Tag

Tôi lên tiếng - chấm dứt quấy rối

Xã hội 23/11/2022 09:00
aa
TTTĐ - Vừa qua, trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) và Tổ chức Plan International tổ chức talkshow Tôi lên tiếng - Chấm dứt quấy rối. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Thành phố an toàn, thân thiện với em gái”, đồng thời hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022.
Lan tỏa yêu thương - ngày hội ý nghĩa của các gia đình Để trẻ em Việt Nam là công dân "chuẩn" thời đại số… Chung tay “chấm dứt quấy rối để thành phố thêm sức sống mới” Khởi động chiến dịch “Em không lẻ loi” hỗ trợ trẻ em mất người thân do dịch Covid-19

Khi chúng ta đồng lòng lên tiếng…

Quấy rối tình dục với phụ nữ, em gái, cộng đồng đa dạng giới và xu hướng tính dục (LGBTIQ+) - đặc biệt nơi công cộng không phải là vấn đề mới, nhưng chưa bao giờ bị coi là vấn đề cũ, thậm chí còn có xu hướng gia tăng với nhiều hình thức phức tạp.

Buổi talkshow được thực hiện với mong muốn trở thành một phần của giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, đóng góp cho việc lên tiếng chấm dứt quấy rối tình dục phụ nữ, trẻ em gái và cộng đồng LGBT. Chương trình có sự tham gia của gần 300 thanh niên trường Đại học Giao thông vận tải và thanh niên đang học tập trên địa bàn Hà Nội.

Tôi lên tiếng - chấm dứt quấy rối

PGS.TS Lê Hoài Đức, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Giao thông vận tải phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc chương trình, PGS.TS Lê Hoài Đức, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Giao thông vận tải nhấn mạnh: “Với ngôi trường mà phần lớn các bạn sinh viên là nam, vấn đề bình đẳng giới luôn được trường quan tâm. Qua diễn đàn, nhà trường hy vọng tất cả sinh viên biết cách giao tiếp và ứng xử trong trường cũng như ngoài xã hội tốt hơn”.

Chia sẻ về thông điệp của chương trình, bà Trần Vân Anh, Giám đốc Chương trình MSD cho biết: “Bảo vệ phụ nữ, thanh thiếu niên, trẻ em gái, cộng đồng đa dạng giới và xu hướng tính dục khỏi nguy cơ bị quấy rối tình dục ở những nơi công cộng cũng chính là bảo vệ phẩm giá, quyền tự do và quyền tự do di chuyển của họ, cũng như cũng như quyền được toàn vẹn về thể chất và tinh thần. Mọi hình thức quấy rối tình dục đều không thể chấp nhận và không thể dung túng.

Chúng tôi luôn đánh giá cao vai trò của thanh, thiếu niên trong nỗ lực xây dựng và kiến tạo một cộng đồng an toàn, thân thiện, văn minh. Do đó, trong mọi hoạt động của mình, chúng tôi luôn huy động sự tham gia tích cực từ các nhóm thanh, thiếu niên bằng cách: nâng cao nhận thức, năng lực của các em về các vấn đề liên quan như vận động chính sách có chuyển biến giới, truyền thông xã hội về bình đẳng giới… từ đó đồng hành và trao quyền để các em có thể thực hiện các sáng kiến do các em khởi xướng.

Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có thể trở thành những người tiên phong dẫn dắt sự thay đổi. Khi chúng ta đồng lòng lên tiếng, đoàn kết - hợp tác và nỗ lực hành động, mọi hành động quấy rối dù ở đâu, dưới hình thức nào đều sẽ phải chấm dứt”.

Im lặng có phải là vàng?

Phiên toạ đàm được bắt đầu bằng những câu chuyện, những trải nghiệm thực tế của các bạn trẻ khi bản thân là nạn nhân hoặc chứng kiến các hành vi quấy rối tại nơi công cộng. Trong đó, điểm chung của những câu chuyện này là hầu hết nạn nhân đều im lặng và không có hành động phản ứng nào.

