Tag

Tiếp nối truyền thống “tôn sư trọng đạo” trong thời đại mới

Đối thoại với Thanh niên 15/11/2022 17:19
aa
TTTĐ - Nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết của các chuyên gia giáo dục được chia sẻ tại Toạ đàm “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022 diễn ra chiều 15/11, tại Hà Nội. Chương trình do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Thiên Long tổ chức.
Tiếp nối truyền thống anh hùng, 176 thanh niên huyện Thanh Trì nhập ngũ Tiếp nối truyền thống anh hùng, 176 thanh niên huyện Thanh Trì nhập ngũ

Sứ mệnh “khơi dậy khát vọng của dân tộc”

Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo nhân dân Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia, Ủy viên hội đồng Giáo sư Nhà nước, nhấn mạnh, Việt Nam là một dân tộc có học và trọng học, đó là giá trị rất lớn. “Tôn sư trọng đạo” là đạo lý ngàn đời nay, không chỉ theo nghĩa chỉ là kính trọng thầy cô, mà còn phải hiểu theo nghĩa rộng hơn, trí tuệ, lý trí hơn, với mong muốn khơi dậy khát vọng của dân tộc, để hướng tới tương lai. Đất nước phát triển hay không, sánh vai với cường quốc được hay không là nhờ công của thầy, trò.

Toạ đàm
Các đồng chí chủ trì toạ đàm

Theo GS,TS Vũ Minh Giang: “Tiên học lễ, hậu học văn”, dạy làm người và dạy chữ chính là hai chức năng lớn. Văn hoá là hồn cốt của dân tộc, là nền tảng tinh thần cho sự phát triển mà tinh hoa của nền văn hoá quốc gia chính là giáo dục, đào tạo. Do đó chúng ta có thể đi học khắp thế giới nhưng cuối cùng cái quan trọng nhất vẫn là đứng trên đôi chân của mình. Tôi mong muốn, thầy cô phải giúp học trò nhận thức chính mình, đánh giá đúng mình, tự tin biến tất cả những gì mình có thành lợi thế cạnh tranh, thì Việt Nam mới có thể hùng cường”. GS Vũ Minh Giang khẳng định, quyền uy của người thầy nằm ở nhân cách, tình yêu thương học trò và trình độ học vấn. Chính điều đó là sợi dây bền chặt nhất kết nối tình nghĩa thầy trò.

Toạ đàm
Cô giáo trẻ phát biểu ý kiến tại tọa đàm

Phát biểu tại tọa đàm, đồng chí Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam mong muốn tọa đàm “Chia sẻ cùng thầy cô” thông qua những gửi gắm, tâm huyết của các thầy, cô sẽ lan tỏa hơn nữa câu chuyện về sự yêu thương, chân thành, nỗ lực dìu dắt, cảm hóa học trò của mình trên con đường chinh phục tri thức và hoàn thiện nhân cách.

Đó sẽ là sự khơi gợi mạnh mẽ để thanh niên, sinh viên, học sinh tiếp tục phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, thể hiện hành động thiết thực để tri ân thầy cô giáo, sẽ không ngừng phấn đấu, rèn luyện để không phụ công người lái đò thầm lặng.

NGƯT, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng giáo dục trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục học Việt Nam nhấn mạnh, nghề giáo là nghề cao quý tạo ra năng lực, nhân cách và cả tương lai cho học trò. TS Nguyễn Tùng Lâm đưa ra một số quan điểm, phương pháp giáo dục hiệu quả. Theo thầy Lâm, xây dựng văn hoá ứng xử của lực lượng giáo dục khi tiến hành giáo dục học sinh thì các lực lượng giáo dục phải kiên trì chấp nhận những mặt mạnh và cả những yếu kém của học sinh. Thầy cô phải khách quan việc nhìn nhận đánh giá thiếu sót của học sinh, giúp học sinh thấy rõ những cái lợi cái hại để học sinh tự lựa chọn cách ứng xử sao cho hợp chuẩn mực chung xã hội.

Giáo viên phải giúp học sinh biết cách hòa nhập tập thể, tôn trọng lợi ích tập thể, cộng đồng; Phải biết gieo nhu cầu mới và quan trọng là biết tổ chức cho học sinh thực hiện dần yêu cầu giáo dục đó.

