Tag

Tỉnh Bình Dương hướng tới phát triển “xanh”

Quy hoạch - Xây dựng 23/09/2024 21:59
aa
TTTĐ - Theo Quy hoạch giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bình Dương phát triển song hành cùng với công tác bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu “Bình Dương xanh".
Bình Dương: Kinh tế xanh gắn với kinh tế số

Đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường

Mục tiêu đến năm 2030 sẽ xây dựng tỉnh Bình Dương trở thành thành phố trực thuộc Trung ương năng động và ngày càng phát triển, xanh, sạch, đẹp, hiện đại. Để thực hiện mục tiêu đó, thời gian qua, tỉnh Bình Dương đã định hướng công tác, chỉ đạo và triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ trên mọi lĩnh vực, trong đó, lĩnh vực bảo vệ môi trường được quan tâm, chú trọng đặc biệt.

Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường với mục tiêu đến năm 2030 xây dựng tỉnh Bình Dương trở thành thành phố trực thuộc Trung ương năng động và phát triển.
Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường với mục tiêu đến năm 2030 xây dựng tỉnh Bình Dương trở thành thành phố trực thuộc Trung ương năng động và phát triển

Theo đó, trong công tác bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương thường xuyên, kiểm tra, giám sát đã xử lý, ngăn chặn được nhiều vụ việc ảnh hưởng tới môi trường. Cụ thể, qua thống kê trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã phát hiện 257 vụ vi phạm pháp luật về môi trường. Trong đó, cơ quan chức năng đã xác minh làm rõ và đề xuất xử lý 173 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 86 vụ với tổng số tiền phạt hơn 5 tỷ đồng; chuyển cơ quan chức năng xử lý theo thẩm quyền 84 vụ; hiện đang xác minh làm rõ 197 vụ.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh hiện có 29 khu công nghiệp, trong đó có 27 khu công nghiệp và 12 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt với hơn 40.000 doanh nghiệp đầu tư sản xuất với nhiều ngành nghề khác nhau.

Cùng với những kết quả đã đạt được, tỉnh Bình Dương đang tiến hành đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nhanh, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước để tổ chức các hội nghị tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường; phát tờ rơi, pano, áp phích…Thường xuyên tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền đến các khu công nghiệp nắm được các quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản có liên quan, từ đó chấp hành và thực hiện đúng theo quy định.

Hướng tới phát triển Bình Dương xanh

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, tình trạng ô nhiễm môi trường có chiều hướng diễn biến phức tạp, trong đó ô nhiễm tại các khu xử lý chất thải luôn là thách thức lớn đối với cộng đồng, đặc biệt là đối với hệ thống xử lý nước thải tại các khu công nghiệp. Để giải quyết bài toán xử lý chất thải, trong kế hoạch Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đến năm 2030, tỉnh Bình Dương đã đề ra các phương án tích cực để tăng cường quản lý bảo vệ môi trường trên địa bàn toàn tỉnh.

Cụ thể đối với các phương án bảo vệ môi trường, tỉnh Bình Dương phân theo 3 vùng; trong đó, Vùng bảo vệ nghiêm ngặt bao gồm: nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; khu dân cư tập trung là nội thành, nội thị các đô thị loại I, II, III; khu vực bảo vệ 1 của khu di tích lịch sử - văn hóa.

Vùng hạn chế phát thải, bao gồm 4 tiểu vùng gồm: Tiểu vùng hành lang bảo vệ nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, tiểu vùng khu vực bảo vệ 2 của các di tích lịch sử - văn hóa; tiểu vùng khu dân cư tập trung là nội thành, nội thị của các đô thị loại IV, loại V; tiểu vùng khu vui chơi giải trí dưới nước; tiểu vùng khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường cần được bảo vệ và Vùng khác.

Ngoài ra, theo định hướng phát triển đô thị tỉnh Bình Dương đến năm 2030, đối với phương án phát triển hệ thống xử lý nước thải thì các đô thị phải có hệ thống thu gom, xử lý nước thải và tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý phải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trên 60%.

Đồng thời, tất cả các nhà máy trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề phải có công trình xử lý nước thải cục bộ trong nhà máy trước khi đưa đến trạm xử lý nước thải tập trung. Nước thải từ các nhà máy xí nghiệp phân tán phải có công trình xử lý nước thải riêng trong nhà máy đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Tỉnh tiếp tục nâng cấp, mở rộng nâng cao hiệu quả thu gom, xử lý nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung với quy mô lớn tại các đô thị và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề để đảm bảo xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

Cùng với đó, vị trí, quy mô, công suất các hệ thống xử lý nước thải phải được xác định và thể hiện trong quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng vùng huyện.

Nhà máy xử lý nước thải khu vực TP Thuận An.
Nhà máy xử lý nước thải khu vực TP Thuận An

Tỉnh Bình Dương đưa ra phương án phát triển các khu xử lý chất thải như: Tiến hành thu gom, xử lý các chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp, y tế thông thường của từng huyện, thành phố, thị xã và sau đó đưa về các khu xử lý chất thải tập trung; chất thải nguy hại được xử lý tại các cơ sở có chức năng xử chất thải nguy hại theo quy định.

Đối các cơ sở xử lý chất thải tập trung, tỉnh Bình Dương tiếp tục sử dụng khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương tại phường Chánh Phú Hòa, thành phố Bến Cát. Giai đoạn 2025-2030, tỉnh Bình Dương sẽ triển khai xây dựng khu xử lý chất thải Tân Long tại huyện Phú Giáo; khu xử lý chất thải Bình Mỹ tại huyện Bắc Tân Uyên.

