Tag
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tin tưởng Hà Nội sẽ có bước phát triển đột phá

Tin tức 28/05/2024 18:17
aa
TTTĐ - Đến nay, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được đánh giá đã hoàn thiện, tiếp thu, giải trình, chỉnh lý đầy đủ các ý kiến đóng góp, kỳ vọng sẽ nhận được sự đồng thuận cao của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Trình thông qua Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội Tầm nhìn mới - tư duy mới toàn cầu, tạo ra cơ hội mới Sửa đổi Luật Thủ đô để Hà Nội bứt phá, phát triển bền vững Đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, tạo “bệ phóng” cho Hà Nội

Có nhiều điểm mới, tiến bộ, cơ chế vượt trội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Ngay sau Kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo việc tiếp thu giải trình, nghiên cứu hoàn thiện dự án luật, tổ chức nhiều cuộc làm việc với các bộ, ngành, thành phố Hà Nội, các cơ quan hữu quan, lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý có kinh nghiệm để có thêm thông tin và cơ sở thực tiễn phục vụ công tác giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật.

Tin tưởng Hà Nội sẽ có bước phát triển đột phá
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về việc tiếp thu chỉnh lý dự án luật này tại phiên họp thứ 31, tổ chức xin ý kiến đại biểu Quốc hội tại Hội nghị đại biểu hoạt động chuyên trách, hoàn chỉnh gửi xin ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH), các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan tổ chức có liên quan.

Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có 7 chương và 54 điều. Dự thảo Luật đã bổ sung, chỉnh lý nhiều nội dung để thực hiện chủ trương tăng cường phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền TP Hà Nội trên một số lĩnh vực.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, dự thảo Luật đã tập hợp, bổ sung, sắp xếp lại các quy định về nguyên tắc và các nội dung cụ thể về phân cấp, ủy quyền trong dự thảo Luật do Chính phủ trình để quy định thành một điều riêng, bảo đảm rõ ràng về chủ thể, đối tượng, nội dung và trách nhiệm trong phân cấp, ủy quyền thay thế cho việc áp dụng các quy định về phân cấp, ủy quyền theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Tin tưởng Hà Nội sẽ có bước phát triển đột phá
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội)

Về cơ bản, nhiều đại biểu đánh giá, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 được hoàn thiện với mức độ cao.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn ĐBQH Hà Nội) cho biết, việc sửa đổi Luật Thủ đô lần này thể hiện mong muốn tạo ra khuôn khổ pháp lý mang tính chất vượt trội, đặc thù để phát triển được Thủ đô thực sự là đại diện cho cả quốc gia. Vì vậy, khi xây dựng Luật, tất cả các cá nhân liên quan đều gửi gắm tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của mình cũng như Nhân dân cả nước vào các cơ chế, chính sách để Thủ đô của cả nước phát triển. Sự tham gia của các Ủy ban của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội vừa thể hiện sự đồng hành, vừa là công việc của chính mình, mang lại đóng góp cho Thủ đô.

Với thành phố Hà Nội, sửa đổi Luật Thủ đô là thực hiện trọng trách, sứ mệnh được Nhân dân, cử tri và các địa phương trong cả nước trao, đó là xây dựng Thủ đô trở thành bộ mặt đại diện cho cả nước.

Chú trọng đến vấn đề quy hoạch và môi trường

Đại biểu Phạm Văn Thịnh (đoàn Bắc Giang) bày tỏ sự đồng tình, nhất trí cao với dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) và đánh giá dự thảo Luật đã tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội một cách rất chất lượng. Với cơ chế, chính sách như vậy, đại biểu Phạm Văn Thịnh cho rằng, Hà Nội sẽ có bước phát triển rất đột phá.

Theo Đại biểu Phạm Văn Thịnh, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) không chỉ có ý nghĩa đối với riêng thủ đô, những cơ chế chính sách này, khi nghiên cứu một cách kỹ lưỡng sẽ rút ra được những bài học, kinh nghiệm để cho các địa phương trong quá trình thực hiện đường lối phát triển.

Ảnh: Phạm Hùng
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có nhiều quy định cụ thể liên quan đến quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô (Ảnh: Phạm Hùng)

Liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 28, đại biểu Phạm Văn Thịnh đề nghị bổ sung thêm khoản 5 quy định giao cho Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội.

Bày tỏ sự đồng tình cao với dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam) hi vọng Luật sửa đổi lần này với những chính sách đặc thù, đặc biệt sẽ tạo động lực để Thủ đô Hà Nội bứt phá, trở thành một Thủ đô trong tầm cỡ khu vực và thế giới. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng cần tiếp tục rà soát, có những quy định cụ thể liên quan đến quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô và biện pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch.

Đại biểu phân tích, so với thế giới, Hà Nội vẫn còn thiếu vắng những công trình mang tính điểm nhấn để thu hút khách du lịch, để lại dấu ấn về thủ đô trong lòng du khách. Do đó, đại biểu đề nghị quy định cụ thể rõ ràng về chiến lược, quy hoạch, ưu tiên đầu tư, quỹ đất, chính sách, thu hút các kiến trúc sư tầm cỡ quốc tế để giúp Hà Nội có những công trình mang điểm nhấn, dấu ấn của khu vực và toàn cầu.

