Tag

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp lãnh đạo chủ chốt

Thời sự 12/06/2024 19:00
aa
Chiều 12/6, tại trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp lãnh đạo chủ chốt để đánh giá về tình hình và kết quả công việc tháng 4, 5/2024 và nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Tham dự cuộc họp, có đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Tại cuộc họp, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt đánh giá, 2 tháng qua, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã nỗ lực cố gắng đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực: Phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, công tác cán bộ và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Nổi bật là chúng ta đã tổ chức thành công Hội nghị Trung ương 9; tổ chức Kỳ họp thứ 7 (đợt 1), Quốc hội khóa XV với nhiều nội dung quan trọng, đặc biệt là công tác cán bộ đã được thực hiện đồng bộ, kịp thời, được dư luận cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng tình cao; đã kiện toàn chức danh Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026; Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 và chức danh Thường trực Ban Bí thư khóa XIII; Trung ương đã bầu bổ sung 4 đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII; đã kiện toàn nhân sự các tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng, Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ ở Trung ương và một số ban chỉ đạo; kiện toàn và cho chủ trương kiện toàn các chức danh lãnh đạo một số cơ quan đảng, nhà nước.

Tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực; kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm; thu ngân sách nhà nước tăng, tình hình tài chính-ngân sách nhà nước tiếp tục được cải thiện. Sản xuất công nghiệp duy trì được đà tăng trưởng; sản xuất nông nghiệp phát triển tốt; an ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm.

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá; thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài; tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực. Chính phủ đã hoàn thành, phê duyệt Quy hoạch 6 vùng kinh tế-xã hội; có nhiều giải pháp quyết liệt để tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; thúc đẩy các công trình, dự án quan trọng quốc gia, phát triển nhà ở xã hội, bình ổn thị trường vàng, thị trường tín dụng. Cải cách hành chính, chuyển đổi số, Đề án 06 về "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030" được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Công tác an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm.

Bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch, thông tin, tuyên truyền được đẩy mạnh với nhiều dấu ấn tốt, đặc biệt là các hoạt động và Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024); công tác phòng, chống dịch bệnh, thiên tai được tích cực triển khai... Các lĩnh vực kiểm tra, kỷ luật, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được quan tâm chỉ đạo. Hoạt động đối ngoại diễn ra thiết thực, hiệu quả, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp lãnh đạo chủ chốt. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp lãnh đạo chủ chốt. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Về một số công việc trọng tâm trong thời gian tới, lãnh đạo chủ chốt nhấn mạnh, bên cạnh những thời cơ và thuận lợi, chúng ta đang và sẽ đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức do tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, cạnh tranh gay gắt giữa các nước lớn, xung đột leo thang; biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh tác động nặng nề..., vì vậy các cấp, các ngành tiếp tục phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết, thống nhất; phối hợp nhịp nhàng, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ có hiệu quả. Cụ thể là:

1. Thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Có giải pháp ổn định thị trường, giá cả, nhất là đối với xăng, dầu, các hàng hóa thiết yếu, nhà ở và lương thực, thực phẩm. Thực hiện các giải pháp đồng bộ, hiệu quả quản lý chặt chẽ thị trường vàng gắn với giữ vững tỷ giá, ổn định kinh tế vĩ mô. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia, các công trình, dự án, hạ tầng quan trọng, trọng điểm quốc gia.

Khẩn trương triển khai các quy hoạch đã ban hành, nhất là Quy hoạch Điện VIII, các vùng, các tỉnh; tập trung hoàn thành việc phê duyệt các quy hoạch còn lại. Chủ động xây dựng các phương án, kế hoạch phù hợp, bảo đảm đủ điện, nước, xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt.

Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế, tổ chức thi hành pháp luật, nhất là đối với các luật mới có hiệu lực; bảo đảm hiệu quả, đồng bộ, kịp thời. Thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030". Tăng cường các biện pháp phòng, chống thiên tai, cháy nổ, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn; bảo đảm an toàn giao thông, an ninh, an toàn thực phẩm.

2. Tập trung làm tốt các công việc để chuẩn bị chỉ đạo đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng; tập trung hoàn thiện dự thảo các văn kiện Đại hội XIV của Đảng để trình Hội nghị Trung ương 10 theo kế hoạch, rà soát, bổ sung quy hoạch các cấp để chuẩn bị cho đề án nhân sự đại hội đảng các cấp.

Tiếp tục làm tốt công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, nhất là các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi.

Chỉ đạo, đôn đốc các tổ chức đảng khắc phục những vi phạm, khuyết điểm đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng kết luận. Tích cực tuyên truyền, giáo dục, kịp thời định hướng tư tưởng, dư luận về công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực...

3. Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Triển khai có hiệu quả công tác đối ngoại, tăng cường quan hệ với các nước, các đối tác quan trọng, ưu tiên, thúc đẩy và tổ chức chu đáo các sự kiện đối ngoại trong và ngoài nước, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước.