Tôi lên tiếng - chấm dứt quấy rối
Bà Trần Vân Anh - Giám đốc Chương trình MSD phát biểu tại chương trình tọa đàm

Theo báo cáo “Thành phố an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái: Nơi giấc mơ thành sự thật”, phần lớn người bị hại khi phải đối mặt với tình huống bị quấy rối tình dục hoàn toàn bị động và những người chứng kiến hoàn toàn thờ ơ: 66% phụ nữ và trẻ em gái được phỏng vấn không có bất kỳ hành động phản ứng nào và 65% nam giới và người chứng kiến không hề có các hành động can thiệp. 34% phụ nữ có chung suy nghĩ rằng việc khai báo với công an về các hành vi quấy rối cũng không mang lại thay đổi gì.

Lý giải cho sự im lặng này, ThS Nguyễn Đức Nam, Giám đốc Công ty Tham vấn, Nghiên cứu và Tâm lý học cuộc sống cho biết: “Ở góc độ nạn nhân, khi bị quấy rối tình dục thường sẽ hoảng loạn, lo sợ dẫn đến không biết phải xử lý thế nào. Thêm vào đó, những định kiến về giới vẫn còn tồn tại như đổ lỗi cho nạn nhân hay tư duy giữ im lặng để bảo vệ danh dự khiến nạn nhân e dè, không dám lên tiếng vì không biết liệu khi lên tiếng sẽ có ai giúp đỡ, hỗ trợ mình không.

Ở góc độ người chứng kiến, nguyên nhân chính là cùng chung nỗi sợ: Sợ bị trả thù, sợ không có ai cùng lên tiếng, sợ chỉ có 1 mình đơn độc giúp đỡ nạn nhân hoặc đôi khi cho rằng “có rất nhiều người khác sẽ giúp đỡ nạn nhân, nên mình không cần phải làm điều này”.

Thực tế, việc giữ im lặng của những người chứng kiến là một thực hành vô cùng có hại khi đang vô tình dung túng cho những hành vi sai trái, thủ phạm vẫn ngoài vòng công lý, điều này khiến cho những sự việc quấy rối tình dục càng trở nên phổ biến và diễn ra thường xuyên hơn. Nghiêm trọng hơn, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, cộng đồng LGBTIQ+ đã trở thành một vấn đề bình thường và được “chấp nhận” bởi đại bộ phận xã hội.

Tôi lên tiếng - chấm dứt quấy rối
Các diễn giả tại buổi tọa đàm

Lên tiếng giúp đỡ nạn nhân: Làm thế nào cho đúng?

ThS Nguyễn Đức Nam chia sẻ nguyên tắc 3 bước xử lý bất cứ ai cũng có thể áp dụng khi không may trở thành nạn nhân của quấy rối tình dục: Nói không: Thể hiện bằng lời nói, hành động dứt khoát bày tỏ sự không mong muốn, không đồng thuận; Bỏ đi: Nhanh chóng rời khỏi hiện trường, địa điểm xảy ra quấy rối; Kể lại: Chia sẻ với người mình tin tưởng để được hỗ trợ, giúp đỡ hoặc trình báo với các cơ quan có thẩm quyền

Đồng thời, những người chứng kiến cũng cần trang bị những kĩ năng, cách thức để có thể hỗ trợ nạn nhân. Theo ThS Nguyễn Đức Nam: “Những người chứng kiến có thể lên tiếng bằng hành động hoặc lời nói, thể hiện cho họ thấy rằng mình không đồng ý với hành động đó; Cần cho thấy rằng mình sẽ đứng về phía nạn nhân và mình sẽ là người bảo vệ nạn nhân; Không nên sợ hãi và cần hiểu rằng dù thủ phạm có đáng sợ đến đâu thì khi có nhiều người đồng lòng và cùng lên tiếng, cái xấu sẽ trở nên yếu thế”.