Nhà giáo phải là những người tiên phong

Theo PGS, TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa các khoa học giáo dục, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, dạy học đang là một nghề ngày càng được xã hội, cộng đồng đòi hỏi, kỳ vọng và yêu cầu cao. Trong bối cảnh hiện tại, đây cũng là một nghề có rủi ro nghề nghiệp cao, do luôn đòi hỏi phải có sự mô phạm nhưng vẫn phải đáp ứng những yêu cầu đổi mới. Khi sự đấu tranh giữa cái cũ kỹ giáo điều và lý giáo dục mới vẫn chưa kết thúc khiến cho giáo viên bị cạn kiệt về cảm xúc.

Trong thời đại nhấn mạnh đến sự phát triển kinh tế, tôn vinh các công ty khởi nghiệp, khuyến khích tinh thần doanh nhân, đề cao các yếu tố công nghệ, giải trí thì nghề giáo và vị thế người giáo viên có thể không còn ở vị trí trung tâm, không còn được tôn trọng như trước đây. Dẫu vậy, nghề giáo vẫn là một trong những ngành nghề tốt nhất, đáng ngưỡng mộ nhất trên thế giới.

toạ đàm
Toạ đàm thu hút nhiều ý kiến của chuyên gia, thầy cô giáo

PGS, TS Trần Thành Nam cho rằng, để xã hội “tôn sư trọng đạo” cộng đồng cần hiểu rõ sự ảnh hưởng quan trọng của người thầy đối với sự phát triển xã hội. “Giáo viên tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc và làm thay đổi những cuộc đời. Nghề giáo phải có tấm lòng của những người mẹ và tâm hồn sáng tạo của những người nghệ sỹ, những kiến trúc sư của những ngôi trường hạnh phúc. Mặc dù giáo viên ngày càng phải đáp ứng nhiều yêu cầu và trách nhiệm trong giảng dạy nhưng nghề này cho phép mỗi thầy cô được thỏa sức sáng tạo trong mỗi bài học. Chỉ nghề giáo mới tạo cho chúng ta cơ hội để thử ngay những ý tưởng mới mẻ, điều chỉnh ngay trong quá trình học dựa trên quan sát thực tế để làm cho tiết học thật vui, thật thú vị thu hút người học. Thầy cô phải là những người tiên phong dẫn đầu trong thế kỷ 21.

"Thầy cô giáo ngày nay không còn chỉ là người dạy học mà phải chuyển đổi để trở thành một huấn luyện viên, một người cố vấn, một người thân trong gia đình, thậm chí là một người nghệ sỹ để thực hiện được tất cả những nhiệm vụ của mình... Sự phát triển của một quốc gia xuất phát từ nguồn nhân lực cao và trách nhiệm xây dựng con người phù hợp với thời đại mới là của những người thầy. Không còn điều gì quan trọng hơn thế", PGS, TS Trần Thành Nam nói.

Tọa đàm là một trong những hoạt động trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” diễn ra trong hai ngày 15 và 16/11 tại Hà Nội nhằm cổ vũ, động viên và tri ân các thầy, cô giáo công tác tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, có nhiều cống hiến, đóng góp vào sự nghiệp giáo dục. Đây cũng là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022).

Tọa đàm “Chia sẻ cùng thầy cô” là diễn đàn để các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục cùng 68 thầy giáo, cô giáo tiêu biểu đại diện cho đội ngũ giáo viên cả nước cùng chia sẻ câu chuyện về những khó khăn, bài học kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, sự tiếp nối truyền thống “tôn sư trọng đạo” của các thế hệ thầy và trò, những yêu thương, ân tình của thầy và trò ở mọi miền Tổ quốc trong hành trình “trồng người”.

Đọc thêm

3 yêu cầu "đặt hàng" của Thủ tướng với thanh niên Việt Nam Đối thoại với Thanh niên

3 yêu cầu "đặt hàng" của Thủ tướng với thanh niên Việt Nam

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu 3 yêu cầu "đặt hàng" đối với thanh niên Việt Nam. Trong đó, điều đầu tiên thanh niên Việt Nam đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, đã nỗ lực rồi phải nỗ lực hơn nữa, quyết tâm rồi phải quyết tâm cao hơn nữa, đã quyết liệt rồi phải quyết liệt hơn nữa.
Tạo dư địa cho người trẻ phát huy tài năng trong khoa học Đối thoại với Thanh niên

