Tin tức trong ngày 12/7: TP Hồ Chí Minh sẽ có 630 điểm tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trong đợt 5
Bắt đối tượng chém người trong TP Hồ Chí Minh rồi lẩn ra Hà Nội trốn truy nã Trưa 11/7: Thêm 633 ca mắc Covid-19, TP Hồ Chí Minh có đến 600 ca TP Hồ Chí Minh tiếp tục ghi nhận 600 ca mắc Covid-19 |
TP Hồ Chí Minh sẽ có 630 điểm tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trong đợt 5
Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, trong thời gian thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, TP sẽ tận dụng thời gian “vàng” để triển khai hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 song song cùng với hoạt động xét nghiệm tầm soát và điều tra truy vết trong phòng, chống dịch Covid-19.
Theo dự kiến ban đầu, trong tháng 7 này, TP Hồ Chí Minh sẽ nhận được 1 triệu liều vaccine từ nguồn tài trợ của Hoa Kỳ theo cơ chế Covax và 100.000 liều vắc xin AstraZeneca từ nguồn tài trợ của Chính phủ Nhật Bản.
Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, người được ưu tiên tiêm trong đợt này sẽ là người dễ bị tổn thương và nằm trong các vị trí nguy cơ rất cao, nguy cơ cao trên địa bàn các quận, huyện và các nhóm theo Nghị quyết 21. Dự kiến hoạt động tiêm chủng sẽ được diễn ra trong thời gian từ 2-3 tuần.
TP Hồ Chí Minh dự kiến sẽ lập điểm tiêm chủng tại 312 trạm y tế quận, huyện và mỗi quận, huyện sẽ tổ chức thêm một điểm tiêm chủng khác |
TP Hồ Chí Minh dự kiến sẽ lập điểm tiêm chủng tại 312 trạm y tế quận, huyện và mỗi quận, huyện sẽ tổ chức thêm một điểm tiêm chủng khác. Thành phố dự kiến tổ chức 630 điểm tiêm chủng, dự kiến tiêm cho 120 người/1 điểm tiêm/1 ngày. Để đảm bảo giãn cách, thời gian tiêm chủng sẽ diễn ra trong các khung giờ từ 8 giờ - 13 giờ và 15 giờ - 20 giờ hàng ngày trong suốt thời gian triển khai.
Về kế hoạch triển khai tiêm vắc xin ngừa Covid-19 trong đợt 5, Bộ Y tế yêu cầu TP Hồ Chí Minh cần tổ chức tiêm vắc xin Covid-19 hợp lý, không để người dân phải ra khỏi nhà nhiều và tránh tập trung đông người. Bên cạnh đó, TP cần tổ chức nhiều điểm tiêm nhỏ với các xe tiêm lưu động.
Bộ Y tế cũng đã điều vào TP Hồ Chí Minh 30 xe tiêm lưu động đặc chủng có sẵn thùng đựng vaccine theo đúng quy cách bảo đảm an toàn và chất lượng của vaccine, bàn tiêm... Các xe này sẽ đi đến từng hẻm, tiêm hết hẻm này thì sang hẻm khác.
Xét nghiệm nhanh Covid-19 trả phí tại sân bay Tân Sơn Nhất
Ngày 11/7, đại diện Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết sân bay Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh) đã phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh triển khai dịch vụ xét nghiệm Covid-19 tại nhà ga quốc nội.
Dịch vụ này được thực hiện từ 7h đến 19h mỗi ngày, bắt đầu từ ngày 11/7. Hành khách có thể lấy mẫu test nhanh trong thời gian 30 phút hoặc chờ 4,5 giờ để xét nghiệm PCR-RT.
Chi phí test nhanh Covid-19 được niêm yết là 540.000 đồng/mẫu/người; Realtime PCR là 1,69 triệu đồng/mẫu/người; Realtime PCR mẫu gộp 5 người là 3,95 triệu đồng/mẫu gộp. Chi phí này bao gồm chi phí lấy mẫu và trả kết quả tại sân bay.
Trước đó, sân bay Nội Bài cũng triển khai dịch vụ test nhanh Covid-19 cho hành khách có nhu cầu.
Dịch vụ test nhanh Covid-19 được thực hiện từ 7h đến 19h mỗi ngày, bắt đầu từ ngày 11/7 |
Thời gian qua, trung bình mỗi ngày có hơn 3.100 lượt khách bay chặng Hà Nội – TP Hồ Chí Minh (chiếm 30% tổng số khách tại Nội Bài). Riêng ngày 9/7, khi áp dụng quy định hạn chế số ghế cho các hãng hàng không, lượng khách chặng Hà Nội – TP Hồ Chí Minh đã giảm rõ rệt, chỉ còn 960 người (288 khách đi, 672 khách đến).
Theo quy định, hành khách đi máy bay phải khai báo y tế điện tử, đeo khẩu trang trong suốt thời gian bay, thực hiện giãn cách tại nhà ga và tuân thủ khuyến cáo 5K của Bộ Y tế.
Đặc biệt, tất cả hành khách đi/đến TP Hồ Chí Minh bằng đường hàng không phải có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong thời gian 72 giờ (xét nghiệm nhanh hoặc xét nghiệm PCR). Hành khách từ TP Hồ Chí Minh đi 62 tỉnh thành trên cả nước phải cách ly tại nhà 7 ngày và có 3 lần xét nghiệm Covid-19.
Gần 2.500 tỷ đồng lệ phí trước bạ ô tô, xe máy nộp ngân sách qua phương thức điện tử
Để đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác quản lý thuế, Tổng cục Thuế phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an triển khai dịch vụ nộp lệ phí trước bạ (LPTB) điện tử đối với ôtô, xe máy trên phạm vi toàn quốc.
Dịch vụ được thực hiện điện tử trên Cổng dịch vụ công Quốc gia, hoặc qua các kênh thanh toán Internet banking, Mobile banking của các ngân hàng đã kết nối với Tổng cục Thuế như Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV, TPBank, VPBank, MB.
Từ ngày 30/6/2020, Tổng cục Thuế tiếp tục triển khai thí điểm dịch vụ điện tử nộp LPTB đối với ôtô, xe máy đăng ký xe tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh qua Cổng dịch vụ công Quốc gia.
Tính đến ngày 31/5/2021, sau hơn 1 năm triển khai, tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, số lượng ôtô, xe máy giao dịch nộp LPTB bằng phương thức điện tử là 22.533 phương tiện (TP Hồ Chí Minh: 7.357; Hà Nội: 15.176); Tương ứng với số tiền LPTB đã nộp điện tử là gần 584,3 tỷ đồng (TP. Hồ Chí Minh: 72,8 tỷ; Hà Nội: 511,5 tỷ).
Đối với 61 tỉnh thành phố còn lại, sau 10 tháng triển khai (tính từ ngày 1/8/2020) số lượng giao dịch nộp lệ phí trước bạ điện tử là 236.973 (tương ứng với số tiền LPTB đã nộp điện tử gần 1.561,2 tỷ đồng) trên tổng số 4.617.978 lượt giao dịch nộp ô tô, xe máy (tương ứng với 30.051 tỷ đồng).
Về khai điện tử LPTB ô tô, xe máy, sau 11 tháng triển khai (từ ngày 30/6/2020) số lượng tờ khai điện tử đã nộp cho cơ quan thuế tại Hà Nội và TP. HCM là 62.863 tờ khai (Hà Nội: 32.398, TP Hồ Chí Minh: 30.465), tương ứng với 2.457,4 tỷ đồng (Hà Nội: 1.376,4 tỷ đồng, TP Hồ Chí Minh: 1.081 tỷ đồng).