4. Làm tốt công tác cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ; đẩy mạnh đấu tranh, xử lý hiệu quả thông tin xấu, sai sự thật, thông tin chống phá của các thế lực thù địch... Chấn chỉnh tình trạng một số cơ quan báo chí chấp hành không nghiêm quy định thông tin, tuyên truyền; đưa các tin, bài thiếu kiểm chứng, hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích, gây hoang mang, ảnh hưởng tiêu cực trong xã hội.

5. Thực hiện tốt công tác vận động quần chúng, công tác dân tộc, tôn giáo nhằm hạn chế những tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đọc thêm

Lan tỏa niềm tin xây dựng Đảng và hệ thống chính trị Thủ đô Tin tức

Lan tỏa niềm tin xây dựng Đảng và hệ thống chính trị Thủ đô

TTTĐ - Sau 6 năm tổ chức, Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của TP Hà Nội đã thực sự trở thành sân chơi ý nghĩa, thu hút sự tham gia của đông đảo người làm báo. Mỗi tác phẩm báo chí đã trở thành một thông điệp thuyết phục, tác động mạnh mẽ, giúp các cấp ủy, tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên và Nhân dân hiểu đúng, đầy đủ hơn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; giúp đưa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
Báo chí với sứ mệnh bồi đắp, lan tỏa giá trị văn hóa Bản lĩnh trong thế giới phẳng

Báo chí với sứ mệnh bồi đắp, lan tỏa giá trị văn hóa

TTTĐ - Báo chí là một phần của văn hóa và trách nhiệm của những người làm báo chính là truyền tải những thông điệp tích cực, tạo niềm tin cho công chúng, cũng như sự đồng thuận của xã hội, góp phần xây dựng xã hội phát triển, đúng như mục tiêu đề ra tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng: "Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại". Nhà báo Hồ Quang Lợi - nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, đã có những chia sẻ rất sâu sắc về vấn đề này.
Năng động, sáng tạo đồng hành cùng Thủ đô phát triển Tin tức

Năng động, sáng tạo đồng hành cùng Thủ đô phát triển

TTTĐ - Không chỉ khẳng định vai trò quan trọng trong công tác thông tin, tuyên truyền nhằm thống nhất nhận thức, củng cố niềm tin, tăng cường đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, những năm qua, báo chí Thủ đô đã không ngừng đổi mới, kết nối và huy động các nguồn lực trí tuệ, tinh thần trách nhiệm, cảm hứng năng động, sáng tạo đồng hành cùng Thủ đô phát triển.
Quảng Nam có tân Chủ tịch UBND tỉnh Nhân sự

Quảng Nam có tân Chủ tịch UBND tỉnh

TTTĐ - Ông Lê Văn Dũng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026 với tỷ lệ phiếu đạt 100%.
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Liên bang Nga về làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Tin tức

Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Liên bang Nga về làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Vladimirovich Putin đã thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước đến nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 19 đến 20/6/2024. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 30 năm ký kết Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga (ngày 16/6/1994).
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quy hoạch Tin tức

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quy hoạch

TTTĐ - Đẩy mạnh thực hiện phân cấp và phân quyền trong lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh, quản lý Quy hoạch đô thị và nông thôn nhằm tăng cường vai trò, tính chủ động, trách nhiệm của chính quyền địa phương, phù hợp với năng lực, nguồn lực thực hiện.
Xóa bỏ cơ chế “xin - cho”, "lợi ích nhóm" trong quy hoạch Tin tức

Xóa bỏ cơ chế “xin - cho”, "lợi ích nhóm" trong quy hoạch

TTTĐ - Phải kiên quyết xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ, cơ chế “xin - cho”, “lợi ích nhóm” trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, dẫn đến tình trạng dự án chậm triển khai trên thực tế.
4 dự án luật có hiệu lực sớm mang lại động lực phát triển Tin tức

4 dự án luật có hiệu lực sớm mang lại động lực phát triển

TTTĐ - Sáng 20/6, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15. Theo các đại biểu, 4 luật này có tác động rất lớn đến toàn bộ vấn đề của nền kinh tế; nếu triển khai sớm sẽ có hiệu quả cao, gỡ bỏ những “nút thắt” trong thực tiễn.
Tập trung chia sẻ chức năng Thủ đô với các địa phương trong vùng Tin tức

Tập trung chia sẻ chức năng Thủ đô với các địa phương trong vùng

TTTĐ - Quy hoạch tập trung làm rõ mối liên hệ, vai trò, vị trí mối liên kết vùng của Hà Nội để tập trung, chia sẻ chức năng của Thủ đô đối với các địa phương trong vùng, đảm bảo khai thác tối đa, hiệu quả, tiềm năng, lợi thế...
Chính phủ "đặt mục tiêu" phê duyệt 2 quy hoạch trong tháng 6/2024 Tin tức

Chính phủ "đặt mục tiêu" phê duyệt 2 quy hoạch trong tháng 6/2024

TTTĐ - Cần đồng bộ Quy hoạch Thủ đô Hà Nội và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội với các quy hoạch chung của cả nước, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng, quy hoạch các ngành quốc gia, quy hoạch của các địa phương xung quanh…
Xem thêm