Các nhà máy xử lý chất thải công nghiệp và nguy hại đã được cấp phép trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục hoạt động đến hết năm 2030; sau thời hạn trên phải chấm dứt hoạt động và di dời đến các khu liên hợp xử lý chất thải tập trung của tỉnh.

Việc triển khai đồng bộ các nhiệm vụ trên nhằm tạo động lực to lớn để tỉnh Bình Dương tiếp tục có những cải cách, đổi mới, tiến bộ hơn nữa trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, phát triển bền vững và thân thiện với môi trường.

Đọc thêm

Kiên quyết cưỡng chế thu hồi đất để phát triển kinh tế, xã hội Xã hội

Kiên quyết cưỡng chế thu hồi đất để phát triển kinh tế, xã hội

TTTĐ - Lãnh đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, đơn vị này đang tiếp tục phối hợp với UBND phường Mễ Trì tuyên truyền, vận động, thực hiện cưỡng chế thu hồi đất 28 hộ dân còn lại để xây dựng dự án Công viên giải trí, trường học và tổ hợp nhà ở thương mại, dịch vụ Golden Palace A.
Đầu tư hơn 23.300 tỷ đồng phát triển cảng biển Đà Nẵng đến 2030 Bất động sản

Đầu tư hơn 23.300 tỷ đồng phát triển cảng biển Đà Nẵng đến 2030

TTTĐ - Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt với mục tiêu đến năm 2030 hàng hóa thông qua từ 23 - 29 triệu tấn.
Tập đoàn Stavian và Tập đoàn Shinec ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về bất động sản công nghiệp Quy hoạch - Xây dựng

Tập đoàn Stavian và Tập đoàn Shinec ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về bất động sản công nghiệp

TTTĐ - Sự kiện đánh dấu bước khởi đầu mới trên thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam, thể hiện tầm nhìn chung của hai doanh nghiệp trong việc triển khai các dự án bất động sản công nghiệp trên toàn lãnh thổ quốc gia, hướng đến mục tiêu tạo dựng những giá trị bền vững.
Quảng Ninh khánh thành Tổ hợp văn phòng dịch vụ khu công nghiệp Bắc Tiền Phong Quy hoạch - Xây dựng

Quảng Ninh khánh thành Tổ hợp văn phòng dịch vụ khu công nghiệp Bắc Tiền Phong

TTTĐ - Tập đoàn DEEP C (Bỉ) và Tập đoàn Hateco đã khánh thành Tổ hợp Văn phòng dịch vụ tại khu công nghiệp Bắc Tiền Phong (Quảng Ninh) dưới sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Nhà vua Bỉ Philippe cùng Hoàng hậu Mathilde.
Gỡ rào cản, hoàn thành mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội Quy hoạch - Xây dựng

Gỡ rào cản, hoàn thành mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội

TTTĐ - Mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 hiện vẫn còn nhiều ngổn ngang. Để "mỗi người dân có một chỗ ở ổn định" trở thành hiện thực như mục tiêu đề ra, cần có những cú hích mạnh mẽ hơn.
Cưỡng chế, thu hồi đất phục vụ dự án trọng điểm quốc gia Xã hội

Cưỡng chế, thu hồi đất phục vụ dự án trọng điểm quốc gia

TTTĐ - Ngày 30/3, đại diện Trung tâm phát triển quỹ đất quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, lực lượng chức năng quận tổ chức cưỡng chế, phá dỡ 2 công trình, bàn giao mặt bằng để phục vụ dự án trọng điểm ngành năng lượng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
TP Hồ Chí Minh dự kiến thu hồi hơn 250ha đất làm dự án Quy hoạch - Xây dựng

TP Hồ Chí Minh dự kiến thu hồi hơn 250ha đất làm dự án

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh vừa có tờ trình gửi HĐND về việc thông qua danh mục công trình, dự án thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn thành phố.
Đắk Lắk: Tạm dừng nhiều dự án xây dựng trụ sở làm việc Bất động sản

Đắk Lắk: Tạm dừng nhiều dự án xây dựng trụ sở làm việc

TTTĐ - Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk vừa có văn bản đề nghị tạm dừng triển khai một số dự án đầu tư nguồn vốn ngân sách tỉnh đang ở bước chuẩn bị đầu tư, chưa triển khai thi công, nhằm đảm bảo đồng bộ với việc sắp xếp tinh gọn tổ chức, bộ máy.
Hợp long cầu Thanh An nối liền hai tỉnh Tây Ninh và Bình Dương Nhịp điệu cuộc sống

Hợp long cầu Thanh An nối liền hai tỉnh Tây Ninh và Bình Dương

TTTĐ - Ngày 19/3, Tập đoàn Đèo Cả - đơn vị thi công dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa, đã tổ chức hợp long cầu Thanh An bắc qua sông Sài Gòn. Đây là cây cầu dài nhất trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa, với chiều dài 600m, nối liền hai tỉnh Tây Ninh và Bình Dương.
Loạt dự án trọng điểm tại Huế sắp được khởi công dịp 26/3 Bất động sản

Loạt dự án trọng điểm tại Huế sắp được khởi công dịp 26/3

TTTĐ - Trong các dự án trọng điểm sắp khởi công tại Huế, nổi bật là Nhà máy chế biến cát thạch anh công nghệ cao Creanza và Nhà máy sản xuất kính hoa siêu trắng Đạt Phương, với tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng.
Xem thêm