TP Hồ Chí Minh tăng cường chống sạt lở bờ sông, kênh, rạch
Hà Nội lên kế hoạch khắc phục tình trạng sạt lở ven sông Hồng Lãnh đạo tỉnh Long An khảo sát tình trạng sạt lở tại Cần Giuộc |
Theo Chi cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP Hồ Chí Minh, hiện tại TP có 32 vị trí sạt lở (8 vị trí đặc biệt nguy hiểm và 24 vị trí nguy hiểm). Trong đó, TP Thủ Đức có 8 vị trí, huyện Nhà Bè 7 vị trí, huyện Bình Chánh 4 vị trí, huyện Cần Giờ 7 vị trí, quận Bình Thạnh 4 vị trí, huyện Hóc Môn 1 vị trí và huyện Củ Chi 1 vị trí.
Hiện tại, đã có 23/32 vị trí có chủ trương đầu tư dự án kè chống sạt lở. Thành phố đang chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án kè chống sạt lở tại những vị trí này; Đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt và sớm triển khai thi công các dự án thuộc thẩm quyền của địa phương, đơn vị làm chủ đầu tư.
TP Hồ Chí Minh tăng cường chống sạt lở bờ sông, kênh, rạch |
Thành phố cũng kêu gọi các địa phương đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng của các dự án công trình kè chống sạt lở bảo vệ khu dân cư trong thời gian ngắn nhất để sớm có mặt bằng phục vụ thi công.
Đối với 9/32 vị trí sạt lở trong danh mục đã được công bố nhưng chưa có chủ trương đầu tư dự án kè chống sạt lở, TP Hồ Chí Minh cũng đã chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải tổ chức lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư 1 dự án tại TP Thủ Đức và 1 dự án tại huyện Bình Chánh; Khảo sát đề xuất giải pháp xử lý sạt lở cho 7 vị trí còn lại báo cáo UBND thành phố.
Trước đó, để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của sạt lở, TP Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều giải pháp hạn chế nguy cơ như: Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử lý các hành vi lấn chiếm hành lang sông, kênh, rạch; Giải toả các khu vực lấn chiếm; Tổ chức cắm biển báo các vị trí nguy cơ sạt lở; Tuyên truyền vận động người dân không lấn chiếm hành lang sông, kênh rạch; Bố trí lại cư dân khu vực nguy cơ sạt lở đến nơi định cư an toàn.