Tag

TP HCM đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 108 tỷ USD vào năm 2030

Kinh tế 22/03/2021 10:51
aa
TTTĐ - Đến năm 2030, TP HCM xây dựng chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu tiêu biểu gồm sản phẩm hữu hình và xuất khẩu dịch vụ.
TP HCM: Đổi tên, sắp xếp lại một loạt bệnh viện, cơ sở y tế TP HCM chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho 61 dự án bất động sản TP HCM: Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè từ huyện "lên" quận trước năm 2025 TP HCM: Tăng cường kết nối các ứng dụng phục vụ người dân và doanh nghiệp
Cụm công nghiệp cơ khí ô tô Củ Chi
Công nhân đang lao động, sản xuất tại cụm công nghiệp cơ khí ô tô Củ Chi, TP HCM (Ảnh minh họa)

Theo đó, TP HCM phấn đấu đến năm 2025 kim ngạch xuất khẩu đạt 70 tỷ USD và đến năm 2030 đạt 108 tỷ USD; đồng thời, duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2026 - 2030 đạt 9%/năm.

Đây là mục tiêu UBND TP HCM đặt ra trong đề án “Phát triển xuất khẩu trên địa bàn TP HCM đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” vừa được phê duyệt.

Để đạt được mục tiêu trên, TP HCM đặt ra nhiệm vụ đến năm 2025, duy trì và hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực truyền thống có kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng cao, tạo nhiều việc làm và đóng góp ngân sách lớn cho thành phố.

Trong khi đó, chuẩn bị điều kiện để nâng cấp công nghiệp, gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu, hướng đến thực hiện dịch vụ xuất khẩu là chiến lược dẫn dắt nhằm nâng cao giá trị gia tăng theo lợi thế cạnh tranh của thành phố.

Đồng thời, TP HCM xây dựng chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh các cụm ngành xuất khẩu theo hướng dịch chuyển sang các công đoạn thượng nguồn và hạ nguồn của chuỗi giá trị toàn cầu; bước đầu chuyển dịch dần từ những ngành thâm dụng lao động có mức độ tinh vi và cơ hội đa dạng hóa thấp sang những ngành có mức độ tinh vi và cơ hội đa dạng hóa cao hơn như điện tử, cơ khí, đồ gỗ...

Đây là những ngành được TP HCM xem là nền tảng cho tăng trưởng xuất khẩu trong thời gian tới.

Mặt khác, TP nâng cấp và hoàn thiện mạng lưới cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu, bao gồm cả hạ tầng giao thông kết nối, hạ tầng cảng biển, làm rõ định hướng phát triển cảng biển trong vùng, hoàn thiện tuyến đường vành đai 2 và đầu tư tuyến đường vành đai 3; Cải cách, nâng cao chất lượng các dịch vụ công liên quan trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn theo hướng cung ứng dịch vụ tốt nhất có thể, chứ không chỉ dừng lại là cung ứng theo đúng quy định.

Đến năm 2030, TP HCM xây dựng chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu tiêu biểu gồm sản phẩm hữu hình như: Điện tử, cơ khí lắp ráp, chế tạo, tự động hóa, quang học, đặc biệt là các sản phẩm phần mềm - nội dung số và xuất khẩu dịch vụ gồm tài chính, du lịch, logistics, bởi đây là các ngành động lực mới cho tăng trưởng xuất khẩu trong dài hạn; Chuyển dịch các nhóm ngành truyền thống thâm dụng lao động ra khu vực ngoại vi gồm dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, cao su, hóa chất; Đồng thời, kết hợp đẩy nhanh ứng dụng tự động hóa để thay thế dần vai trò của lao động phổ thông.

Bên cạnh đó, TP HCM đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển các nhóm ngành xuất khẩu dịch vụ tài chính, ngân hàng, logistics; Xây dựng và hình thành các trung tâm dịch vụ logistics tại thành phố có tính đồng bộ trong kết nối và phục vụ lưu chuyển hàng hóa của cả vùng phía Nam; Hoàn thiện mạng lưới cơ sở hạ tầng, đầu tư đường vành đai 4 và làm rõ chiến lược trong phát triển cảng hàng không Tân Sơn Nhất và cảng hàng không Long Thành; Dịch chuyển cảng biển nội ô ra khu vực Cái Mép - Thị Vải hoặc Hiệp Phước tùy vào chiến lược đã lựa chọn.