Bên cạnh đó, người chứng kiến có thể hỗ trợ nạn nhân ổn định tâm lý bằng một số hành động đơn giản như: Lắng nghe câu chuyện mà không cần hỏi quá nhiều; đưa nước uống, giữ gìn đồ đạc cá nhân cho nạn nhân… và khi họ sẵn sàng, hãy khuyến khích để họ chia sẻ câu chuyện của mình và tìm sự trợ giúp từ người thân, chính quyền và các tổ chức xã hội. Một sự giúp đỡ, hỗ trợ đúng thời điểm sẽ tiếp thêm sức mạnh để nạn nhân giảm bớt sợ hãi, tự tin và góp phần đẩy lùi các hành vi quấy rối.

Tôi lên tiếng - chấm dứt quấy rối
Ca sĩ Kiên Định

Chị Thu Hà, đại diện MSD cũng gợi ý thêm: Khi đi xe bus, nếu không may bị quấy rối tình dục hay chứng kiến những hành vi quấy rối tình dục, bạn hãy tìm cách thông báo cho nhân viên lái xe hoặc bán vé trên xe bus. Trong những trường hợp này, nhân viên xe bus có thể yêu cầu đổi chỗ, xuống xe hoặc nghiêm trọng hơn có thể khoá xe và tới cơ quan công an gần nhất để trình báo.

Về phía Trường Đại học Giao thông vận tải, thầy Thạch Minh Quân cho biết: “Với mong muốn có thể kịp thời lắng nghe, hỗ trợ và bảo vệ sinh viên, nhà trường đã thành lập phòng công tác - hỗ trợ sinh viên. Các bạn sinh viên nếu gặp bất cứ khó khăn, đặc biệt là khi gặp các rủi ro, các tình huống về quấy rối tình dục có thể báo cáo, chia sẻ với nhà trường thông qua gặp mặt trực tiếp, email, gửi thư, nhắn tin…

Chúng tôi sẽ luôn bên cạnh bảo vệ và giúp đỡ các em, đồng thời không khoan nhượng với những hành vi ảnh hưởng đến sự an toàn của sinh viên.

Sắp tới, nhà trường cũng sẽ phối hợp với các tổ chức xã hội như MSD, Plan để xây dựng bộ nguyên tắc ứng xử về phòng ngừa bạo lực trên cơ sở giới trong nhà trường và quy trình xử lý các báo cáo của sinh viên về vấn đề này để hưởng tới mục tiêu đảm bảo quyền lợi và sự an toàn, thoải mái của sinh viên”.

Tôi lên tiếng - chấm dứt quấy rối
Các đại biểu tham dự chương trình talkshow Tôi lên tiếng - Chấm dứt quấy rối

Để thay đổi tận căn của vấn nạn này, bên cạnh việc trang bị kĩ năng ứng phó, việc nâng cao nhận thức để phòng ngừa quấy rối tình dục cũng là một hoạt động quan trọng.

Bạn Hiền Mai, học sinh trường THPT Vân Nội bày tỏ: “Em rất mong muốn được trang bị kiến thức để nhận biết hành vi quấy rối tình dục, kĩ năng tự bảo vệ bản thân và giúp thêm những người xung quanh. Bên cạnh đó, em cũng mong có thêm những buổi talkshow, những sự kiện truyền thông cộng đồng để nhiều bạn trẻ có thể biết đến hơn.

Em nghĩ rằng người trẻ chúng em có rất nhiều cách để góp phần chấm dứt vấn nạn quấy rối tình dục. Ví dụ như trong thời đại công nghệ, CLB Thủ lĩnh của sự thay đổi của chúng em đã tận dụng mạng xã hội như một kênh truyền thông hiệu quả thông qua các bài đăng cung cấp thông tin hay các chiến dịch truyền thông hướng đến giới trẻ”.

Tham gia chương trình, ca sĩ trẻ Kiên Trịnh với vai trò khách mời cũng đã có những suy nghĩ riêng: “Những người làm nghệ thuật như mình luôn muốn khám phá ra cái đẹp của cuộc sống để đưa vào âm nhạc và đồng thời dùng âm nhạc để truyền tải những thông điệp tích cực giúp ích cho xã hội. Mình mong muốn có thể góp phần vào xóa bỏ những định kiến giới, đặc biệt với phụ nữ, từ đó tìm kiếm sự bình đẳng cho tất cả mọi người”.