Theo dõi sát sao thông tin về kỳ họp, ông Trần Thanh Long (ở Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Kỳ họp Quốc hội này liên quan nhiều đến Thủ đô nên chúng tôi quan tâm theo dõi thường xuyên. Riêng về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), một luật riêng, đặc thù dành cho Hà Nội với các cơ chế thông thoáng hơn sẽ giúp Hà Nội giải quyết nhiều vấn đề còn vướng mắc cơ chế. Vì vậy, chúng tôi rất mong Quốc hội sẽ xem xét thông qua tại kỳ họp này”.

Đồng quan điểm, chị Nguyễn Thị Liên (ở Long Biên, Hà Nội), một cán bộ công tác nhiều năm trong ngành giao thông cho rằng: “Hiện nay có 2 vấn đề mà nhiều người dân Hà Nội rất quan tâm, đó là quy hoạch và cải thiện chất lượng môi trường. Nhiều năm nay, hai vấn đề này không giải quyết được vì nhiều nguyên do, trong đó có nguyên nhân về cơ chế chính sách. Hai vấn đề này được đề cập trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với những thuận lợi hơn về phân quyền, phân cấp cho Hà Nội. Tôi cho rằng, đó có thể sẽ là giải pháp cho 2 vấn đề nóng này, nếu dự thảo Luật được thông qua”.

Đọc thêm

Lý giải nguyên nhân tỷ lệ giải ngân đầu tư công chỉ đạt 21,2% Tin tức

Lý giải nguyên nhân tỷ lệ giải ngân đầu tư công chỉ đạt 21,2%

TTTĐ - Lũy kế đến ngày 15/6, giải ngân đầu tư công của TP Hà Nội là 17.175 tỷ đồng (đạt 21,2% kế hoạch). Theo đánh giá của UBND TP Hà Nội, tỷ lệ này là tương đối thấp và có một số khó khăn vướng mắc, song vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Hà Nội phấn đấu nâng cao thứ hạng Chỉ số PCI và PGI Tin tức

Hà Nội phấn đấu nâng cao thứ hạng Chỉ số PCI và PGI

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 190/KH-UBND về việc nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Bắc Kinh, Trung Quốc Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Bắc Kinh, Trung Quốc

TTTĐ - Trưa 26/6, ngay sau khi kết thúc các hoạt động trong khuôn khổ WEF Đại Liên 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời thành phố Đại Liên (tỉnh Liêu Ninh) tới Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc).
Tích cực triển khai thử nghiệm các mô hình xây dựng TP thông minh Tin tức

Tích cực triển khai thử nghiệm các mô hình xây dựng TP thông minh

TTTĐ - 6 tháng đầu năm 2024, Hà Nội tích cực triển khai thử nghiệm một số hệ thống thông tin, ứng dụng phục vụ công dân, doanh nghiệp nhằm xây dựng TP thông minh, hiện đại. Một số mô hình kinh tế số, xã hội số điển hình cũng đã được các quận, huyện triển khai tích cực...
Đa dạng hoá các mô hình bảo tàng, hướng tới bảo tàng số Tin tức

Đa dạng hoá các mô hình bảo tàng, hướng tới bảo tàng số

TTTĐ - Trước ý kiến của đại biểu đề nghị tạo điều kiện cho bảo tàng tư nhân hoạt động , Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết: Trong lần sửa đổi này, Luật Di sản văn hoá có hướng tiếp cận mở rộng hơn, cho phép đa dạng hóa các mô hình bảo tàng để cung cấp dịch vụ và phục vụ tốt hơn việc hưởng thụ văn hóa của Nhân dân. Cơ quan soạn thảo đã bổ sung quy định trưng bày trên không gian mạng, khi có đủ “độ chín” sẽ có Bảo tàng số.
Không gian mạng là trận địa chính của công tác tuyên truyền tư tưởng Tin tức

Không gian mạng là trận địa chính của công tác tuyên truyền tư tưởng

TTTĐ - Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ các giá trị văn hóa của đất nước, của dân tộc giờ đây khó khăn nhất là trên không gian mạng.
Bà Nguyễn Thanh Hải giữ chức Trưởng Ban Công tác đại biểu Nhân sự

Bà Nguyễn Thanh Hải giữ chức Trưởng Ban Công tác đại biểu

TTTĐ - Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết về việc bổ nhiệm chức vụ Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV.
GS. Klaus Schwab: WEF nhìn nhận Việt Nam như một hình mẫu Tin tức

GS. Klaus Schwab: WEF nhìn nhận Việt Nam như một hình mẫu

TTTĐ - Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị WEF Đại Liên năm 2024, sáng 26/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp GS. Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành WEF.
Thủ tướng chia sẻ các ưu tiên của Việt Nam cho tăng trưởng và thu hút FDI Tin tức

Thủ tướng chia sẻ các ưu tiên của Việt Nam cho tăng trưởng và thu hút FDI

TTTĐ - Sáng 26/6, tại thành phố Đại Liên (Trung Quốc), Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên thảo luận theo hình thức ăn sáng làm việc với GS. Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) và khoảng 20 lãnh đạo các tập đoàn lớn của WEF.
Cho phép thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng Tin tức

Cho phép thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

TTTĐ - Khu thương mại tự do Đà Nẵng gắn với Cảng biển Liên Chiểu, Khu thương mại tự do Đà Nẵng gắn với Cảng biển Liên Chiểu, bao gồm khu sản xuất, trung tâm logistics, khu thương mại - dịch vụ... Các khu chức năng được ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan.
Xem thêm