Mặt khác, TP HCM xây dựng chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chuyên cung cấp dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu và lao động có kỹ năng, xuất khẩu dịch vụ, hàng hóa vô hình; Đẩy mạnh mô hình đào tạo nhân lực tại doanh nghiệp và đào tạo nhân lực chất lượng cao tại các cơ sở giáo dục uy tín đối với các nhóm ngành công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí chế tạo, thiết kế mẫu mã.

Năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của TP HCM đạt hơn 40 tỷ USD, trong đó có 5 nhóm hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 83,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể, dẫn đầu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 17,8 tỷ USD, tiếp theo là nhóm hàng hóa khác đạt 6,9 tỷ USD; dệt may đạt 4,3 tỷ USD; giày dép đạt 2,2 tỷ USD; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 2,2 tỷ USD.

Đọc thêm

Bảo đảm điện cho tăng trưởng – Yêu cầu và giải pháp Kinh tế

Bảo đảm điện cho tăng trưởng – Yêu cầu và giải pháp

TTTĐ - Ngày 7/5, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm “Bảo đảm điện cho tăng trưởng – Yêu cầu và giải pháp" nhằm phân tích, kiến giải, luận bàn giải pháp, kịch bản, sự chuẩn bị của ngành điện để đáp ứng nhu cầu điện cho tăng trưởng trong bối cảnh mới.
Không loại trừ giá vàng tăng do đầu cơ, thổi giá, trục lợi Thị trường - Tài chính

Không loại trừ giá vàng tăng do đầu cơ, thổi giá, trục lợi

TTTĐ - Trước diễn biến giá vàng tăng cao, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, không loại trừ nguyên nhân có một số doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng tình hình biến động của thị trường để đầu cơ, thổi giá, trục lợi.
Phát triển kinh tế tư nhân, đặt ra những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể Kinh tế

Phát triển kinh tế tư nhân, đặt ra những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, đặt ra những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể và các giải pháp đột phá nhằm phát huy tối đa vai trò của khu vực kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” và là “lực lượng tiên phong” của nền kinh tế…
Quảng Trị: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc đầu tư công Thị trường - Tài chính

Quảng Trị: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc đầu tư công

TTTĐ - Tỉnh Quảng Trị đang tiếp tục duy trì hiệu quả hoạt động của các tổ công tác giải ngân vốn đầu tư công nhằm giải quyết kịp thời các vướng mắc.
Xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời”, bố trí cán bộ theo vị trí việc làm Kinh tế

Xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời”, bố trí cán bộ theo vị trí việc làm

TTTĐ - Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) quy định rõ việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức phải căn cứ vào yêu cầu của vị trí việc làm và năng lực, kết quả, hiệu quả thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức...
Gần 1700 chỉ tiêu tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm Kinh tế

Gần 1700 chỉ tiêu tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm

TTTĐ - Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2025 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 10/5 tại Trường THCS Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà máy điện gió hơn 1.000 tỷ đồng Doanh nghiệp

Chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà máy điện gió hơn 1.000 tỷ đồng

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện gió SCI Hướng Việt, với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.018 tỷ đồng.
Nghị quyết 68-NQ/TW, chuyên gia đề xuất xây dựng Luật phát triển Kinh tế tư nhân Kinh tế

Nghị quyết 68-NQ/TW, chuyên gia đề xuất xây dựng Luật phát triển Kinh tế tư nhân

Xử lý vi phạm kinh tế theo hướng phân định rõ trách nhiệm, tránh hình sự hóa không cần thiết, không hồi tố gây bất lợi... là những điểm mới tại Nghị quyết 68-NQ/TW. Từ đây, chuyên gia đề xuất xây dựng Luật phát triển Kinh tế tư nhân.
Bình Thuận: Sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm tăng 0,77% Kinh tế

Bình Thuận: Sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm tăng 0,77%

TTTĐ - Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận vừa công bố chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của tỉnh Bình Thuận trong 4 tháng đầu năm 2025 tăng 0,77% so với cùng kỳ năm trước.
Không thể thờ ơ với hàng giả, hàng kém chất lượng Thị trường - Tài chính

Không thể thờ ơ với hàng giả, hàng kém chất lượng

TTTĐ - Chiều 6/5, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị có biện pháp xử lý mạnh tay đối với vi phạm về hàng hóa kém chất lượng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng...
Xem thêm