Đọc thêm

Khách hàng dễ dàng nhận thông báo tiền điện qua ứng dụng số Đô thị

Khách hàng dễ dàng nhận thông báo tiền điện qua ứng dụng số

TTTĐ - Khách hàng có thể dễ dàng nhận được thông báo tiền điện tự động từ Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội qua ứng dụng số vượt trội - App EVNHANOI.
Cùng em phòng chống thiên tai - kiến tạo tương lai bền vững Môi trường

Cùng em phòng chống thiên tai - kiến tạo tương lai bền vững

TTTĐ - Đó là chủ đề của vòng Chung khảo cuộc thi Rung chuông vàng do Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai phối hợp với Sở Nông Nghiệp và Môi trường tỉnh Lào Cai, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bát Xát và Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam tổ chức tại trường THCS Thị Trấn Bát Xát, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai vào sáng 13/5.
Cảnh sát hướng dẫn chữa cháy, cứu nạn, phòng chống đuối nước Muôn mặt cuộc sống

Cảnh sát hướng dẫn chữa cháy, cứu nạn, phòng chống đuối nước

TTTĐ - Hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy, nổ năm 2025, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an TP Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị cơ sở tuyên truyền phòng cháy, cứu nạn; phòng chống tai nạn đuối nước cho người dân và học sinh khi bước vào mùa hè nắng nóng.
TP Hồ Chí Minh lấy ý kiến người dân về sửa đổi Hiến pháp Muôn mặt cuộc sống

TP Hồ Chí Minh lấy ý kiến người dân về sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân thành phố về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Biểu dương 80 điển hình phụ nữ Thủ đô làm theo lời Bác Muôn mặt cuộc sống

Biểu dương 80 điển hình phụ nữ Thủ đô làm theo lời Bác

TTTĐ - Ngày 13/5, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiêu biểu phụ nữ Thủ đô làm theo lời Bác, giai đoạn 2016 - 2025 và Tổng kết Kế hoạch 210/KH-UBND về tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2022 - 2025.
Ra mắt bảo hiểm liên kết chung mới: PRU - Bảo vệ tối đa BHXH & Đời sống

Ra mắt bảo hiểm liên kết chung mới: PRU - Bảo vệ tối đa

TTTĐ - Đây là giải pháp bảo hiểm nhân thọ trọn đời với giá trị bảo vệ được tối ưu hóa trên phí đóng đáp ứng khả năng tài chính, giúp khách hàng chủ động lên kế hoạch bảo vệ và tích lũy dài hạn.
Hải Phòng gắn biển đường mang tên cố Tổng Bí thư Đỗ Mười Đô thị

Hải Phòng gắn biển đường mang tên cố Tổng Bí thư Đỗ Mười

TTTĐ - Sáng 13/5, UBND TP. Hải Phòng tổ chức lễ gắn biển tuyến đường mang tên Đỗ Mười (cố Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam) tại Khu trung tâm Chính trị - Hành chính Bắc sông Cấm, thành phố Thuỷ Nguyên.
Nhiều bảo tàng mở cửa miễn phí dịp sinh nhật Bác Muôn mặt cuộc sống

Nhiều bảo tàng mở cửa miễn phí dịp sinh nhật Bác

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5), nhiều bảo tàng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã miễn phí vé vào cổng tham quan.
Tích hợp giáo dục phòng, chống thiên tai qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Môi trường

Tích hợp giáo dục phòng, chống thiên tai qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

TTTĐ - Trong hai ngày 12 - 13/5, tại thành phố Lào Cai, Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp cùng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức buổi tập huấn hướng dẫn tích hợp giáo dục phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cấp THCS.
Người dân có thể giải quyết thủ tục về đất đai qua trực tuyến Xã hội

Người dân có thể giải quyết thủ tục về đất đai qua trực tuyến

TTTĐ - Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa có quyết định số 371/QĐ-TTPVHCC về việc phê duyệt phương án tái cấu trúc quy trình giải quyết nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để ưu tiên cung cấp bằng hình thức trực tuyến trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Xem thêm