêu lớn lao hơn cho nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Sáng tạo, đổi mới xây dựng văn hóa Thủ đô văn minh, hiện đại Văn hóa

Sáng tạo, đổi mới xây dựng văn hóa Thủ đô văn minh, hiện đại

TTTĐ - Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhiệm kì 2025 - 2030 không chỉ là ngày hội lớn của toàn thể cán bộ, đảng viên Đảng bộ cơ quan Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội mà còn là dịp mỗi đảng viên thể hiện tinh thần tiên phong, gương mẫu, sáng tạo của cán bộ văn hóa để tiếp tục xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại.
Để biểu diễn nghệ thuật đi đầu trong phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô... Nghệ thuật

Để biểu diễn nghệ thuật đi đầu trong phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô...

TTTĐ - Để đưa ngành nghệ thuật biểu diễn phát triển mạnh mẽ, đi đầu trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô, NSND Tấn Minh - Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long đưa ra những giải pháp sâu sắc và thiết thực tại Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhiệm kì 2025 - 2030.
Khai mạc Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Văn hóa

Khai mạc Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội

TTTĐ - Sáng 3/7, Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhiệm kì 2025 - 2030 đã khai mạc tại Bảo tàng Hà Nội. Với chủ đề “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”, Đại hội có sự tham dự của 138 đại biểu.
Hội đồng Anh ra mắt ấn phẩm Tầm nhìn Sáng tạo 2025 Văn hóa

Hội đồng Anh ra mắt ấn phẩm Tầm nhìn Sáng tạo 2025

TTTĐ - Hội đồng Anh đã chính thức ra mắt ấn phẩm mới nhất giới thiệu về các không gian văn hóa sáng tạo tại Việt Nam với tên gọi Tầm nhìn Sáng tạo 2025.
Tưng bừng chương trình nghệ thuật mừng chính quyền 2 cấp Nghệ thuật

Tưng bừng chương trình nghệ thuật mừng chính quyền 2 cấp

TTTĐ - Những tiết mục biểu diễn tại chương trình “Chào mừng thành công của việc sáp nhập địa giới hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp” do phường Ô Chợ Dừa (Hà Nội) tổ chức đã thể hiện quyết tâm của lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ và niềm tin tha thiết của Nhân dân gửi gắm trong bước ngoặt lịch sử này.
Tìm kiếm những tài năng trẻ trong lĩnh vực thiết kế nhân vật Nghệ thuật

Tìm kiếm những tài năng trẻ trong lĩnh vực thiết kế nhân vật

TTTĐ - Cuộc thi thiết kế Art Toy (đồ chơi nghệ thuật) “Kokomo & Momimi” do Thời báo Văn học nghệ thuật phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông Tri thức số (TTS) phát động nhằm tìm kiếm những tài năng trẻ trong lĩnh vực thiết kế nhân vật đồng thời phát triển hệ sinh thái sở hữu trí tuệ (IP) mang dấu ấn văn hóa Việt.
Xem thêm