Tạo dư địa cho người trẻ phát huy tài năng trong khoa học

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, trong phát triển khoa học cơ bản, có các chính sách như vinh danh, học bổng ưu tiên để ai có năng khiếu sẽ có dư địa và không gian phát triển. Bên cạnh đó, nhà trường nền tảng, thầy cô là động lực và học sinh, sinh viên là trung tâm, chủ thể thúc đẩy khoa học cơ bản.
Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng của thanh niên Đối thoại với Thanh niên

Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng của thanh niên

TTTĐ - Chương trình đối thoại là dịp rất ý nghĩa để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của thanh niên trong học tập, lập nghiệp và khát vọng vươn lên làm chủ khoa học công nghệ để phát triển đất nước.
Thủ tướng Chính phủ sẽ gặp mặt, đối thoại với thanh niên Đối thoại với Thanh niên

Thủ tướng Chính phủ sẽ gặp mặt, đối thoại với thanh niên

TTTĐ - Chiều nay (24/3) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ gặp mặt và đối thoại với thanh niên năm 2025 với chủ đề "Thanh niên Việt Nam tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".
Lan tỏa sự nhiệt huyết, bản lĩnh và trí tuệ trong kỷ nguyên mới Đối thoại với Thanh niên

Lan tỏa sự nhiệt huyết, bản lĩnh và trí tuệ trong kỷ nguyên mới

TTTĐ - Ngày 17/3, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bình Dương phối hợp với Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bình Phước tổ chức hội nghị học tập chuyên đề "Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Nhận thức và trách nhiệm của thanh niên Bình Dương, Bình Phước".
Để tổ chức Đoàn đến gần hơn với thanh thiếu nhi… Đối thoại với Thanh niên

Để tổ chức Đoàn đến gần hơn với thanh thiếu nhi…

TTTĐ - Tại diễn đàn “Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn” nhiều giải pháp thiết thực được đoàn viên, thanh niên chia sẻ và hiến kế cho Đoàn. Những trăn trở, đề xuất, hiến kế của người trẻ sẽ góp phần giúp tổ chức Đoàn đến gần hơn với thanh thiếu nhi, đáp ứng tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng của các bạn trẻ.
Bản lĩnh cho người trẻ trên không gian mạng Đối thoại với Thanh niên

Bản lĩnh cho người trẻ trên không gian mạng

TTTĐ - Tại diễn đàn “Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn” diễn ra chiều 13/3, Đại úy Lê Thị Lan Vân - cán bộ Công an xã Mò Ó (huyện Đakrông, Quảng Trị) bày tỏ băn khoăn, làm thế nào để người trẻ phân biệt được những thông tin chính thống và tin giả không để bị lôi kéo vào các luồng thông tin sai lệch trên không gian mạng?
Trang bị kiến thức, kỹ năng để thanh niên làm chủ công nghệ Đối thoại với Thanh niên

Trang bị kiến thức, kỹ năng để thanh niên làm chủ công nghệ

TTTĐ - Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy cho biết, Trung ương Đoàn xác định tập trung trang bị cho thanh thiếu nhi những kiến thức, kỹ năng cần thiết để làm chủ khoa học công nghệ như: Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn chuyên sâu về các lĩnh vực công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, blockchain, IoT…
Sứ mệnh thanh niên trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Đối thoại với Thanh niên

Sứ mệnh thanh niên trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

TTTĐ - Ngày 13/3, diễn đàn "Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn" năm 2025 với chủ đề "Sứ mệnh thanh niên trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" diễn ra tại Thủ đô Hà Nội. Diễn đàn do Ban Bí thư Trung ương Đoàn tổ chức nhằm đối thoại, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, hiến kế của thanh niên góp phần đưa công tác Đoàn, phong trào thanh thiếu nhi phát triển.
Hơn 11.000 câu hỏi gửi về diễn đàn “Tiếng nói tuổi trẻ” Đối thoại với Thanh niên

Hơn 11.000 câu hỏi gửi về diễn đàn “Tiếng nói tuổi trẻ”

TTTĐ - Chiều nay (13/3), tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đoàn tổ chức Diễn đàn “Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn”. Đây là sự kiện thường niên quan trọng, được tổ chức vào Tháng Thanh niên, nhằm tạo không gian đối thoại, lắng nghe và chia sẻ giữa Ban Bí thư Trung ương Đoàn với đoàn viên, thanh thiếu nhi trên cả nước và ở nước ngoài.
Xem thêm